Những nhƣợc điểm, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 6, TP HCM – thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 68 - 74)

9. Kết cấu của luận văn

2.5 Đánh giá kết quả khảo sát

2.5.2 Những nhƣợc điểm, hạn chế

2.5.2.1 Luật thuế TNDN

Chính sách liên quan đến thuế TNDN cịn phức tạp, chƣa đồng bộ và thay đổi khá thƣờng xuyên: Các chính sách liên quan đến thuế TNDN đƣợc quy định thông qua khá nhiều văn bản của Nhà nƣớc, các quy định này cịn phức tạp và khó hiểu địi hỏi ngƣời có chun mơn am hiểu về Luật thuế TNDN mới nắm bắt đƣợc.

Một số doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện chƣa đúng theo các quy định về thuế TNDN, gây ra khó khăn cho doanh nghiệp và nếu doanh nghiệp làm không đúng sẽ phát sinh thêm các khoản tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, truy thu số thuế tính sai, phạt vi phạm do khai thiếu thuế và phát sinh thêm tiền phạt chậm nộp phát sinh.

Trong thời gian qua, hằng năm các văn bản pháp luật mới hƣớng dẫn các quy định mới về thuế TNDN nhƣ thông tƣ, nghị định và các công văn trả lời các vƣớng mắc hoặc các quy định đƣợc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản trƣớc đó đƣợc ban hành. Việc thay đổi thƣờng xuyên các văn bản pháp luật khiến cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó có thể nắm bắt kịp thời. Vì vậy, vẫn cịn tình trạng các quy định mới về thuế TNDN đã có hiệu lực nhƣng các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chƣa cập nhật kịp để biết thực hiện.

Những hạn chế liên quan đến việc xác định doanh thu và chi phí theo mục tiêu tính thuế TNDN:

Về doanh thu tính thuế: Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho ngƣời mua. Trƣờng hợp doanh nghiệp đã xuất hóa đơn nhƣng chƣa hồn nghĩa vụ của nhà cung ứng. Theo quy định của Luật thuế, doanh thu cung cấp dịch vụ đƣợc xác định dựa trên thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ nên tồn bộ tiền ghi trên hóa đơn là doanh thu chịu thuế, dù cho khoản đó chƣa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu. Điều này tạo ra sự bất hợp lý bởi vì doanh nghiệp phải nộp thuế trên cả những khoản chƣa phải là doanh thu, chƣa chắc hình thành doanh thu. Trƣờng hợp doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ của nhà cung ứng, đã giao hàng nhƣng chƣa xuất hoặc không xuất đƣợc hóa đơn, cơ quan thuế khơng kiểm sốt đƣợc các khoản này nên khơng đƣợc tính vào doanh thu, dù thực sự đó là doanh thu của doanh nghiệp.

Đối với các khoản chi phí: Các quy định của Luật thuế dựa trên hóa đơn chứng từ nên có những khoản chƣa hợp lý. Theo quy định của Luật kế toán, doanh nghiệp phải theo dõi và hạch tốn tồn bộ các khoản chi có liên quan phát sinh tại doanh nghiệp, tuy nhiên theo Luật thuế thì doanh nghiệp chỉ đƣợc tính vào chi phí

để giảm trừ thu nhập chịu thuế đối với các khoản chi phí hợp lý theo quy định. Điều này tạo ra sự chênh lệch giữa lợi nhuận trƣớc thuế của kế toán và thu nhập tính thuế. Đây là nội dung khó nhất và dễ tạo ra sự thiếu minh bạch nhất của Luật thuế TNDN. Để đƣợc xác định là khoản chi phí hợp lý đƣợc trừ khi tính thuế TNDN thì các khoản chi này phải đáp ứng đủ các điều kiện: Là khoản chi thực tế phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, đồng thời các khoản chi đó khơng thuộc các khoản chi khơng đƣợc trừ theo quy định của Luật thuế TNDN.

