9. Kết cấu của luận văn
2.1 Kế toán thuế TNDN ở Việt Nam trƣớc khi có VAS17
Giai đoạn trƣớc năm 1986
Kế toán Việt Nam trong thời kỳ bảo vệ xây dựng miền Bắc tiến lên XHCN và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nƣớc. Từ năm 1945, kế toán đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ phục vụ cho Nhà nƣớc trong việc quản lý thu chi NSNN của các xí nghiệp quốc doanh, đến năm 1954 kế tốn đóng vai trị phản ánh và giám đốc các hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn nhà nƣớc trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Cùng với chủ trƣơng thực thi từng bƣớc chế độ hạch toán kinh tế, nhà nƣớc đã ban hành hệ thống kế tốn có tính chất xã hội chủ nghĩa cho các xí nghiệp thuộc ngành cơng nghiệp và xây dựng cơ bản làm cơ sở xây dựng hệ thống kế toán cho các ngành khác.
Năm 1961, chính phủ ban hành điều lệ kế tốn nhà nƣớc và thực hiện sửa đổi hệ thống, chế độ kế tốn cụ thể. Mục đích là góp phần nắm bắt kịp thời và chính xác tình hình hồn thành kế hoạch cũng nhƣ tăng cƣờng công tác quản lý kinh tế và tài chính của nhà nƣớc. Từ năm 1970, nhà nƣớc ban hành hệ thống tài khoản kế toán thống nhất áp dụng cho tất cả các đơn vị trong ngành kinh tế quốc dân đồng thời sửa đổi vai trị của kế tốn trƣởng trong đơn vị.
Kế toán Việt Nam sau khi thống nhất đất nƣớc năm 1975, cả nƣớc tập trung xây dựng CNXH, nhà nƣớc quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dƣới. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh đƣợc giao. Tất cả phƣơng hƣớng sản xuất, nguồn vật tƣ, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lƣơng đều do các cấp có thẩm quyền quyết định. Nhà nƣớc giao chỉ tiêu kế hoạch, cấp phát vốn, vật
tƣ cho doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho nhà nƣớc. Hoạt động sản xuất bị lỗ sẽ đƣợc nhà nƣớc bù, lãi thì nhà nƣớc thu.
Nhƣ vậy, giai đoạn này nền kinh tế nƣớc ta hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Hệ thống kế tốn đóng vai trị là cơng cụ giúp nhà nƣớc kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nƣớc) và các đơn vị hành chính sự nghiệp. Thơng tin thể hiện trên các báo cáo kế toán tại các doanh nghiệp chủ yếu phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch đƣợc giao. Vì vậy, tính chính xác, trung thực của kế tốn có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả quản lý cũng nhƣ hành thu thuế.
Giai đoạn sau năm 1986
Năm 1986, nƣớc ta chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng, với đƣờng lối đổi mới, mở cửa, hội nhập, quan hệ giao thƣơng ngày càng đƣợc mở rộng. Các hoạt động tài chính, kế tốn chịu sự chi phối trực tiếp từ các hoạt động của nền kinh tế thị trƣờng, sự đa dạng của các thành phần kinh tế, sự xuất hiện của các hình thức và phƣơng pháp quản lý kinh tế mới.
Từ năm 1995, Nƣớc ta bắt đầu tiếp cận với thông lệ và chuẩn mực kế tốn quốc tế, Bộ tài chính đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng hệ thống kế toán áp dụng cho doanh nghiệp trên cơ sở có chọn lọc các chuẩn mực kế toán quốc tế, phù hợp với nguyên tắc và thơng lệ kế tốn phổ biến ở các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển. Bằng việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 nhằm đáp ứng yêu cầu mới về đối tƣợng sử dụng thơng tin kế tốn theo phƣơng châm dễ làm, dễ hiểu, công khai minh bạch, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát. Đến ngày 23 tháng 12 năm 1996, Bộ tài chính cơng bố Quyết định số 1177/TC-QĐ-CĐKT, ban hành “Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ” Quyết định chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy định chi tiết: Hệ thống chứng từ kế tốn; Hệ thống tài khoản kế tốn và giải thích nội dung, phƣơng pháp ghi chép tài khoản kế tốn; Hệ thống sổ và hình thức sổ kế tốn và Hệ thống báo cáo tài chính.
Cùng với nỗ lực hợp tác quốc tế Việt Nam đã thực hiện cam kết hội nhập trên nhiều lĩnh vực, thể hiện bằng các đàm phán song phƣơng và đa phƣơng đáp ứng quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới trong lĩnh vực tài chính, kế tốn. Thực hiện chủ trƣơng cải cách kinh tế theo cơ chế thị trƣờng và tiến trình hội nhập, Bộ tài chính đã thành lập ban chỉ đạo nghiên cứu, soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam vào năm 1998 với mục tiêu đảm bảo việc ban hành và công bố các chuẩn mực kế tốn Việt Nam đƣợc hồn tất vào năm 2003.
