Là một doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực bếp ga du lịch, chiếm thị trường trong nước và xuất khẩu rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới. Công ty thiết bị nhà bếp Vina đã không ngừng cải tiến về công nghệ sản xuất. Nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa các dọng sản phẩm. Sản phẩm của công ty ngày càng lấy được lòng tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Để đạt được điều này công ty đã không ngừng cải tiến công nghệ và đạt được những tiêu chuẩn chất lượng như: chất lượng UL – Mỹ, chất lượng CE – Châu Âu, JIA của Nhật.
Để đạt được những tiêu chuẩn trên thì quá trình sản xuất bắt buộc phải theo quy trình khép kín từ khâu thiết kế đến chế tạo và hoàn chỉnh sản phẩm, và tất cả đều được kiểm tra 100% trước khi xuất xưởng.
Đôi khi với chất lượng là mẫu mã về các loại bếp của công ty cũng không ngừng được tăng lên. Trong những năm gần đây công ty đã đưa ra thị trường thêm nhiều dòng dòng sản phẩm mới an toàn cho thị trường tiêu dùng Việt Nam.
Bếp ga du lịch siêu bền Model: NA – 242PS/ NA – 242PF Bếp ga du lịch siêu nhỏ Model: NA – 243PN
Bếp ga đơn: NA – 888AFM/ NA – 880ASM
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động của công ty (2006 -2008)
Đơn vị tính: VNĐ
Năm Doanh thu Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế
2008 180.668.909.616 29.479.286.621 21.225.086.077
( Nguồn: Phòng tài chính công ty) Trong năm 2008, doanh thu của công ty đạt được 180.668.909.616 VNĐ, nhưng vào năm 2009 do chiến lược giá, quảng cáo, marketing công ty đưa ra chưa tốt làm cho sản lượng hàng sản xuất của công ty giảm, các khách hàng đưa ra giá mua thấp khiến doanh thu của công ty giảm xuống còn 135.552.259.468 VNĐ. Điều này một phần cũng là do bộ phận kinh doanh đã không làm tốt nhiệm vụ của mình. Các nhân viên đã không lên kế hoạch cho các chương trình khuyến mãi tốt, không định giá bán thích hợp, đưa ra danh sách khách hàng tiềm năng không phù hợp dẫn đến doanh thu và lợi nhuận không khả quan.
Nhưng vào năm 2010 công ty nhanh chóng tìm lại thị trường cho mình, doanh thu năm 2010 tăng lên 255.668.845.683 VNĐ, để đạt được kết quả đó công ty đã có những cải cách về sản phẩm, thị trường xuất khẩu. Đây cũng là thời gian mà công ty đã có những đầu tư đáng kể cho các chương trình quảng cáo cũng như đánh bóng thương hiệu. Ngoài ra có thể nói sự đóng góp của các nhân viên trong các bộ phận không nhỏ, đặc biệt là bộ phận bán hàng. Họ đã ra sức tìm kiếm khách hàng mới, giữ chân những khách hàng cũ, lên kế hoạch kinh doanh và các chương trình, dịch vụ hậu mãi cho khách hàng bằng những kỹ năng và kinh nghiệm.
Với mục đích là nâng cao giá trị thương hiệu công ty đã đầu tư nhiều cho kinh phí để làm các chương trình quảng cáo. Các hình thức quảng cáo mà công ty hiện đang làm có thể kể đến như: quảng cáo trên các báo Tuổi Trẻ, Sài Gòn Tiếp Thị, Internet, … Ngoài ra công ty còn hỗ trợ các đại lý, siêu thị, trung tâm điện máy thực hiện các chương trình PR, tài trợ cho một số game show trên tivi cũng là một doanh nghiệp nâng cao được giá trị thương hiệu.
Doanh số bán hàng trong năm 2008 của công ty đạt mức 1,2 triệu sản phẩm. Trong đó xuất khẩu đạt 700.000 sản phẩm (riêng thị trường Nhật Bản đạt 400.000 sản phẩm). Xuất khẩu đạt doanh số cao là do năm 2008 công ty đã giới thiệu các sản phẩm mới: bếp nướng ga hồng ngoại, bếp siêu bền, bếp siêu nhỏ vào thị trường Nhật Bản, Đài Loan, …
Doanh số bán hàng năm 2009 của công ty chỉ đạt 900.000 sản phẩm do chiến lược bán hàng và marketing không tốt của công ty. Vì thế xuất khẩu chỉ đạt 500.000 sản phẩm.