Thực sự, việc áp dụng các quy định này không dễ dàng trong việc hạch toán đối với doanh nghiệp có những khoản chi phí phát sinh thực tế, có đủ hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp cho là liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhƣng cơ quan quản lý thuế lại cho là không liên quan và không đƣợc tính vào chi phí hợp lý. Điều này dễ dẫn đến tiêu cực, nhũng nhiễu, làm khó doanh nghiệp, tùy vào quyết định của cán bộ thuế khi tiến hành kiểm tra, quyết toán thuế TNDN tại các doanh nghiệp, thích thì kiểm tra, khơng thích thì bỏ qua.

Về hóa đơn: Quy định về tự in hóa đơn hiện nay đang tạo ra cơ hội cho một số doanh nghiệp lợi dụng để mua bán hóa đơn, chứng từ đƣợc nhận diện, nhƣ: giả mẫu hóa đơn tự in của đơn vị khác, in hoặc sử dụng hóa đơn tài chính giả, bán hoặc mua bán hóa đơn khống chỉ để sử dụng, ghi hóa đơn có nội dung liên 1 khác liên 2 để trốn thuế, ghi gian lận nội dung kinh tế khi lập hóa đơn, một số doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ khơng lập hóa đơn giao cho ngƣời mua, thơng đồng với một số đơn vị lập hóa đơn có giá trị cao hơn thực tế để thanh quyết toán tài chính và hạch tóan khống chi phí trong doanh nghiệp, làm giảm tối thiểu mức thấp nhất thuế TNDN phải nộp hay thành lập doanh nghiệp, mua bán hóa đơn nhƣng khơng kinh doanh, sử dụng hóa đơn vào mục đích bất hợp pháp…

Thất thu về thuế vẫn chiếm một tỷ lệ lớn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn đóng góp một khoản thu không nhỏ cho ngân

sách nhà nƣớc. Tuy nhiên vẫn cịn tồn tại tình trạng doanh nghiệp kê khai không trung thực, cố tình lách luật để trốn thuế.

Về ƣu đãi thuế TNDN đối với công nghiệp hỗ trợ (CNHT): Thực tế thời gian qua, các Bộ, ngành cũng đã có quan tâm đến việc phát triển CNHT. Từ năm 2007, Bộ Công Thƣơng đã ban hành Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN nhằm phê duyệt Quy hoạch phát triển cơng nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Tuy vậy, các chính sách đó dƣờng nhƣ vẫn chƣa “chạm” đến các doanh nghiệp sản xuất CNHT. Tại Luật Thuế TNDN hiện hành và các văn bản hƣớng dẫn thi hành chỉ có quy định ƣu đãi chung đối với doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp mà chƣa có chính sách về ƣu đãi riêng đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuộc lĩnh vực CNHT. Vì vậy, cần phải nghiên cứu, đƣa ra chính sách ƣu đãi thuế TNDN để thực sự là động lực cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Về ƣu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nơng thơn: Thời gian qua, Chính phủ và các Bộ, ngành cũng rất quan tâm đến việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thơn. Ngày 10/06/2013, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 899/2013/QĐ-TTg phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Nhƣ đã trình bày ở trên, Luật thuế TNDN hợp nhất đã có một số quy định mang tính chất ƣu đãi đối với hợp tác xã, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thơn. Tuy nhiên, Luật khơng có quy định ƣu đãi thuế đối với doanh nghiệp nông nghiệp thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn ƣu đãi thuế. Thực tế cho thấy có những doanh nghiệp trong lĩnh vực nơng nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản; nghiên cứu phát triển giống...) do thực hiện tại các địa bàn không thuộc địa bàn ƣu đãi thuế nên chƣa đƣợc hƣởng ƣu đãi. Vì vậy, các quy định tại Luật thuế TNDN hiện hành chƣa thực sự khuyến khích doanh nghiệp có tiềm lực đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Về quy định trích lập quỹ phát triển khoa học cơng nghệ: Doanh nghiệp đƣợc trích tối đa 10% lợi nhuận trƣớc thuế để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ

trong doanh nghiệp, sử dụng để đầu tƣ cho hoạt động khoa học và công nghệ. Quy định pháp lý là nhƣ vậy nhƣng từ năm 2008 đến nay, có rất ít doanh nghiệp trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Mặc dù đây là một trong những chính sách có lợi cho doanh nghiệp, tuy nhiên, trích lập quỹ phát triển khoa học và cơng nghệ trong doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc đi vào thực tiễn. Nhìn chung chính sách này chƣa nhận đƣợc sự phản hồi tích cực từ phía các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chƣa muốn hay chƣa sẵn sàng với việc trích lập quỹ thì vẫn có một số doanh nghiệp dƣờng nhƣ cịn khá bỡ ngỡ và chƣa có nhiều thơng tin về chính sách trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

