CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.1 Tổng quan Vietinbank Cần Thơ
3.1.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh của Vietinbank Cần Thơ
VietinBank Cần Thơ là chi nhánh ngân hàng được thành lập ngay từ khi hệ thống Ngân hàng Công Thương được thành lập. Trải qua hơn 25 năm hình thành, xây dựng và phát triển với nhiều khó khăn thử thách, VietinBank Cần Thơ đã và đang tích luỹ được nhiều bài học kinh nghiệm. Đến nay, VietinBank Cần Thơ được xem như là một trong những chi nhánh có qui mơ lớn so với các chi nhánh NHTM khác trên địa bàn TP.Cần Thơ và so với các chi nhánh VietinBank trong khu vực miền Tây nam bộ.
3.1.3.1 Huy động vốn
Hình 3.1: Nguồn vốn huy động của Vietinbank Cần Thơ 2013-06/2016
Nguồn: Vietinbank Cần Thơ
Số dư nguồn vốn huy động năm 2013 đạt trên 1.983 tỷ đồng, trong đó tiền
gửi doanh nghiệp đạt 931 tỷ đồng và tiền gửi tiết kiệm đạt 982 tỷ đồng. Đạt được kết quả như vậy phần lớn nhờ vào sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên ngân
hàng cùng Ban Lãnh đạo trong chính sách chăm sóc khách hàng, đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, giữ lãi suất cạnh tranh.
Năm 2014, tổng vốn huy động tăng 286 tỷ đồng, tương đương tăng 14,45%
so với năm 2013 và đạt 2.270 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi doanh nghiệp tăng 173 tỷ đồng, tương đương tăng 18,58%. Tiền gửi tiết kiệm tăng 182.841 triệu đồng, tương đương tăng 18,63%.
Năm 2015, tổng vốn huy động tăng 232 tỷ đồng, tương đương tăng 10,23% so với năm 2014 và đạt 2.501 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi doanh nghiệp tăng 65 tỷ đồng, tương đương tăng 0,6%. Tiền gửi tiết kiệm tăng 162 triệu đồng, tương đương tăng 13,92% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn vốn huy động này cũng khá cao trong tình hình kinh tế thị trường có nhiều biến động.
Đến thời điểm 30/06/2016, mặc dù mới có 06 tháng nhưng tình hình huy động vốn của Vietinbank Cần Thơ có sự tăng trưởng khá tốt. Số dư huy động của Chi nhánh đến thời điểm 30/06/2016 đạt trên 3.471 tỷ đồng, tăng 970 tỷ đồng so với đầu năm. Nguồn vốn huy động này tăng chủ yếu là do tăng số dư tiền gửi của kho bạc và của khách hàng cá nhân.
Về cơ cấu nguồn vốn huy động của VietinBank Cần Thơ khá đồng đều, trong đó tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm trong dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất. Tiền gửi của các doanh nghiệp là nguồn tiền gửi thanh tốn và tiền gửi định kỳ, có ý nghĩa rất lớn cho hoạt động của ngân hàng, hiệu quả từ việc huy động nguồn tiền gửi này rất lớn. Nguồn tiền gửi tiết kiệm thường có chi phí đầu vào cao hơn, tuy nhiên tiền gửi dân cư có tính ổn định đảm bảo tính thanh khoản cao cho ngân hàng.
0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 2013 2014 2015 Jun-16 Tín dụng ngắn hạn Tín dụng trung hạn Tín dụng dài hạn
3.1.3.2 Hoạt động cho vay
Hình 3.2: Hoạt động cho vay của Vietinbank Cần Thơ giai đoạn 2013-06/2016
Nguồn: Vietinbank Cần Thơ
Năm 2013, tổng dư nợ của VietinBank Cần Thơ đạt 2.510 tỷ đồng.
Năm 2014, tổng dư nợ cho vay của VietinBank Cần Thơ đạt 2.849 tỷ đồng, tăng 339 tỷ đồng tương đương tăng 13,51% so với năm 2013.