Doanh số bán hàng công ty năm 2010 công ty đã có bước nhảy vọt với 1,7 triệu sản phẩm được bán ra. Trong đó xuất khẩu đạt mức 1 triệu sản phẩm.
Để có được doanh số bán hàng 1,7 triệu sản phẩm trong năm 2010, phòng kinh doanh và bộ phận marketing đã có những chiến lược để nâng cao hiệu quả bán hàng: bán hàng hỗ trợ cho công nhân viên các khu công nghiệp, khu chế xuất; bán hàng cho các công ty để làm quà tặng; lên kế hoạch tham gia các chương trình hội chợ bán hàng như: Hội chợ Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, Phiên Chợ Vui, … Bên cạnh đó bộ phận xuất nhập khẩu cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
2.2.1 Nhóm kinh doanh xuất nhập khẩu:
Hiện tại có 9 nhân viên phụ trách kinh doanh xuất nhập khẩu chiếm 25,7% tổng số nhân viên kinh doanh. Xuất khẩu trong năm 2008 đạt được 700.000 sản phẩm chiếm 58,33% tổng doanh số bán hàng, năm 2009 tuy doanh số giảm mạnh nhưng xuất khẩu cũng đạt 500.000 sản phẩm chiếm 55,56% tổng doanh số bán hàng, năm 2010 là một bước nhảy vọt khi xuất khẩu đạt 1 triệu sản phẩm chiếm 58,824% tổng doanh số bán hàng.
Qua đây có thể thấy được tầm quan trọng của nhóm kinh doanh xuất nhập khẩu, doanh số bán hàng xuất khẩu luôn chiếm hơn 50% tổng doanh số bán hàng. Do đó trong tương lai thì xuất khẩu vẫn thế mạnh được công ty chú trọng và khai thác, đặc biệt là thị trường Nhật Bản.
2.2.2 Nhóm kinh doanh hệ thống đại lý và cửa hàng:
Đây là hình thức kinh doanh truyền thống của công ty. Nhóm kinh hệ thống đại lý và cửa hàng năm 2010 đạt doanh số 490.000 sản phẩm chiếm 70% thị phần sản phẩm trong nước.
Với đội ngũ nhân viên kinh doanh, bán hàng được đầu tư cả về số lượng và chất lượng đào tạo theo từng năm. Hiện tại công ty có 14 nhân viên phụ trách mảng
Qua hệ thống cửa hàng và đại lý được phủ rộng trên toàn quốc chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của nhóm kinh doanh hệ thống đại lý và cửa hàng. Hệ thống kinh doanh cửa hàng và đại lý được phân ra từng nhóm riêng đó là:
Nhóm kinh doanh Miền Tây. Nhóm kinh doanh Miền Đông. Nhóm kinh doanh Miền Bắc.
Nhóm kinh doanh Tp. Hồ Chí Minh.
Vì đây là nhóm kinh doanh truyền thống thị trường trong nước của công ty nên luôn nhận được sự quan tâm và đầu tư lớn từ phía công ty. Tuy nhiên doanh số bán hàng phát triển chậm. Từ năm 2006 – 2010: doanh số bán hàng chỉ tăng 30%. Công ty cần phải có những giải pháp để thúc đẩy khả năng tăng doanh số bán hàng.
2.2.3 Nhóm kinh doanh siêu thị và điện máy:
Đây là hình thức kinh doanh còn khá mới đối với công ty, hiện tại công ty đang chú trọng phát triển thị trường Tp. HCM. Các sản phẩm của công ty đã có mặt hầu hết các hệ thống siêu thị và trung tâm điện máy lớn tại Tp. HCM. Trong năm 2010 doanh số bán hàng nhóm này đạt được là khoảng 200.000 sản phẩm chiếm 28.5% tổng doanh số bán hàng thị phần trong nước.
Đội ngũ nhân viên kinh doanh trong hệ thống siêu thị và trung tâm điện máy là 8 người, chiếm 22,85% tổng số nhân viên kinh doanh. Được tuyển dụng và đào tạo làm trong một môi trường kinh doanh chuyên nghiệp và đòi hỏi khả năng giao tiếp và nghiệp vụ bán hàng tổng hợp.
