Bảng kiểm định hệ số tương quan hạng Spearman

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone của người tiêu dùng tại TPHCM (Trang 71 - 74)

ABSHV XH HI SD TL TC SP Hệ số tương quan hạng Spearman's rho A B S H V Hệ số tương quan 1.000 -.029 .022 -.089 .083 .123 .010 Sig. (2-tailed) .673 .746 .188 .221 .069 .883 N 218 218 218 218 218 218 218

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Kết quả kiểm định cho thấy giá trị Sig. của biến “ảnh hưởng xã hội”, “nhận thức sự hữu ích”, “nhận thức tính dễ sử dụng”, “điều kiện thuận lợi”, “sự tin cậy”, “rủi ro liên quan đến sản phẩm” đều lớn hơn 0.05 nên chúng ta không thể bác bỏ giả thuyết H0: hệ số tương quan của tổng thể bằng 0, như vậy giả thuyết phương sai của sai số thay đổi bị bác bỏ, tức là giả định phương sai của sai số không đổi không bị vi phạm. - Giả định khơng có tương quan giữa các phần dư: đại lượng thống kê Durbin- Watson (d) được dùng để kiểm định tương quan chuỗi bậc nhất. Với mức ý nghĩa 5%, số biến độc lập của mơ hình là 6 và tổng số biến quan sát là 218 tra bảng Durhbin - Watson ta được hai giá trị Du (trị số thống kê trên) =1.831; Dl (trị số thống kê dưới) =1.697, nếu đại lượng thống kê Durbin-Watson nằm trong khoảng Du -> 4-Du (1.831 -> 2.169) thì khơng có tự tương quan bậc nhất. Kết quả nhận được từ bằng 4.10 cho thấy đại lượng thống kê Durbin-Watson có giá trị 1.913, nằm trong khoảng từ 1.831 đến 2.169, nên chấp nhận giả thuyết khơng có sự tương quan chuổi bậc nhất trong mơ hình.

- Giả định phần dư có phân phối chuẩn: kiểm tra biểu đồ phân tán của phần dư hình 4.2 cho thấy phân phối dư xấp xỉ chuẩn (trung bình mean gần bằng 0 và độ lệch chuẩn Std. gần bằng 1). Như vậy, giả định phần dư có phân phối chuẩn khơng bị vi phạm.

Hình 4.2: Biểu đồ tần số Histogram

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Kết quả từ biểu đồ tần số P-P plot (hình 4.3) cho thấy các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng, nên ta có thể kết luận là giả định về phân phối chuẩn khơng bị vi phạm.

Hình 4.3. Biểu đồ tần số P-P plot

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

4.4.2.1. Kiểm định độ phù hợp của mơ hình và hiện tượng đa cộng tuyến. tuyến.

- Kiểm định độ phù hợp của mơ hình

Hệ số R2 thường khơng phù hợp với dữ liệu trong mơ hình vì càng đưa nhiều biến quan sát vào mơ hình thì R2 càng cao, nhưng khơng phải phương trình càng có nhiều

biến sẽ phù hợp hơn với dự liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Do đó, hệ số R2 điều chỉnh được sử dụng để phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mơ hình hồi qui tuyến tính bội vì nó khơng tăng khi tăng thêm số biến quan sát. Kết quả phân tích hồi qui bội (bảng 4.13) cho thấy 𝑅2 điều chỉnh bằng 0.584, nghĩa là mức độ phù hợp của mơ hình là 58.4% hay hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone của người tiêu dùng được giải thích bởi các biến độc lập ảnh hưởng xã hội, nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, rủi ro liên quan đến sản phẫm, sự tin cậy, điều kiện thuận lợi trong mơ hình là 58.4%.

Kết quả từ bảng ANOVA (bảng 4.14) có trị số thống kê F = 51.778 với giá trị Sig. = 0.000 < 0.05 như vậy có thể kết luận là các biến độc lập hiện có trong mơ hình có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc trên tổng thể với mức ý nghĩa kiểm định là 5%. Điều này có nghĩa là mơ hình tác giả xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

- Hiện tượng đa cộng tuyến

Đo lường đa cộng tuyến được thực hiện, kết quả cho thấy hệ số phóng đại phương sai (VIF) có giá trị từ 1.045 đến 1.308 (bảng 4.15) đạt u cầu (VIF<10). Vậy mơ hình hồi qui bội khơng có hiện tượng đa cộng tuyến, mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mơ hình.

4.4.2.2. Phương trình hồi qui

Phương trình hồi quy bội từ kết quả phân tích hồi qui dựa trên hệ số beta chưa chuẩn hóa như sau:

HV = -0.099 + 0.187*XH + 0.316*HI + 0.189*SD + 0.288*TL – 0.133*SP + 0.185*TC

 Các biến độc lập (Xi): nhân tố ảnh hưởng xã hội (XH), nhân tố nhận thức sự hữu ích (HI), nhân tố nhận thức tính dễ sử dụng (SD), nhân tố điều kiện thuận lợi (TL), nhân tố rủi ro liên quan đến sản phẩm (SP), nhân tố sự tiện cậy (TC).

 Biến phụ thuộc (Y): hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone (HV). Trong đó, nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng là nhân tố nhận thức sự hữu ích (hệ số beta chuẩn hóa = 0.395), thứ hai là nhân tố điều kiện thuận lợi (hệ số beta chuẩn hóa = 0.286), thứ ba là ảnh hưởng xã hội (hệ số beta chuẩn hóa = 0.235), thứ tư là nhân tố nhận thức tính dễ sử dụng (hệ số beta chuẩn hóa = 0.162), thứ năm là nhân tố sự tin cậy (0.161) và cuối cùng là nhân tố rủi ro liên quan đến sản phẩm (hệ số beta chuẩn hóa = -0.15).

* So sánh hai mơ hình

Tác giả chạy phân tích hồi qui cho 4 biến độc lập ảnh hưởng xã hội, nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, điều kiện thuận lợi với biến phụ thuộc hành vi dựa theo mơ hình lý thuyết nền chấp nhận và sử dụng công nghệ (Vankatesk,2003) gọi tắt là mơ hình 1 (kết quả xem phụ lục 20) nhằm mục đích đánh giá xem những nhân tố thêm vào có thực sự làm cho mơ hình tốt hơn hay khơng?

Mơ hình của tác giả đã tìm thấy thêm hai biến mới là sự tin cậy và rủi ro liên quan đến sản phẩm so với mơ hình lý thuyết nền (gọi tắt là mơ hình 2) có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone của người tiêu dùng tại TPHCM (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)