CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.5. Bài học gia tăng nguồn thu phí dịchvụ phi tín dụng cho Ngân hàng TMCP
TMCP Sài Gòn
Từ những phương thức triển khai về phát triển dịch vụ ngân hàng của những ngân hàng ở một số quốc gia nêu trên, có thể khái quát và rút ra một số bài học kinh nghiệm tham khảo đối với các NHTM Việt Nam nói chung và tại ngân hàng TMCP Sài Gịn nói riêng như sau:
Một là, nghiên cứu thị trường, xác định khả năng thực lực và mục tiêu phát
triển nhằm xây dựng chiến lược phát triển phù hợp. Chiến lược phát triển tổng thể được xây dựng trên cơ sở mục tiêu của doanh nghiệp, chiến lược khách hàng, chiến lược phát triển sản phẩm và hệ thống mạng lưới, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Hai là, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, kết nối giữa hiện đại hóa dịch vụ
truyền thống với dịch vụ hiện đại. Những dịch vụ mang tính lợi thế quốc tế như sản phẩm đầu tư tiền gửi song tệ ở HSBC hay ANZ, gói HSBC Premier với gần chục tiện ích tồn cầu, thẻ tín dụng du lịch ở Citibank…hầu như vắng bóng ở các ngân hàng trong nước.
Ba là, cần có hệ thống mạng lưới chi nhánh phù hợp theo chiến lược tổng
thể. Mở rộng mạng lưới hợp lý vừa là cơ sở, vừa là điều kiện cần thiết để phát triển dịch vụ ngân hàng. Hiện nhiều ngân hàng lớn, nhỏ trong nước lập chi nhánh khắp nơi kể cả những khu vực ít có tiềm năng về huy động vốn để cạnh tranh lẫn nhau, chi phí hoạt động cao dẫn đến hoạt động không hiệu quả. Tuy nhiên, việc phát triển mạng lưới phải căn cứ vào khả năng ứng dụng công nghệ, chiến lược phát triển KH và khả năng khai thác hiệu quả thị trường.
Bốn là, chú trọng đầu tư yếu tố công nghệ. Theo kinh nghiệm của các ngân
hàng nước ngồi, yếu tố cơng nghệ có thể giúp giảm 76% chi phí hoạt động của ngân hàng. Mặt khác ứng dụng công nghệ hiện đại trong các sản phẩm dịch vụ, đặc
biệt dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng và giúp giảm chi phí đáng kể cho ngân hàng.
Năm là, đi sâu phát triển các lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, kinh doanh
vốn và thị trường ngoại hối, nghiệp vụ ngân hàng tồn cầu, thanh tốn quốc tế và tài trợ chuỗi cung ứng, dịch vụ lưu ký chứng khốn thay vì cạnh tranh khốc liệt để phát triển tín dụng, chạy đua lãi suất.
Sáu là, xây dựng chiến lược Marketing phù hợp nhằm xây dựng hình ảnh và
thương hiệu mạnh trên thị trường. Chiến lược Marketing có thể được thực hiện theo định kỳ hoặc theo từng sản phẩm.
Kết luận Chương 2
Trong chương 2, luận án đã trình bày tổng hợp có hệ thống những lý luận cơ bản về dịch vụ phi tín dụng của các NHTM, kinh nghiệm phát triển dịch vụ phi tín dụng của một số NHTM trên thế giới và bài học cho các NHTM Việt Nam.
Trong phần tổng quan về dịch vụ phi tín dụng, luận án trình bày khái niệm, phân biệt dịch vụ tín dụng và dịch vụ phi tín dụng, các loại hình dịch vụ phi tín dụng. Phần tổng quan nguồn thu phí dịch vụ phi tín dụng của luận án trình bày khái niệm, đặc điểm, vai trò, các yếu tố tác động. Đặc biệt trong phần gia tăng nguồn thu phí dịch vụ phi tín dụng, tác giả đề cập đến các chỉ tiêu đánh giá, lợi ích và hậu quả, các biện pháp để gia tăng nguồn thu phí phi tín dụng của các NHTM Việt Nam nhằm xây dựng khung lý thuyết phục vụ cho việc khảo sát nghiên cứu định tính trong chương 3. Bên cạnh đó, luận án cịn nêu lên một số kinh nghiệm trong việc gia tăng nguồn thu phí dịch vụ phi tín dụng ngân hàng trong và ngồi nước, qua đó rút ra 8 bài học chủ yếu có giá trị tham khảo đối với ngân hàng TMCP Sài Gịn nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung. Những lý luận nêu trên hình thành cơ sở lý luận nhằm định hướng cho việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU PHÍ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN