Gia tăng nguồn thu phí dịchvụ phi tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp gia tăng nguồn thu phi tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.3. Gia tăng nguồn thu phí dịchvụ phi tín dụng

2.3.1. Khái niệm

Gia tăng nguồn thu phí từ dịch vụ phi tín dụng là việc các NHTM triển khai các biện pháp nhằm gia tăng về giá trị tuyệt đối tổng thu nhập của các dịch vụ phi tín dụng cung cấp cho KH, đồng thời gia tăng tỷ trọng đóng góp thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của ngân hàng.

2.3.2. Các tiêu chí đánh giá 2.3.2.1. Doanh thu thu phí 2.3.2.1. Doanh thu thu phí

Doanh thu thu phí là tiêu chí dễ dàng nhận thấy nhất khi đánh giá kết quả nỗ lực gia tăng nguồn thu phí từ dịch vụ phi tín dụng của NHTM. Doanh thu thu phí của dịch vụ phi tín dụng được thể hiện trong các báo cáo tình hình thực hiện dịch

vụ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng hoặc thơng qua báo cáo tài chính của ngân hàng.

Doanh thu thu phí từ dịch vụ phi tín dụng tăng lên được xem là tín hiệu tốt khi ngân hàng đã cố gắng trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ, gia tăng danh mục dịch vụ thu phí hoặc từ sự gia tăng số lượng KH sử dụng dịch vụ phi tín dụng. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào chỉ tiêu này thì chưa đủ để đánh giá sự gia tăng nguồn thu phí từ dịch vụ phi tín dụng. Trong trường hợp nguồn thu phí từ dịch vụ phi tín dụng có gia tăng con số tuyệt đối tuy nhiên lợi nhuận trong năm của ngân hàng khơng gia tăng thậm chí giảm do hoạt động tín dụng khơng được tốt thì việc gia tăng nguồn thu phí dịch vụ phi tín dụng chưa đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng.

2.3.2.2. Tỷ trọng trong thu nhập

Tỷ trọng thu nhập nguồn thu phí dịch vụ phi tín dụng trong thu nhập được tính dựa trên cơ sở tổng phí thu từ dịch vụ phi tín dụng chia cho tổng thu nhập của ngân hàng. Tỷ trọng này cho thấy tỷ lệ đóng góp của nguồn thu phí dịch vụ phi tín dụng trong lợi nhuận của NHTM. Khi tỷ trọng này gia tăng sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nếu có kèm theo sự gia tăng của thu nhập của ngân hàng. Đồng thời, tỷ trọng trong thu nhập gia tăng sẽ mang đến sự phát triển bền vững cho ngân hàng trong tương lai

2.3.2.3. Thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM- Net non-interest margin) NNIM= (thu ngồi lãi – chi ngồi lãi)/Tổng TS có sinh lời bình qn NNIM= (thu ngồi lãi – chi ngồi lãi)/Tổng TS có sinh lời bình qn

Thu nhập ngồi lãi bao gồm thu nhập rịng từ dịch vụ và thu nhập ròng từ hoạt động đầu tư, kinh doanh của ngân hàng (là tổng nguồn thu ngoài nguồn thu từ lãi của hoạt động tín dụng). Nguồn lấy số liệu là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của ngân hàng. Tổng tài sản có sinh lời là tổng tài sản mang lại lợi nhuận cho ngân hàng như các khoản cho vay KH, các khoản đầu tư, cho vay liên ngân hàng, tiền gửi tại NHNN.

Thu nhập ngồi lãi cận biên có ý nghĩa là tỷ lệ thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ, hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh cho tài sản bình quân. Chỉ số này là thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời của các hoạt động ngồi hoạt

động tín dụng mà trong đó chiếm phần lớn là từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng. Tỷ lệ thu nhập ngồi lãi cận biên đo lường mức chênh lệnh giữa nguồn thu phí với các chi phí ngồi lãi mà ngân hàng phải chịu (gồm tiền lương, chi phí sửa chữa, bảo hành thiết bị, chi phí khấu hao…)

2.3.2.4. Tỷ trọng lợi nhuận phí phi tín dụng/lợi nhuận rịng

Các phân tích trước đây đã chứng minh rằng, đối với các NHTM Việt Nam, tỷ trọng thu nhập lãi tín dụng/thu nhập của ngân hàng ln cao và tiệm cận với giá trị 1. Tuy nhiên trong những năm qua với sự bất ổn của nền kinh tế, dư nợ cho vay tín dụng giảm đi kèm với việc trích lập dự phịng nợ phải thu khó địi và tỷ lệ nợ xấu tăng cao đã góp phần kéo giảm lợi nhuận của ngân hàng. Trong bối cảnh đó, nguồn thu phí từ dịch vụ phi tín dụng lại chiếm tỷ trọng cao trong lợi nhuận của ngân hàng. Qua đó có thể khẳng đinh thêm một lần nữa về tầm quan trọng của nguồn thu phí dịch vụ phi tín dụng trong kết quả lợi nhuận kinh doanh của NHTM.

2.3.3. Lợi ích, hậu quả khi gia tăng nguồn thu phí dịch vụ phi tín dụng

Trong thời gian qua, có nhiều nghiên cứu ghi nhận tác động thúc đẩy khả năng sinh lời cũng như giảm rủi ro cho các ngân hàng của các hoạt động phi tín dụng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại quan điểm đối lập cho rằng chính sự đa dạng hóa thu nhập bằng cách tham gia vào các hoạt động phi tín dụng sẽ làm cho các nguồn thu nhập của ngân hàng trở nên dễ bị tổn thương hơn (rủi ro cao hơn), hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giảm đi.

