Nguồn thu phí dịchvụ phi tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp gia tăng nguồn thu phi tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.2. Nguồn thu phí dịchvụ phi tín dụng

2.2.1. Khái niệm

Nguồn thu phí dịch vụ phi tín dụng là tổng thu nhập đạt được từ việc NHTM cung cấp các dịch vụ phi tín dụng cho KH. Đây là nguồn thu có tính ổn định của ngân hàng, rủi ro thấp, đồng thời đi cùng với nó là sự phát triển dịch vụ ngân hàng, nhằm làm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của KH.

2.2.2. Phân loại

Nguồn thu phí dịch vụ phi tín dụng được phân loại căn cứ vào dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho KH.

2.2.2.1. Thu từ dịch vụ tiền gửi

Điển hình là nguồn thu từ các dịch vụ như: mở, đóng tài khoản; rút vốn trước hạn; xác nhận số dư; ủy quyền, chuyển nhượng quyền sở hữu, đồng chủ sở hữu tài khoản; cấp mới, phong tỏa, tạm khóa tài khoản; xác nhận theo yêu cầu kiểm toán, cung cấp sao kê…

2.2.2.2. Thu từ dịch vụ ngân quỹ

Bao gồm các khoản phí kiểm đếm hộ tiền mặt theo yêu cầu của KH; giao dịch thu chi hộ tiền mặt tận nơi; phí nhận giữ tiền qua đêm; phí kiểm định tiền thật, tiền giả; phí thu đổi tiền mặt; phí thu đổi tiền khơng đủ tiêu chuẩn lưu thơng; phí dịch vụ giữ hộ tài sản; phí cho thuê tủ két sắt, hộp đựng tài sản do ngân hàng cung cấp cho KH…

2.2.2.3. Thu từ dịch vụ thanh toán

Là khoản thu từ dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong nước, quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác mà ngân hàng cung cấp cho KH, bao gồm:

 Thu từ dịch vụ thanh tốn trong nước: các khoản phí phát sinh liên quan đến giao dịch tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, giao dịch tiền mặt như: phí chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi để thanh tốn; phí nộp/rút tiền mặt từ tài khoản; phí phát hành séc; phí thanh tốn hóa đơn; phí tra sốt, điều chỉnh, hủy lệnh chuyển tiền do lỗi của KH; phí dịch vụ trả lương tự động; phí nộp thuế điện tử…

 Thu từ dịch vụ thanh tốn quốc tế: phí chuyển tiền đi; phí báo có chuyển tiền đến; phí tra sốt lệnh chuyển tiền; phí thanh tốn bộ chứng từ địi tiền theo LC; phí bảo lãnh nhận hàng, ký hậu vận đơn; phí nhờ thu; các khoản điện phí,…

2.2.2.4. Thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối

Là các khoản thu trực tiếp từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng, giao dịch tài chính phái sinh bao gồm: thu từ chênh lệch giữa giá bán và giá mua ngoại tệ, vàng; phí mua bán vàng và ngoại tệ; thu từ đánh giá lại ngoại tệ và vàng; thu từ các giao dịch tài chính phát sinh như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn, giao dịch tương lai.

2.2.2.5. Thu từ dịch vụ thẻ

Là khoản thu phí trong việc phát hành, thanh tốn thẻ và sử dụng các dịch vụ ngân hàng bằng thẻ ghi nợ nội địa (ATM), thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Master Card, JCB,…), thẻ đồng thương hiệu, thẻ đa năng… Đó là các khoản thu từ phí phát hành thẻ, phí thanh tốn thẻ (phí ứng/rút tiền mặt, phí chuyển tiền qua thẻ, phí chuyển đổi ngoại tệ thanh tốn bằng thẻ ghi nợ, tín dụng quốc tế); phí thường niên, phí kích hoạt thẻ, phí cấp lại mã PIN, phí thay đổi tài khoản liên kết, phí đóng thẻ, phí xử lý khiếu nại, phí in sao kê, phí kiểm tra số dư, phí gia hạn thẻ, phí nâng hạn mức giao dịch, phí thanh tốn trễ hạn …

2.2.2.6. Thu từ dịch vụ ngân hàng điện tử (E-banking)

Khoản phí thu từ dịch vụ ngân hàng điện tử mà ngân hàng cung cấp cho KH, bao gồm: phí sử dụng dịch vụ E-Banking (có thể thu theo gói hoặc thu theo từng dịch vụ sử dụng), phí điều chỉnh/thay đổi thông tin người sử dụng; phí điều chỉnh/thay đổi dịch vụ, phí sử dụng hình thức bảo mật, phí xử lý tra sốt khiếu nại, phí truy vấn thơng tin…

2.2.2.7. Thu từ dịch vụ ủy thác

Là các khoản thu phí trong hoạt động ngân hàng thực hiện dịch vụ của ngân hàng đại lý, nhận ủy thác để cho vay, nhận ủy thác quản lý tiền vay, nhận ủy thác để đầu tư, quản lý tài khoản nhà đầu tư chứng khoán; đầu mối cho vay đồng tài trợ,…

2.2.2.8. Thu từ dịch vụ tư vấn

Là các khoản phí thu từ dịch vụ tư vấn mà ngân hàng cung cấp cho KH như: tư vấn đầu tư dự án; tư vấn tài chính doanh nghiệp; tư vấn đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp; tư vấn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp; tư vấn mua, bán, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp…

2.2.2.9. Thu từ dịch vụ ngân hàng đại lý

Là nguồn thu hoa hồng từ việc làm đại lý cung cấp dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ chi trả kiều hối của ngân hàng với các đối tác trong và ngoài nước cho KH. Ngân hàng kết hợp với các đối tác bảo hiểm, kiều hối để làm trung gian cung cấp cho các đối tượng KH của mình các sản phẩm, dịch vụ về bảo hiểm, kiều hối bên cạnh các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và hưởng chênh lệch từ việc làm đại lý. Đây là nguồn thu có lợi cho cả hai phía ngân hàng và đối tác nhằm hỗ trợ gia tăng số lượng KH tiếp cận từ đó gia tăng doanh thu thu phí.

