Hệ số ICOR tổng vốn đầu tư xã hội Vùng ĐBSCL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện đầu tư công trường hợp tỉnh cà mau (Trang 44 - 81)

Hình 3 .9 Hệ số ICOR tỉnh Cà Mau và Việt Nam giai đoạn 2009-2012

Hình 3.13 Hệ số ICOR tổng vốn đầu tư xã hội Vùng ĐBSCL

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh và tính tốn của tác giả)

3.5 NHỮNG TỒN TẠI TRONG KIỂM SỐT ĐẦU TƯ CƠNG VÀ TĂNG TRƯỞN KINH TẾ TẠI TỈNH CÀ MAU

Trong giai đoạn 2009-2015 Nhà nước điều chỉnh nhiều cơ chế, chính sách như thắt chặt đầu tư công, thuế giá trị gia tăng làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội của Cà Mau. Tuy nhiên Cà Mau vẫn đạt mức tốc độ tăng trưởng kinh tế khá bình quân giai đoạn là 9,2% giá hiện hành. Dù chịu nhiều ảnh hưởng suy thoái kinh tế của Việt Nam, thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành nông lâm thủy sản, công nghiệp xây dựng và dịch vụ tỉnh Cà Mau đều có sự chuyển biến tích cực đặc biệt ngành cơng nghiệp xây dựng chủ yếu là sự tăng trưởng mạnh của cụm Khí Điện Đạm Cà Mau tạo động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong giai đoạn. Khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tăng dần tỷ trọng cơng nghiệp xây dựng, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông lâm thủy sản nhằm thực hiện chuyển dần lực lượng lao động từ nông nghiệp

3.40 3.60 3.80 4.00 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 3.80 3.70 3.80 3.96 3.88 3.66 3.89

sang công nghiệp, dịch vụ. Năm 2009 tỷ trọng lao động đang có việc làm trong ngành nông lâm thủy sản là 72,72%, ngành công nghiệp xây dựng 6,08% và dịch vụ 21,2% đến năm 2015 tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản là 52,27%, ngành công nghiệp xây dựng 15,61% và dịch vụ 32,12% chuyển dịch cơ cấu kinh tế giải quyết nhu cầu việc làm hạn chế tối thiếu hiện tượng “ nông nhàn” trong nơng thơn.

Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế khá ổn định, thì đầu tư cơng cũng đã tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư vào Cà Mau, đến năm 2015 Cà Mau đã thu hút 9 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 788,6 triệu USD và tạo “nền” vốn đầu tư ngoài nhà nước hoạt động hiệu quả. Cùng với cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể làm tăng số lượng doanh nghiêp hoạt động đến năm 2015 là 4.208 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 25.835 tỷ đồng tăng 12,52% so với năm 2009 góp phần giải quyết việc làm tại địa phương làm giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 4,89% xuống cịn 2,45%. Cà Mau cũng đưa cải cách hành chính trong đầu tư là một trong những chiến lược cần đột phá trong thời gian vừa qua nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư và triển khai về quản lý đầu tư xây dựng cơng trình như: Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và các Nghị định hướng dẫn. Bên cạnh đó tăng cường cơng tác giám sát, đánh giá đầu tư các dự án, cơng trình hạn chế những sai sót trong đầu tư cơng.

Đầu tư cơng đã góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Cà Mau tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực cịn những tồn tại sau:

- Đầu tư công chưa chú trọng đầu tư khoa học công nghệ

Với lợi thế về vị trí địa lý Cà Mau đang tập trung vào ngành kinh tế biển, nên việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành thủy sản rất quan trọng, với tình hình biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến lớn đến kinh tế của Cà Mau trong những năm tới, bình quân từ 2009-2015 tỷ trọng đầu tư vào khoa học công nghệ 0.2% trong tổng đầu tư. Để kinh tế phát triển bền vững

có chiều sâu, chất lượng và hiệu quả, Cà Mau cần chú trọng đến đầu tư vào nghiên cứu ứng khoa học công nghệ vào sản xuất, nuôi trồng và đào tạo lao động tay nghề cao để ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, vận hành các thiết bị ứng dụng khoa học hiện đại. Đồng thời triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào đời sống nhân dân bằng thực tiễn qua các mơ hình thí điểm tại các hợp tác xã nhằm nhanh chóng nhân rộng mơ hình đạt hiệu quả cao.

- Đầu tư vào các hạ tầng phục vụ nghành kinh tế trọng điểm chưa kịp thời. Xác định trọng tâm Cà Mau là phát triển kinh tế biển và mũi nhọn là ngành thủy sản nhưng hiện nay việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi thời gian qua chưa kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế, chậm điều chỉnh, vùng Bắc Cà Mau quy hoạch sản xuất theo hệ sinh thái ngọt, do đầu tư không kịp thời nên người dân đã tự phát chuyển sang nuôi tôm phá vở quy hoạch vùng, ảnh hưởng đến quy hoạch chung của tồn tỉnh; việc đầu tư hệ thống cơng trình thủy lợi với các cống nhỏ dẫn đến không đảm bảo cấp nước cho một số vùng ni tơm; khơng có trạm bơm nên một số khu vực dù khép kín vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thoát nước làm cho năng suất chất lượng con tôm giảm;

- Đầu tư công với thực hiện cơ chế quản lý và lựa chọn nhà thầu thực hiện

chưa chặt chẽ.

