Khái quát thực trạng thâm hụt ngân sách và nợ công của 9 nước:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công bằng chứng thực nghiệm tại một số quốc gia châu á thái bình dương (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1Khái quát thực trạng thâm hụt ngân sách và nợ công của 9 nước:

Những thập kỷ gần đây, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ln đạt mức tăng trưởng kinh tế cao, có nhiều nước đạt mức tăng trưởng cao nhất thế giới. Đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương phục hồi nhanh chóng,tuy nhiên nhiều quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương đã vay quá nhiều để đảm bảo tăng trưởng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế và có nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ. Theo hình 4.1.1, sau khủng hoảng tài chính năm 2008, phần lớn các nước trong mẫu nghiên cứu đều cótỷ lệ nợ theo GDP tăng cao. Trong đó đáng chú ý là các nước như Nhật Bản (229,2% GDP), Singapore (104,7% GDP) và New Zealand (70% GDP). Theo Viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey công bố hồi tháng 2/2015, công bố này dựa trên báo cáo về triển vọng kinh tế thế giới của IMF, Ngân hàng thanh toán quốc tế và Haver Analytics. Theo báo cáo này, top 10 quốc gia nợ nần nhiều nhất có Singapore và Nhật Bản. Singapore tỷ lệ nợ/GDP năm 2014 là 104,7%; Singapore là một trong những quốc gia giàu có nhất trên thế giới, tuy nhiên, tỷ lệ nợ của quốc gia này khá cao. Chính phủ Singapore đang nỗ lực để đưa ra những biện pháp mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng suất. Đáng quan ngại hơn mức độ gia tăng và tỷ lệ gia tăng nợ công/GDP

của Nhật Bản đang ở mức cao kỷ lục, theo Bộ Tài chính Nhật Bản (MoF), nợ công của Nhật Bản đã tăng từ mức 218,8% năm 2013 lên 229,2% năm 2014. Trong khi đó, tăng trưởng GDP của Nhật Bản những năm gần đây khá thấp, 2012 (1,5%), 2013 (1,5%) và 2014 chỉ đạt 0,6% thấp hơn nhiều so với dự báo ban đầu là 2,1%. Tăng trưởng kinh tế chậm, nợ công tăng cao, đồng Yên tiếp tục giảm giá, áp lực thâm hụt thương mại, đó là các vấn đề mà nền kinh tế Nhật Bản đang phải đối mặt.

Riêng Indonesia và Mơng Cổ có tỷ lệ nợ theo GDP giảm so với trước khủng hoảng tài chính năm 2008. Từ năm 2008, Mơng Cổ là một trong số ít quốc gia từng có tương lai xán lạn vay nợ tràn lan trong thời kỳ mà các nhà đầu tư đang háo hức tìm cơ hội ở các thị trường sơ khai. Năm 2011, Mông Cổ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với mức tăng 17% khi giá đồng, vàng và quặng sắt tăng vọt. Các chủ nợ nước ngồi đã cho Chính phủ, các ngân hàng và các cơng ty Mông Cổ vay nhiều tỷ USD để nước này khai thác tài nguyên. Trong số này có các ngân hàng và quỹ đầu tư tên tuổi như BlackRock, Franklin Templeton, Goldman Sachs và UBS Global Asset Management. Các quỹ đầu tư trên thế giới mạnh tay gom mua tài sản của Mông Cổ với hy vọng những mỏ đồng và vàng chưa được khai thác ở nước này sẽ cho sản lượng lớn. Với sự hào phóng của giới đầu tư, nợ của Mơng Cổ tăng lên nhanh chóng, tuy nhiên vì trong giải đoạn nghiên cứ Mơng Cổ là nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới nên tỷ lệ nợ theo GDP của Mông Cổ giảm so với trước khủng hoảng tài chính năm 2008.

Hồng Kông, Thái Lan và Malaysia giữ nợ công ở mức dưới 40%. Bên cạnh đó, các nước trong khu vực này có mức độ tăng trưởng khơng đồng đều. Ngoài ra, một số nền kinh tế trong khu vực nghiên cứu có nguy cơ bị tổn thương trước những diễn biến tiêu cực của các nền kinh tế khác trên thế giới, nhất những quốc gia vay nợ nước ngoài lớn.

15 20 25 30 35 40 45 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 AUS 26 28 30 32 34 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 HKG 25 30 35 40 45 50 55 60 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 IDN 140 150 160 170 180 190 200 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 JPN 36 40 44 48 52 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 MYS 40 50 60 70 80 90 100 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 MNG 30 40 50 60 70 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 NZL 70 80 90 100 110 120 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 SGP 22 23 24 25 26 27 28 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 THA

Hình 4.1.1: Đồ thị nợ công của 9 quốc gia trong nghiên cứu giai đoạn từ 2000-2014.

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata trên số liệu tác giả thu thập với cỡ mẫu gồm 135 quan sát của 9 Quốc gia trong giai đoạn 2000 – 2014.

Một số quốc gia rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách lớn và đối mặt với lạm phát quá cao. Theo hình 4.1.2, sau khủng hoảng tài chính năm 2008, phần lớn tỷ lệ thâm hụt ngân sách theo GDP của các nước đều tăng cao.Trong đó, đáng chú ý là Nhật Bản, mặc dù sau nỗ lực tăng thuế tiêu dùng từ 5% lên 8% vào tháng 4/2014 đã giúp Nhật Bản tăng nguồn thu lên đáng kể nhưng thâm hụt ngân sách ở nước này vẫn tương đối cao và cao nhất trong 9 nước nghiên cứu. Theo đó, hiện nay các cân đối ngân sách về mặt cơ cấu tại các nước Châu Á – Thái Bình Dương yếu hơn so với thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính năm 2008.

Do đó, khi nghiên cứu tại khu vực này sẽ tạo điều kiện về nguồn dữ liệu trong q trình thu thập và có sự tương tác giữa các thâm hụt ngân sách và nợ công sẽ thể hiện rõ ràng và chính xác hơn

4 5 6 7 8 9 10 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 AUS 2 4 6 8 10 12 14 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 HKG 4 6 8 10 12 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 IDN -10 -8 -6 -4 -2 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 JPN 6 7 8 9 10 11 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 MYS 8 12 16 20 24 28 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 MNG 14 15 16 17 18 19 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 NZL 6 8 10 12 14 16 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 SGP 1 2 3 4 5 6 7 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 THA

Hình 4.1.2: Đồ thịcán cân ngân sách của 9 quốc gia trong nghiên cứu giai đoạn từ 2000-2014.

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata trên số liệu tác giả thu thập với cỡ mẫu gồm 135 quan sát của 9 Quốc gia trong giai đoạn 2000 – 2014.

Vì nghiên cứu dựa trên thực trạng nợ công và thâm hụt ngân sách của 9 nước trong mẫu theo thời gian từ năm 2000 đến năm 2014 nên chắc chắn có tính khơng đồng nhất trong các đơn vị này. Tuy nhiên, các kỹ thuật ước lượng dựa trên dữ liệu bảng có thể tính đến tính khơng đồng nhất. Dữ liệu bảng cho phép kiểm soát các đăc điểm khác biệt giữa các yếu tố không gian – quốc gia trong cỡ mẫu nghiên cứu bằng việc cho phép các hệ số biến giả tương ưng với mỗi quốc gia. Khác biệt quốc gia này có thể là văn hóa, địa lý, dân số, nguồn tài nguyên thiên nghiên, ... trong nội tại quốc gia ảnh hưởng tới nhân tố được giải thích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công bằng chứng thực nghiệm tại một số quốc gia châu á thái bình dương (Trang 40 - 44)