CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.2 Đánh giá các nguồn lực đầu tư công trên địa bàn tỉnh Cà Mau từ năm
2009 đến năm 2015
Hiện nay Cà Mau vẫn là tỉnh nằm trong nhóm chưa cân đối thu chi ngân sách, vẫn phải nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương, do đó cũng một phần phụ thuộc vào cân đối ngân sách của Trung ương hàng năm.
- Vốn ngân sách nhà nước:
+ Vốn ngân sách địa phương cân đối: là nguồn vốn do Trung ương giao kế hoạch cho tỉnh từ năm 2009-2015 tổng nguồn vốn: 5.552,5 tỷ đồng trong đó từ nguồn thu sử dụng đất 730 tỷ đồng. Nguồn này chi đầu tư tập trung chủ yếu vào các ngành: nông lâm nghiệp thủy sản, công nghiệp điện, giao thông vận tải, giáo dục y tế,..
+ Vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương và các Bộ, ngành Trung ương đầu tư: đây là nguồn vốn của Trung ương hỗ trợ đầu tư thực hiện chỉ định theo mục tiêu, đầu tư chủ yếu vào các chương trình phát triển kinh tế-xã hội các vùng, giống cây trồng vật nuôi, giống thủy sản, khu neo đậu và trú bão cho tàu thuyền, hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo,…với vốn hỗ trợ 7.264,2 tỷ đồng trong năm 2009-2015.
+ Vốn trái phiếu của Chính phủ: Nguồn vốn được Trung ương phân bổ, trong thời gian vừa qua Quốc hội đã ban hành một số nghị quyết về việc sử dụng nguồn vốn này vào các cơng trình giao thơng, thủy lợi, y tế, giáo dục cấp bách,…Và tỉnh đã thực hiện được 5.702,6 tỷ đồng vào hệ thống giao thơng, thủy lợi, giáo dục, y tế.
+Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng phát triển Việt Nam khu vực Minh Hải: là kênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư công, chủ yếu hỗ trợ cho vay lĩnh vực chuyển dịch cơ cấu sản xuất: nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và xuất khẩu thủy sản, cho vay hỗ trợ xuất khẩu với doanh số dẫn đầu cả nước, với số vốn cho vay: 3.974,1 tỷ đồng.
+Vốn từ nguồn xổ số kiến thiết: là nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách của địa phương, đây thuận lợi rất lớn cho Cà Mau trong công tác đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế và văn hóa xã hội với tổng đầu tư 2.160 tỷ đồng.
- Vốn tự có doanh nghiệp nhà nước: 20.335,5 tỷ đồng
Trong thời gian qua tỉnh chỉ đạo rất sâu sát tình hình vốn doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn, nhằm huy động nhiều nguồn đầu tư vào các cơng trình trọng điểm của tỉnh. Giai đoạn này vốn đầu tư của Tập đồn Dầu khí Việt Nam vào cụm Khí Điện Đạm Cà Mau được tính vào nguồn của tỉnh, góp phần đáng kể vào sự phát triển ngành cơng nghiệp của địa phương.
Hình 3.1 Nguồn hình thành Vốn đầu tư công tỉnh Cà Mau giai đoạn 2009 – 2015
(Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Cà Mau) Sơ lược qua các nguồn hình thành vốn đầu tư công tỉnh Cà Mau, nguồn lực đầu tư cơng cịn khá hạn chế:
+ Phụ thuộc vào các dự án đầu tư lớn của Trung ương đầu tư trên địa bàn. Tại thời điểm triển khai dự án đầu tư lớn làm góp phần tăng vốn đầu tư tồn xã hội, sau khi dự án hoàn thành tổng vốn đầu tư giảm.
+ Nguồn quỹ đất ngày càng thu hẹp nên nguồn thu này khó duy trì khi nhu cầu vốn đầu tư để cải thiện kết cấu hạ tầng ngày càng lớn nhưng nguồn vốn có hạn dẫn đến việc bố trí vốn cho một số dự án phải căng kéo, dàn trải.
+ Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư nhưng chưa đầu tư hạ tầng cơ bản để thu hút đầu tư như: cảng biển, đường giao thông chịu tải trọng lớn, các bến sông…
+ Mức vốn dự kiến huy động, thu hút bình quân hàng năm trong giai đoạn 2009-2015 khoảng 20.000 tỷ đồng/năm, nhưng thực tế với chủ trương thắt chặt đầu tư cơng của Chính phủ (từ năm 2011) và khả năng thu hút vốn thấp nên tổng mức vốn huy động và thu hút bình quân chỉ đạt khoảng 13.500 tỷ đồng/năm (bằng 67,5%).
Hiện nay nợ công của cả nước đã tăng cao, chủ trương thắt chặt đầu tư công tiếp tục được thực hiện và các chương trình, dự án đầu tư cơng được quản lý chặt chẽ hơn theo Luật Đầu tư công, dự báo nguồn vốn đầu tư công tăng hàng năm khơng nhiều (bình qn khoảng 10 - 15%/năm). Khó khăn nhất trong thu hút đầu tư vào tỉnh Cà Mau là do yêu cầu và mức vốn chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng cho một đơn vị diện tích khu, cụm cơng nghiệp (và cả cho khu kinh tế Năm Căn) là rất lớn, đây là hạn chế so sánh rất rõ rệt của tỉnh so với các tỉnh miền Đơng.Với chi phí đầu tư cao, nguồn vốn ngân sách khơng có khả năng đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế, cũng không hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh vì hiệu quả thấp.
Nhìn chung cơ cấu nguồn vốn của tỉnh trong giai đoạn 2009-2015 còn nhiều hạn chế phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn Trung ương, nguồn lực nội tại của tỉnh cịn yếu nên tỉnh khơng chủ động nguồn, khi nhu cầu về vốn đầu tư ngày càng tăng.