Thực tế cho thấy nhiều dự án cơng trình khi nhà thầu trúng thầu với giá thấp được lựa chọn, nhà thầu thực hiện dự án cơng trình kê khai cao xin điều chỉnh, đơn vị chủ đầu tư chưa thực hiện đúng cơ chế quản lý vốn là nếu nhà thầu khơng thực hiện được thì tiến hành đấu thầu lại và chọn nhà thầu khác. Chính vì đều này đã làm cho các chủ đầu tư lựa chọn những nhà thầu kém năng lực với giá bỏ thầu thấp, làm mất đi tính cạnh tranh của những nhà thầu có năng lực, làm tăng nguồn vốn đầu vào dự án, các cơng trình khi nguồn vốn có hạn.

- Đầu tư công với cơng tác quy hoạch chưa hợp lý gây lãng phí.

Hiện trạng quy hoạch đầu tư và xây dựng thực tế tại Cà Mau cho thấy những khu chợ Phường 5, chợ Cầu Nhu và một số khu vực chợ ở các huyện được mọc lên nhưng tình trạng không người đến bán, không người đến mua và Khu trung tâm thương mại Cửu Long do Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam xây dựng năm 2008 và đi vào sử dụng với diện tích gần 10 hecta, vốn đầu tư gần 300 tỷ hiện nay không thu hút được các nhà kinh doanh, buôn bán trong tỉnh do địa thế không thuận lợi và công tác thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội của dự án chưa được quan tâm đúng mức. Với các dự án đầu tư mang lại hiệu quả sử dụng rất thấp, lãng phí trong đầu tư khi nguồn vốn đầu tư của tỉnh còn rất hạn chế, nhiều nghành, lĩnh vực cần được đầu tư mang lại hiệu quả cao hơn.

- Chưa ban hành cơ chế khuyến khích tư nhân đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao

thông

Với nguồn vốn nhà nước có hạn như hiện nay, đặt biệt nhu cầu về hạ tầng giao thông, thủy lợi cao nhất trong các nhu cầu về đầu tư tỉnh. Theo thống kê từ Sở Kế hoạch đầu tư giai đoạn 2009-2015 nguồn vốn đầu tư khu vực tư nhân chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng vốn đầu tư khu vực tư nhân của cả giai đoạn, chủ yếu những cơng trình nhỏ như lộ bê tơng nơng thơn và một số cơng trình được tỉnh giao thực hiện nhằm kịp tiến độ theo qui định. Và hiện nay hầu hết các hạ tầng giao thông của tỉnh đều do Trung ương, tỉnh đầu tư theo dự án, chương trình trọng điểm của quốc gia, cơng trình bức xúc của tỉnh và các cơng trình nằm trong quy hoạch nguồn vốn đã cân đối từ ngân sách tỉnh. - Nguồn thu tại địa phương hạn hẹp, tỉnh chưa chủ động các cơng trình địa

phương

Nguồn thu của Ngân sách tỉnh giới hạn, các cơng trình dự án khi thực hiện phải cân đối được nguồn tại địa phương theo qui định. Các cơng trình trọng

điểm có sự tác động lớn với sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh thì phụ thuộc vào nguồn vốn Trung ương, làm giảm tính chủ động của tỉnh trong việc định hướng và tạo đà phát triển kinh tế của tỉnh. Bên cạnh đó chưa có sự phối hợp nhịp nhàng của 2 nguồn chi lớn chi phát triển và chi thường xuyên đối với cơng trình mới xây dựng và cơng trình cũ đã xuống cấp khơng được duy tu, bảo dưỡng sửa chữa kịp thời làm cho chi phí phát sinh ngày càng tăng tạo thêm gánh nặng cho ngân sách của tỉnh.

-Phân bổ nguồn vốn chưa dựa vào hiệu quả dự án.

Hiện nay công tác lựa chọn dự án, đề xuất cơng trình để đầu tư và phân bổ nguồn vốn cho các địa phương trong tỉnh chủ yếu dựa vào quy hoạch địa phương và định hướng kinh tế xã hội 5 năm của tỉnh nên việc loại bỏ dự án mang lại hiệu quả thấp thường mang tính chủ quan, định tính.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trước đây Cà Mau là một tỉnh khá khó khăn do vị trí địa lý nằm cách do TP Hồ Chí Minh, nhiều trở ngại trong q trình lưu thơng giữa các tỉnh trong Khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Những năm gần đây được Nhà nước quan tâm cùng với sự nỗ lực của lãnh đạo tỉnh và lợi thế lớn (thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, là điểm cuối của tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam thuộc Chương trình Hợp tác tiểu vùng sông MêKông – GMS (kết nối với Campuchia, Thái Lan); vùng biển của tỉnh tiếp giáp với các nước trong khu vực, nằm ở trung tâm vòng cung khu vực Đông Nam Á, trên tuyến hành lang giao thông đường biển quốc gia và quốc tế, có khả năng xây dựng cảng biển nước sâu trở thành cảng trung chuyển của khu vực. Đầu tư công của Cà Mau đã được tăng lên đáng kể là sự đóng góp của cụm Khí Điện Đạm Cà Mau vào tăng trưởng GDP là rất lớn và tương lai là các khu

công nghiệp đặt biệt là khu Kinh tế Năm Căn.