Nhƣ vậy, nội dung các quy định của Luật thuế TNDN hiện hành còn phức tạp, nhiều nội dung giữa các văn bản có sự mâu thuẫn, chồng chéo, chƣa thống nhất, đồng bộ với nhau. Sự không thống nhất trong tên gọi một số thuật ngữ trong chính sách thuế và chế độ kế tốn khiến cho doanh nghiệp nhầm lẫn và có thể hiểu sai vấn đề dẫn đến doanh nghiệp không biết nên sử dụng thuật ngữ nào, làm thế nào và theo chính sách nào.

2.5.2.2 Chuẩn mực kế toán thuế TNDN

Sự khác biệt giữa Luật thuế TNDN và các quy định của chế độ kế toán.

Khác biệt về ghi nhận doanh thu:

Cơ quan thuế xác định doanh thu theo quy định của Luật thuế: Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa bán ra là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng cho ngƣời mua; Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho ngƣời mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.

Kế toán doanh nghiệp xác định doanh thu theo nguyên tắc của kế toán: Doanh thu đƣợc ghi nhận vào thời điểm thực tế phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thu tiền và việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau, khi ghi nhận doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tƣơng ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Doanh thu chỉ đƣợc ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu đƣợc lợi ích kinh tế.

Khác biệt về ghi nhận chi phí:

Cơ quan thuế xác định chi phí dựa trên cơ sở thực chi và có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp và thuộc diện chi phí đƣợc trừ theo quy định của Luật thuế TNDN, cụ thể nhƣ sau: Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc các khoản chi thực hiện nghĩa vụ quốc phòng, an ninh; chi phục vụ cho hoạt động của tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp; các khoản chi thực tế cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc của doanh nghiệp; Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá thanh tốn từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Kế tốn ghi nhận chi phí theo ngun tắc của kế toán: Nguyên tắc cơ sở dồn tích yêu cầu: Chi phí phải đƣợc ghi nhận tại thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực chi; Nguyên tắc phù hợp yêu cầu: Chi phí phải đƣợc ghi nhận phù hợp với doanh thu; Nguyên tắc thận trọng yêu cầu: Chi phí phải đƣợc ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

Chính cách khác biệt trong ứng xử chi phí giữa thuế và kế tốn đã tạo ra các khoản chênh lệch giữa thuế và kế toán.

Khác biệt về Lợi nhuận:

Lợi nhuận kế toán đƣợc xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế tốn. Trong khi đó thu nhập chịu thuế đƣợc xác định theo quy định của Luật thuế và Thông tƣ về thuế. Do quy định bởi hai hành lang pháp lý khác nhau vì vậy có sự khác biệt giữa kế tốn và thuế. Thực tế, thời gian qua nhiều doanh nghiệp ln “nắn” kế tốn theo thuế để tránh những phiền phức khi phải làm tờ khai quyết tốn thuế TNDN cuối năm tài chính.

Nhƣ vậy, khi kế tốn doanh nghiệp đƣợc xem nhƣ một cơng cụ để phục vụ cho mục đích quản lý thuế của Nhà nƣớc và kiểm tra của ngành thuế thì cơng tác kế tốn gặp một số khó khăn, do các quy định của Thuế khác so với các quy định của Luật kế tốn từ đó khơng phản ánh đúng tình hình thực tế hoạt động tại các doanh

nghiệp, ảnh hƣởng đến cơng tác hạch tốn kế tốn, cung cấp thông tin cho nhà quản lý điều hành doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 6, TP HCM – thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)