.5Kiểm định tính đồng liên kết trên dữ liệu bảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công bằng chứng thực nghiệm tại một số quốc gia châu á thái bình dương (Trang 47 - 49)

Phân tích đồng liên kết nhằm kiểm tra có tồn tại hay khơng mối quan hệ dài hạn giữa các chuỗi dữ liệu nghiên cứu, trong phần này tác giả trình bày kiểm tra đồng liên kết giữa thu và chi của ngân sách chính phủ theo cách tiếp cận gián tiếp; và kiểm tra đồng liên kết giữa thâm hụt ngân sách và nợ theo tiếp cận trực tiếp đã được trình bày ở chương 2.

Bài nghiên cứu sử dụng kiểm định đồng liên kết trên dữ liệu bảng Kao (1999) bên cạnh đó đối chiếu thêm phương pháp được giới thiệu bởi Pedroni (1997). Sử dụng cả 2 kiểm định này để kiểm tra chéo kết quả kiểm định. Chi tiết kiểm định Kao (1999) được giới thiệu ở chương 3.

H0: Các chuỗi dữ liệu không có đồng liên kết H1: Các chuỗi dữ liệu xuất hiện đồng liên kết

Bảng 4.4: Kiểm định tính đồng liên kết trên dữ liệu bảng bằng kiểm định Kao.

Biến ADF

Giá trị thống kê t P-value Revenue - Expenditure -2.939727 0.0016

Budget deficit - Debt -4.893044 0.0819

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata trên số liệu tác giả thu thập với cỡ mẫu gồm 135 quan sát của 9 Quốc gia trong giai đoạn 2000 – 2014 (Phụ lục 4)

Giá trị p-value nhỏ hơn 0.1 ở bảng 4.4, đủ cơ sở để bác bỏ H0tức giữa các cặp biến này có tồn tại đồng liên kết ở mức ý nghĩa 10%.

Kiểm định đồng liên kết theo Pedroni (1999, 2004) cho phép không đồng nhất hệ số chặn và hệ số xu hướng trên mặt cắt ngang, với các phương pháp khác nhau để kiểm định giả thiết H0, tức là khơng có mối quan hệ đồng liên kết nào. Kiểm định đồng liên kết của Pedroni khơng đưa các biến ngoại sinh vào mơ hình hồi quy và chỉ kết luận về việc có hay khơng sự tồn tại của các mối quan hệ đồng liên kết.

Bảng 4.5: Kiểm định tính đồng liên kết trên dữ liệu bảng bằng Pedroni.

Revenue – Expenditure Budget deficit – Debt Statistic Prob. Weighted

Statistic Prob. Statistic Prob.

Weighted Statistic Prob. v-Statistic 0.371712 0.3551 0.587018 0.2786 0.661237 0.2542 0.563562 0.2865 rho-Statistic 0.691071 0.7552 0.242542 0.5958 -0.828235 0.2038 -1.573017 0.0579 PP-Statistic -1.093367 0.1371 1.840088 0.0329 -1.644457 0.0500 -2.859242 0.0021 ADF- Statistic -4.112900 0.0000 -4.052700 0.0000 -0.645336 0.2594 -2.593574 0.0047

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata trên số liệu tác giả thu thập với cỡ mẫu gồm 135 quan sát của 9 Quốc gia trong giai đoạn 2000 – 2014 (Phụ lục 4)

Giá trị p-value thu được ở bảng 4.5 dành cho 2 nhóm dữ liệu ở Panel PP- Statistic và Panel ADF-Statistic có giá trị lần lượt là (0.0329, 0.0000) tương ứng với nhóm biến Revenue – Expenditure và (0.0021, 0.0047) tương ứng với nhóm biến Budget deficit – Debt. Các giá trị này đều nhỏ hơn 0.05, do vậy đủ cơ sở để bác bỏ H0. Vậy có tồn tại mối liên kết giữa hai nhóm biến là Revenue – Expenditure và Budget deficit – Debt.

Kết quả này cho thấy mối quan hệ giữa thâm hụt và nợ công là bền vững ở cả tiếp cách tiếp cận gián tiếp và trực tiếp. Bằng chứng thực nghiệm này phù hợp với nghiên cứu thực nghiệm của Tanner và Liu (1994) sử dụng kỹ thuật đồng liên kết để kiểm định mối quan hệ dài hạn giữa tổng thu ngân sách và chi tiêu chính phủ. Qua kiểm định tính đồng liên kết bằng kiểm định Kao và Pedroni đều cho kết quả cho thấy hai biến số chi tiêu chính phủ và thu ngân sáchlà đồng liên kết. Do đó, mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công là bền vững. Cũng cùng kết quả của nghiên cứu thực nghiệm của Prohl và Schneider (2006), sử dụng kiểm định Pedroni để kiểm định tính đồng liên kết trên dữ liệu bảng của 2 biến thâm hụt ngân sách và nợ công. Kết quả cũng cho thấy mối quan hệ giữa hai biến thâm hụt ngân sách và nợ công theo % GDP là đồng liên kết.

Như vậy, có mối quan hệ trong dài hạn giữa hai cặp biến thu ngân sách - chi tiêu chính phủ và thâm hụt ngân sách - nợ cơng. Để tìm hiểu thêm về mối quan hệ chi tiết giữa các biến trong ngắn hạn và dài hạn như thế nào tác giả sử dụng kiểm định Granger.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công bằng chứng thực nghiệm tại một số quốc gia châu á thái bình dương (Trang 47 - 49)