Ngày 12/02/1999, Ủy ban Chuẩn mực kế toán Việt Nam đƣợc thành lập theo Quyết định số 19/1999/QĐ-BTC của Bộ tài chính với nhiệm vụ chủ yếu là thiết lập hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam nhằm tạo hành lang pháp lý cũng nhƣ xây dựng khuôn mẫu cho hoạt động kế toán, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Đến ngày 31/12/2001, Bộ trƣởng Bộ Tài chính ban hành quyết định số 149/2001/QĐ-BTC về việc ban hành và công bố bốn chuẩn mực kế toán đầu tiên trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam mở đầu cho sự ra đời của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Ngày 17/06/2003, Luật kế toán Việt Nam, Luật số 03/2003/QH11, đƣợc Quốc hội thông qua và trở thành văn bản pháp quy có giá trị cao nhất về kế toán đƣợc áp dụng từ ngày 01/01/2004.
Sau khi Luật kế tốn có hiệu lực thi hành, Bộ tài chính lần lƣợt ban hành các quyết định hƣớng dẫn thực hiện chế độ kế tốn. Ngày 20/03/2006, Bộ tài chính ban hành chế độ kế tốn doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, thay thế Quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995.
Ngày 14/09/2006, Bộ tài chính ban hành chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC, thay thế Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính ban hành “Chế độ kế tốn doanh nghiệp vừa và nhỏ” và Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trƣởng Bộ tài chính về việc “Bổ sung, sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT”.
Bên cạnh việc ban hành các chế độ kế toán để đáp ứng yêu cầu cải cách, hội nhập và phát triển nền kinh tế thị trƣờng, Bộ tài chính cũng ban hành các quy định, hƣớng dẫn về kế toán thuế. Ngày 15 tháng 7 năm 1998, Bộ tài chính ban hành Thơng tƣ số 100/1998/TT-BTC, hƣớng dẫn kế tốn thuế GTGT và thuế TNDN, trên nguyên tắc cơ sở kinh doanh phải tổ chức kế toán thuế GTGT và thuế TNDN theo quy định của chế độ kế toán hiện hành và quy định tại Thông tƣ này.
Tuy nhiên, thông tƣ 100/1998/TT-BTC, khơng đề cập đến lợi nhuận kế tốn và lợi nhuận chịu thuế, các chênh lệch trong cách ghi nhận doanh thu và chi phí giữa kế tốn và thuế. Điều này đã gây khó khăn cho những ngƣời làm cơng tác kế toán trong việc theo dõi và hạch toán các khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí theo quy định của kế toán và quy định của thuế vào khoản mục nào.
Các thông tƣ hƣớng dẫn phƣơng pháp hạch toán và kế toán thuế TNDN do Bộ tài chính ban hành đã giúp cho phƣơng pháp kế tốn thuế TNDN đƣợc rõ ràng và hồn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý của nhà nƣớc và doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều điểm trong kế tốn thuế TNDN thực tế phát sinh nhƣng thông tƣ khơng có hƣớng dẫn nhƣ: Thời điểm ghi nhận doanh thu giữa kế toán và thuế khác nhau tạo nên sự khác nhau giữa thu nhập theo kế toán và thu nhập theo thuế, đồng thời có những khoản chi phí theo kế tốn đƣợc ghi nhận nhƣng theo thuế thì khơng đƣợc ghi nhận dẫn đến chênh lệch số thuế thu nhập phải nộp trong kỳ với chi phí thuế TNDN theo chế độ kế toán áp dụng. Từ những vƣớng mắc trên, năm 2006 Bộ tài chính đã ban hành chuẩn mực kế toán số 17: “Chuẩn mực kế tốn thuế TNDN” và thơng tƣ số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hƣớng dẫn chi tiết chuẩn mực này. Chuẩn mực kế toán thuế TNDN ra đời đã giải quyết đƣợc những vấn đề về kế toán thuế TNDN mà trƣớc đây chế độ kế tốn chƣa có hƣớng dẫn.
Nhƣ vậy, trƣớc khi ban hành VAS17, các khoản chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời, khi phát sinh, đƣợc ghi nhận giảm/tăng lợi nhuận chƣa phân phối và ghi tăng/giảm thuế thu nhập phải nộp một cách tƣơng ứng. Nhƣ vậy, trong kỳ kế toán các chênh lệch tạm thời đƣợc đánh đồng với các chênh lệch vĩnh viễn, điều này chƣa phản ánh đúng bản chất của các khoản chênh lệch và làm sai lệch
tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Chuẩn mực kế toán VAS17 là cơ sở để các doanh nghiệp hiểu và ứng xử phù hợp nhất đối với các chênh lệch phát sinh giữa số liệu ghi nhận theo chế độ kế toán do doanh nghiệp lựa chọn và số liệu theo quy định của các chính sách thuế hiện hành.