Năm 2015, dư nợ của VietinBank Cần Thơ đạt 3.766 tỷ đồng, tăng 917 tỷ đồng tương ứng tăng 32,19 % so với năm 2014. Nguyên nhân là do thực hiện theo chỉ đạo của NHNN, VietinBank Cần Thơ đã áp dụng lãi suất cho vay mới ở mức hợp lý để chia sẻ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng, cụ thể lãi suất cho vay giảm cịn 9-12%/năm. Vì vậy, nó đã làm giảm áp lực chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người dân; là điều kiện tốt để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng.
Đến thời điểm 30/06/2016, dư nợ cho vay của Vietinbank Cần Thơ đạt 4.307 tỷ đồng, tăng 541 tỷ đồng so với đầu năm. Kết quả tăng trưởng dư nợ cho vay 06 tháng đầu năm 2016 khá tốt. Nguyên nhân dư nợ của chi nhánh tăng trưởng mạnh chủ yếu là tăng từ khách hàng cá nhân. Hiện nay, Ngân hàng Cơng thương đang có chủ trường đẩy mạnh tăng trưởng dịch vụ của khối khách hàng bán lẻ nên có nhiều
chính sách ưu đãi phí, lãi suất nên cạnh tranh được với các ngân hàng khác. Chính vì thế mà trong sáu tháng đầu năm dự nợ của chi nhánh tăng trưởng đáng kể.
Căn cứ vào thời hạn tín dụng, tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Điều này cho thấy VietinBank Cần Thơ luôn đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng phục vụ vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
3.1.3.3 Đánh giá kết quả hoạt động
Đối với VietinBank Cần Thơ, ta xem xét các chỉ tiêu về thu nhập, chi phí, lợi nhuận để đánh giá hiệu quả kinh doanh qua các năm 2013, 2014, 2015 và 06 tháng dầu năm 2016 cụ thể như sau:
Năm 2013 tổng thu nhập của Vietinbank Cần Thơ đạt 623tỷ đồng, trong đó thu lãi từ hoạt động tín dụng đạt 327 tỷ đồng, thu lãi từ hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng đạt 271 tỷ đồng, phần lớn là thu lãi từ hoạt động nội bộ, theo cơ chế mới: vốn theo hệ thống định giá điều chuyển (FTP), thu từ dịch vụ ngân hàng điện tử, phát hành thẻ. Thu phí dịch vụ đạt 7,8 tỷ đồng chiếm 1,26% trong tổng thu nhập, trong đó phần lớn là phí từ dịch vụ chuyển tiền.
- Tổng chi phí năm 2013 là 602 tỷ đồng, trong đó chi trả lãi tiền gửi 495 tỷ đồng, chiếm 82,27% trong tổng chi phí. Chi phí này tăng lên là do cơ chế gửi và nhận vốn trung ương FTP, chi phí cho nhân viên là 18,6 tỷ đồng chiếm 3,09% tổng chi phí cả năm. Chi phí khác cũng tăng lên đáng kể 21 tỷ đồng, chiếm 3,63% trong tổng chi phí.
Năm 2014, kết quả kinh doanh của VietinBank Cần Thơ tương đối khả quan đặt trong bối cảnh kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn. Lợi nhuận trong năm đạt 37 tỷ đồng, tăng 16 tỷ đồng, tương đương tăng 76,19% so với năm 2013.
- Tổng thu nhập đạt 445tỷ đồng, giảm 178 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, trong đó thu lãi từ hoạt động tín dụng đạt 201 tỷ đồng, chiếm 45,24% trong tổng thu nhập giảm 38,46% so với năm 2013. Thu lãi từ hoạt động kinh doanh khác đạt
223 tỷ đồng, giảm 17,90% so với năm 2013. Nguồn thu từ phí dịch vụ tăng 24,08% so với năm 2013 và đạt 9,7 tỷ đồng.
