Gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công bằng chứng thực nghiệm tại một số quốc gia châu á thái bình dương (Trang 57 - 58)

CHƯƠNG 5 .KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.2Gợi ý chính sách

Theo kết quả nghiên cứu, nợ công và thâm hụt ngân sách ở các nước nghiên cứu có mối quan hệ bền vững tuy nhiên các nước vẫn cần phải có những chính sách phù hợp để đảm bảo duy trì mối quan hệ này ổn định và lâu dài. Từ kết quả của bài nghiên cứu và một số các nghiên cứu khác trên thế giới, tác giả đề xuất một số chính sách liên quan tới mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công như sau:

Thứ nhất, tăng cường tính kỷ luật tài khóa nhằm giảm thâm hụt ngân sách nhà nước. Để làm được điều này cần có những biện pháp điều chỉnh cả nguồn thu và chi ngân sách phù hợp với tình hình thực tế. Chính phủ các nước cần thực hiện giảm quy mô thu NSNN về mức hợp lý; đồng thời những nước có nguồn thu phụ thuộc vào khai khống cũng cần đa dạng nguồn thu để giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu khai thác tài ngun. Bên cạnh đó, chính phủ cần cải cách hệ thống thuế nhằm giảm

gánh nặng thuế, tạo nguồn thu ổn định và cân bằng. Cần phải thực hiện cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy và tiết kiệm chi tiêu đồng thời cắt giảm các khoản chi tiêu công chưa thật sự cần thiết và kém hiệu quả. Việc cắt giảm phải dựa trên việc đánh giá sàng lọc những chương trình, dự án chi tiêu kém hiệu quả, có thứ tự ưu tiên thấp, hoặc những lĩnh vực mà khu vực tư nhân có thể làm tốt. Bên cạnh việc cắt giảm chi tiêu cơng, chính phủ cịn cần tăng hiệu quả chi tiêu cơng. Chi tiêu công không hiệu quả sẽ làm tăng trưởng kinh tế suy giảm, từ đó tác động lên hàng loạt các yếu tố kinh tế vĩ mô và cuối cùng là cân bằng NSNN.

Thứ hai, chính phủ cần thiết lập một hệ thống các chỉ tiêu an toàn nợ và đưa ra các giới hạn nợ hợp lý nhằm tăng cường kỷ luật tài khóa và phản ứng kịp thời khi xảy ra khủng hoảng nợ. Để tăng cường kỷ luật tài khóa, cần thiết lập một hệ thống gồm các chỉ tiêu tổng nợ, dòng chi trả nợ tương lai và giới hạn nợ. Giới hạn nợ được biểu diễn thông qua % GDP và tổng kim ngạch xuất khẩu, giới hạn nghĩa vụ nợ được thể hiện qua % tổng thu thuế và dự trữ ngoại hối. Các chỉ tiêu này cần quy định rõ về trần thâm hụt ngân sách, tỷ trọng chi đầu tư so với chi thường xuyên, giới hạn về tổng nợ công và nghĩa vụ trả nợ cơng trong nước cũng như nước ngồi hàng năm. Các chỉ tiêu này các chi tiết càng tốt và việc tuân thủ cũng phải được theo dõi sát sao và kiên định.

Thứ ba, phát triển nội lực của nền kinh tế. Tăng hiệu quả trong sản xuất và tăng giá trị trong xuất khẩu; đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, tăng hàm lượng công nghệ cao trong sản xuất để xuất khẩu được nhiều sản phẩm tinh và ít sản phẩm thơ hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công bằng chứng thực nghiệm tại một số quốc gia châu á thái bình dương (Trang 57 - 58)