2.2.2.10. Thu từ các dịch vụ phi tín dụng khác

Các khoản thu phí liên quan đến các dịch vụ ngân hàng cung cấp cho KH khác các nguồn thu từ dịch vụ kể trên như: phí sao lục chứng từ; phí dịch vụ giao dịch qua fax; phí fax hộ chứng từ; phí trung gian thanh tốn tiền chuyển nhượng bất động sản…

2.2.3. Đặc điểm nguồn thu phí dịch vụ phi tín dụng

Nguồn thu phí dịch vụ phi tín dụng phát sinh từ hoạt động cung cấp các dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng. Đây là nguồn thu tương đối ổn định, an toàn và rủi ro khá thấp. Vì thế mở rộng dịch vụ phi tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng thương mại phát triển bền vững hơn, hạn chế được những rủi ro như rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản...

Nguồn thu phí dịch vụ phi tín dụng có khả năng mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng bởi chi phí giao dịch bỏ ra thường rất thấp, mà chủ yếu tận dụng vào cơ sở hạ tầng công nghệ đã được đầu tư trước đó.

Nguồn thu phí gia tăng trên cơ sở gia tăng số lượng KH sử dụng dịch vụ hoặc gia tăng số lượng dịch vụ phi tín dụng tính phí mà ngân hàng cung cấp cho KH hoặc gia tăng biểu phí cho một dịch vụ, nhóm dịch vụ phi tín dụng.

2.2.4. Vai trị của nguồn thu phí dịch vụ phi tín dụng

Thứ nhất, việc quan tâm phát triển nguồn thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng

sẽ giúp đa dạng nguồn thu, tránh lệ thuộc quá nhiều vào nguồn thu tín dụng. Dịch vụ tín dụng, bản thân nó là con dao hai lưỡi đối với các ngân hàng. Dịch vụ tín dụng đóng góp vai trị quan trọng và chiếm thị phần lớn trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại, đồng thời dịch vụ tín dụng cũng là một trong những cơng cụ rất quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Tuy nhiên lợi nhuận cao cũng đồng nghĩa với rủi ro tiềm ẩn cao, đặc biệt là rủi ro không thu được lãi, rủi ro mất vốn. Khi tình hình kinh tế khó khăn, nguồn thu từ dịch vụ tín dụng bị thu hẹp lại, các NHTM khơng cần phải tăng nguồn vốn của mình để gia tăng nguồn thu dịch vụ phi tín dụng mà với thị phần đã có, các NHTM chỉ cần duy trì việc cung cấp, nâng cao chất lượng các dịch vụ phi tín dụng và thu phí.

Thứ hai, nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng giúp NHTM giảm rủi ro trong

kinh doanh. Trong mơi trường kinh tế có nhiều bất ổn, khó lường do nhiều tác động từ các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế trong nước, biến động của thị trường,… dẫn đến một chuỗi các tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, khi đó khả năng thanh tốn nợ vay của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, nợ xấu gia tăng và rủi ro tín dụng xảy ra. Do đó, nguồn thu từ dịch vụ tín dụng ln khơng an tồn, việc phát triển các dịch vụ phi tín dụng giúp NHTM phân tán và giảm thiểu rủi ro, lành mạnh hóa cơ cấu lợi nhuận là điều tất yếu mà các NHTM luôn hướng tới.

Thứ ba, chú trọng phát triển nguồn thu dịch vụ phi tín dụng là một hướng

phát triển theo chiều sâu. Phát triển dịch vụ phi tín dụng khơng những cho phép các NHTM thực hiện tốt yêu cầu của KH mà cịn hỗ trợ tích cực để NHTM thực hiện tốt hơn chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh tốn. Dịch vụ phi tín dụng ngân hàng cung cấp cho KH không chỉ thuần túy để hưởng hoa hồng và phí

dịch vụ mà cịn có tác dụng hỗ trợ các mặt hoạt động chính của NHTM. Dịch vụ phi tín dụng tốt giúp nâng cao uy tín của NHTM trên thương trường, từ đó giúp tăng số lượng KH, dẫn đến tăng doanh thu hoạt động dịch vụ của NHTM.

Thứ tư, chú trọng dịch vụ phi tín dụng giúp ngân hàng đa dạng hóa sản

phẩm dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Nghiệp vụ chính của NHTM vẫn là huy động và cho vay vốn. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, có nhiều ngân hàng cùng hoạt động kinh doanh, và các ngân hàng này cùng cung cấp những dịch vụ tín dụng giống nhau, thì việc phát triển dịch vụ phi tín dụng là một hướng đi dúng đắn nhằm tạo dựng sự khác biệt, thu hút KH. Việc mở rộng thêm các dịch vụ phi tín dụng mới sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp đến KH, tăng thêm các tiện ích tài chính, đáp ứng tối đa nhu cầu của KH. Dịch vụ phi tín dụng góp phần giúp ngân hàng mở rộng thị phần, tạo dựng danh tiếng và uy tín cao hơn, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là những yếu tố quan trọng giúp ngân hàng phát triển bền vững.

Với các lý do trên, cho thấy phát triển dịch vụ phi tín dụng hay chú trọng vào nguồn thu phí dịch vụ phi tín dụng là một hướng đi đúng đắn và cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp gia tăng nguồn thu phi tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)