Đối với các quan điểm ủng hộ phát triển và mở rộng hoạt động dịch vụ phi tín dụng tạo nguồn thu phí cho ngân hàng cho rằng: lợi ích khi gia tăng nguồn thu phí dịch vụ phi tín dụng được xem như là một cơ chế thúc đẩy khả năng tạo ra lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt trong điều kiện quy mô và phạm vi hoạt động tăng nhanh. Khi mở rộng danh mục hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực phi tín dụng thì ngân hàng thỏa mãn được nhu cầu mới phát sinh của KH. Ngân hàng có thể duy trì số lượng KH cũ, đồng thời thu hút đối với KH mới. Hoạt động phi tín dụng sẽ làm giảm chi phí nợ của ngân hàng hơn so với hoạt động tín dụng truyền thống. Việc đa dạng hóa thu nhập sẽ tạo áp lực

cạnh tranh giữa các ngân hàng trên phân khúc thị trường rộng lớn hơn. Chính điều này sẽ dẫn đến việc thúc đẩy cải tiến công nghệ và hiệu quả cung cấp dịch vụ của các ngân hàng. Sự thay đổi hướng đến thu nhập phi lãi có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời và khả năng sinh lời điều chỉnh rủi ro (Risk adjusted Profitability). Đối với quan điểm hoạt động phi tín dụng tác động tiêu cực đến thu nhập của ngân hàng, làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng cho rằng: hoạt động phi tín dụng có thể làm tăng khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng nhưng cũng có thể đồng thời làm gia tăng rủi ro cho các ngân hàng. Đối với dịch vụ phi tín dụng mới hồn tồn, ngân hàng khơng phải đối mặt với cạnh tranh nên có thể gia tăng nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng phải đối mặt với những rủi ro trong đầu tư vốn lớn, thiếu kinh nghiệm trong quản lý. Đặc biệt rủi ro lớn nhất là KH chưa quen sử dụng dịch vụ, khơng thích hoặc lo ngại khi sử dụng dịch vụ mới thì khoản đầu tư của ngân hàng khơng thể thu hồi và không thể gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Luận văn của tác giả thiên về quan điểm tác động tích cực, các ngân hàng thương mại nên phát triển hoạt động dịch vụ phi tín dụng, gia tăng, mở rộng danh mục thu nhập ngoài lãi , củng cố sự ổn định và gia tăng thu nhập bền vững của ngân hàng.

2.3.4. Các biện pháp để gia tăng nguồn thu phí dịch vụ phi tín dụng

Nguồn thu phí từ dịch vụ phi tín dụng sẽ được gia tăng nếu các yếu tố sau được gia tăng.

Thứ nhất, tăng danh mục các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tính phí. Việc

gia tăng danh mục sản phẩm phi tín dụng khơng chỉ giúp tăng lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường mà cịn góp phần vào việc gia tăng sự lựa chọn sản phẩm dịch vụ ngân hàng của KH từ đó gia tăng nguồn thu phí từ các sản phẩm sử dụng thêm.

Thứ hai, tăng số lượng KH sử dụng sản phẩm, dịch vụ phi tín dụng của

NHTM. Việc tăng số lượng KH sử dụng khơng chỉ làm tăng nguồn thu phí từ dịch vụ phi tín dụng mà cịn giúp gia tăng độ gắn kết giữa KH và ngân hàng và là bước

phát triển vững chắc của ngân hàng trong tương lai. Việc gia tăng số lượng KH sử dụng sản phẩm, dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng sẽ được bắt đầu bằng việc gia tăng chất lượng sản phẩm, gia tăng tiện ích, sự thuận tiện và những ưu đãi kèm theo khi sử dụng sản phẩm. Đồng thời, tăng cường công tác marketing sản phẩm, dịch vụ; marketing thương hiệu của ngân hàng để từ đó thu hút một số lượng lớn KH chưa sử dụng sản phẩm dịch vụ nhưng sẽ sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng khi phát sinh nhu cầu trong tương lai.

Thứ ba, rà sốt và điều chỉnh biểu phí sản phẩm, dịch vụ phi tín dụng một

cách hợp lý. Việc rà soát các sản phẩm dịch vụ giúp NHTM kịp thời điều chỉnh những chính sách phí sản phẩm khơng cịn cạnh tranh và phát hiện ra những sản phẩm dịch vụ đang cung cấp dưới giá. Việc này đòi hỏi rất nhiều trong cơng tác phân tích thu nhập-chi phí của sản phẩm, thu thập thơng tin thị trường, tâm lý của KH, thu thập thông tin của các đối thủ cạnh tranh để tìm kiếm một biểu phí phù hợp, cạnh tranh và hiệu quả.

Thứ tư, giảm chi phí sản phẩm dịch vụ để giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ

và tăng lợi nhuận ròng của sản phẩm, dịch vụ phi tín dụng. Việc giảm chi phí sản phẩm được thực hiện căn cứ vào việc rà sốt lại quy trình vận hành của sản phẩm, dịch vụ và loại bỏ những yếu tố chi phí bất hợp lý hoặc nâng cao năng lực làm việc của nhân viên.

Những giải pháp nêu trên muốn được thực hiện cần phải có kế hoạch chi tiết và được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định. Mỗi giải pháp được xây dựng thành một dự án lớn và cần đầu tư nhiều nguồn lực để thực hiện. Trong thực tế, đây là các hoạt động được thực hiện thường xuyên và liên tục nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM, mà kết quả dễ dàng nhận thấy nhất là tăng lợi nhuận của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp gia tăng nguồn thu phi tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)