- Tổng chi phí năm 2014 là 408 tỷ đồng, trong đó chi trả lãi tiền gửi là 282 tỷ đồng, chiếm 69,21% trong tổng chi phí, giảm 43,04% so với năm 2013. Chi dự phòng, bảo hiểm, bảo toàn năm 2014 của Vietinabank Cần Thơ là 12,5 tỷ đồng, giảm 66,22% so với cùng kỳ. Riêng chỉ có chi phí cho nhân viên, chi nộp thuế, chi phí khác trong năm tăng mạnh so với năm 2013. Chi nộp thuế của Vietinbank Cần Thơ năm 2014 là 1,3 tỷ đồng, tăng 27,68% so với năm 2013. Chi cho nhân viên là 22,2 tỷ đồng, tăng 19,52% và chi phí khác là 67,1 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với năm 2013.
Năm 2015 là năm hoạt động khá khó khăn nhưng Vietinbank Cần Thơ vẫn cố gắng tiết giảm các chi phí, chính vì thế lợi nhuận của Ngân hàng đạt mức khá cao, đạt 65 tỷ đồng, tăng 28 tỷ đồng, tăng 75,68% so với năm 2014.
- Tổng thu nhập của VietinBank Cần Thơ năm 2015 đạt 425 tỷ đồng. Trong đó, thu lãi từ hoạt động tín dụng đạt 231 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 54,72% trong tổng thu nhập, tăng 13,42% so với năm 2014. Thu lãi từ hoạt động kinh doanh khác đạt 166tỷ đồng, giảm 34,01% so với năm 2014. Thu phí từ hoạt động dịch vụ đạt 12 tỷ đồng chiếm 2,9% trong tổng thu nhập.
- Tổng chi phí năm 2015 là 360 tỷ đồng. Trong đó, chi trả lãi tiền gửi là 276tỷ đồng chiếm 76,72%, giảm 6,342 tỷ đồng tương đương giảm 2,3% so với năm 2014. Chi phí trong năm giảm nhiều là chi cho hoạt động quản lý và cơng vụ (giảm 41,68%), chi phí khác (giảm 198%)
0 100 200 300 400 500 600 700 800 2013 2014 2015 Jun-16 Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận
Kết quả 06 tháng đầu năm 2016 của Vietinbank Cần Thơ là một bước vượt khá mạnh so với khu vực với lợi nhuận đạt trên 85 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận khá cao tính đến thời điểm hiện tại. Nguyên nhân mức lợi nhuận của Chi nhánh đạt cao như vậy là do Ban Giám đốc chi nhánh đã có những hướng phát triển kinh doanh tốt, chỉ đạo xát xao các phòng ban nghiệp vụ để đạt được kế hoạch và tích cực thu hồi nợ xử lý rủi ro. Sáu tháng đầu năm 2016 chi nhánh đã thu hồi được trên 34 tỷ đồng từ nợ xử lý rủi ro, vượt kế hoạch tại thời điểm 30/06 và đath trên 83% kế hoạch năm.
Hình 3.3: Kết quả kinh doanh của Vietinbank Cần Thơ giai đoạn 2013-06/2016
Nguồn: Vietinbank Cần Thơ
Tóm lại, năm 2015 và những tháng đầu năm 2016 được xem là năm mà
VietinBank Cần Thơ có nhiều thành cơng trong hoạt động kinh doanh. Tiếp tục thực hiện chuyển đổi mơ hình khối khách hàng và khối bán lẻ nhằm chuyên biệt hóa hoạt động của khối khách hàng, nắm bắt được kịp thời nhu cầu của khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm nhằm thiết kế các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm TTKDTM nhằm tăng thu phí dịch vụ. Tích cực tăng trưởng tín dụng, tìm kiếm và giải ngân nhiều khách hàng mới. Tăng cường thẩm định, sàn lọc khách hàng xấu có tài chính yếu kém để rút giảm dư nợ, quyết định cấp tín dụng tập trung về Hội sở chính để hạn chế rủi ro.