Chúng ta có thể thấy công ty đang dần có sự đầu tư vào hệ thống khách hàng còn khá mới này. Chỉ với riêng thị trường Tp. HCM nhưng công ty đã có tới 8 nhân viên kinh doanh và doanh số bán hàng đã chiếm 28,5% tổng doanh số bán hàng thị trường trong nước đủ để chúng ta thấy được tiềm năng và khả năng phát triển của hệ thống khách hàng siêu thị và trung tâm điện máy. Từ năm 2006 – 2010 doanh số bán hàng đã tăng 60 -70%. Đây là môi trường kinh doanh mà công ty đang hướng đến trong tương lai không xa.
Hiện tại nhìn vào hệ thống những model sản phẩm bếp ga của công ty có trong siêu thị và trung tâm điện máy, cũng như mức chiết khấu giá dành cho từng model sản phẩm sẽ thấy được sự đầu tư của công ty vảo hệ thống khách hàng này.
Bảng 2.6: Giá phân phối tại siêu thị và trung tâm điện máy
STT Model Giá phân phối Giá bán lẻ Chiết khấu
1 NA – 233PE 120.000 144.000 20.00% 2 NA – 234PF 154.000 185.000 20.13% 3 NA – 234SS 182.000 218.000 19.78% 4 NA – 238PF 165.000 198.000 20.00% 5 NA – 239PS 213.000 256.000 20.19% 6 NA – 242PF 141.000 169.000 19.86% 7 NA – 242SS 171.000 205.000 19.88% 8 NA – 785AFM 148.000 179.000 20.95% 9 NA – 786AFM 247.000 296.000 19.84% 10 NA – 787AFM 352.000 416.000 18.18%
( Nguồn: bộ phận bán hàng công ty) Qua đây có thể chứng minh một điều, trong tương lai đây là hệ thống khách hàng mục tiêu và chiến lược của công ty. Chỉ riêng thị phần thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm 28.5% tổng doanh số bán hàng thị trường trong nước. Nếu công ty phát triển hệ thống khách hàng này ra cả nước ngoài thì lợi nhuận mang lại sẽ rất lớn. Do đó công ty phải có những giải pháp và chiến lược để thúc đẩy phát triển hệ thống khách hàng siêu thị và trung tâm điện máy.
2.2.4 Nhóm kinh doanh nhà hàng – quán ăn
Kinh doanh chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh, nhưng khác với 2 nhóm kinh doanh trên với mục tiêu là mang lại lợi nhuận và doanh số bán hàng cho công ty thì hệ thống kinh doanh nhà hàng và quán ăn, công ty không chú trọng đến doanh số bán hàng mà chú trọng tới quảng cáo và marketing hình ảnh, thương hiệu sản phẩm bếp ga của công ty nhiều hơn.
Nhân viên kinh doanh trong hệ thống nhà hàng & quán ăn là 4 người chiếm 11,428% tổng số nhân viên kinh doanh, với doanh số năm 2010 khoảng 10.000 sản phẩm chiếm 0.15% tổng doanh số bán hàng thị trường trong nước. Qua đây chúng ta cũng thấy được mục đích chính của nhóm khách hàng này, với doanh số mà nó
đạt được thì vấn đề kinh doanh và lợi nhuận không được đặt ra ở đây. Công ty muốn thông qua hệ thống khách hàng này để đem hình ành, thương hiệu sản phẩm bếp ga Namilux vào đời sống, sinh hoạt của con người. Nói cách khác yếu tố quảng cáo được đưa lên hàng đầu.
Trong tương lai hệ thống kinh doanh nhà hàng & quán ăn cần được công ty quan tâm và có giải pháp để phát triển. Vì đây là một hình thức quảng cáo và marketing thương hiệu khá tốt mà lại không tốn chi phí quảng cáo.
2.2.5 Dịch vụ chăm sóc khách hàng:
Ngoài các hình thức quảng cáo sản phẩm trên thì công ty còn đưa ra những chiến lược để thu hút khách hàng của mình. Như mọi người đã biết chăm sóc khách hàng là để khách hàng tin tưởng và sẽ mua hàng của công ty nhiều hơn. Dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty là hàng tháng công ty sẽ cử đại diện một vài người đến từng đại lý, cửa hàng hoặc những khách hàng thân thuộc để thăm hỏi đồng thời cũng có thể kiểm tra được số lượng hàng bán của công ty.
Riêng đối với mảng hệ thống siêu thị & trung tâm điện máy thì sẽ có những nhân viên tới từng siêu thị để lau chùi hoặc kiểm tra xem sản phẩm có bị trầy xước hay có bị mất gì không. Ngoài ra hàng tháng công ty còn có những dịch vụ mua hàng được khuyến mãi, đó là hình thức để giữ chân khách hàng cũ và tim kiếm những khách hàng mới.