Tuy còn nhiều hạn chế và một số tồn tại trong kiểm sốt, đầu tư cơng đã đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của Tỉnh Cà Mau, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng làm thay đổi diện mạo của tỉnh đặt biệt là vùng nông thơn.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

4.1Tóm tắt kết quả nghiên cứu chính

Kết quả nghiên cứu, khảo sát, đánh giá của tác giả thì cơ cấu đầu tư công tác động đến tăng trưởng kinh tế góp phần tăng trưởng kinh tế, đầu tư công thời gian qua đã tập trung chủ yếu vào xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo đà phát triển cho các ngành kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao phúc lợi xã hội với các chương trình mục tiêu quốc gia góp phần xóa đói giảm nghèo trong tỉnh. Và kết quả nghiên cứu thực tế tại tỉnh Cà Mau phù hợp với cơ sở lý thuyết đã trình bày, với điều kiện nguồn đầu tư công ngày càng thu hẹp, để chuyển hướng và tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư tư nhân và thu hút đầu tư nước ngồi tham gia ngày càng nhiều góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Ngồi kết quả đạt được thì đầu tư cơng cũng bộc lộ nhiều hạn chế như thực hiện đầu tư mà chưa tính hiệu quả của cơng tác đầu tư, gây ra sự lãng phí, tham nhũng,...đây là những rào cản đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Để đầu tư cơng mang lại hiệu quả cao góp phần tăng trưởng theo chiều sâu vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, tỉnh cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư giúp cơ cấu đầu tư dịch chuyển đúng hướng ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng và theo xu hướng tăng trưởng bền vững của cả nước.

4.2 Giải pháp và khuyến nghị chính sách.

4.2.1 Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tỉnh Cà Mau

Tạo điều kiện đầu tư công phát huy hiệu quả là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo đà cho các nghành kinh tế phát triển và chuyển dịch theo đúng định hướng của Chính phủ. Với điều kiện nguồn vốn đầu tư ngày càng thu hẹp, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, hiệu quả đầu tư chưa cao, một số dự án

trọng yếu quy hoạch chưa phù hợp với nhu cầu phát triển của tỉnh. Tuy nhiên thời gian qua đầu tư công trong các lĩnh vực tại Cà Mau cũng đã tác động và mang lại hiệu quả nhất định trong một số dự án, để duy trì và tiếp tục nâng cao hiệu quả đầu tư công Cà Mau cần thực hiện một số giải pháp và khắc phục những tồn tại trong kiểm sốt đầu tư cơng để công tác đầu tư ngày càng chặt chẽ, hồn thiện như sau:

4.2.1.1 Cơng tác đầu tư khoa học công nghệ

Đây là lĩnh vực cần được tỉnh đầu tư quan tâm đúng mức trong giai đoạn này vì để phát triển bền vững nền kinh tế của tỉnh cần phải phát triển theo chiều sâu nhằm tăng chất lượng tăng trưởng, khả năng cạnh tranh của kinh tế và tăng mức đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào GDP của tỉnh. Ngành kinh tế thủy sản được xác định là ngành mũi nhọn của tỉnh vì vậy cần chú trọng nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ nhằm tăng năng suất, chất lượng, tỷ lệ hàng có giá trị gia tăng hàng thủy sản xuất khẩu. Ngoài ra cần đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu và triển khai các ứng dụng khoa học kỹ thuật nuôi trồng đến người dân, tạo điều kiện hỗ trợ khuyến khích đầu tư tư nhân tham gia vào lĩnh vực này đặc biệt là các công ty nuôi trồng và chế biến thủy sản đóng trên địa bàn tỉnh.

4.2.1.2 Cơng tác qui trình quản lý vốn và lựa chọn nhà thầu

Cần thực hiện chặt chẽ qui trình quản lý vốn, rà sốt chấn chỉnh lại một số khâu chưa thực hiện nghiêm túc như về báo cáo, kiểm tra và trách nhiệm giám sát chưa cao.

Với qui định đấu thầu hiện nay chủ yếu là đấu thầu về giá để lựa chọn nhà thầu, để hạn chế khe hở của qui định đấu thầu tỉnh cần đưa thêm các điều kiện ràng buộc trọng tâm của các dự án về chất lượng cơng trình, thời gian thực hiện, năng lực của nhà thầu, yếu tố tác động đến môi trường khi thực hiện cơng trình, mức phạt cơng trình chưa hồn thành đúng tiến độ. Đồng thời

hạn chế tối thiểu việc xin điều chỉnh mức tăng gói thầu với các dự án đang thực hiện.

4.2.1.3 Công tác lập quy hoạch

Rút kinh nghiệm từ các quy hoạch trước đây, công tác quy hoạch cần gắn với phát triển kinh tế xã hội và xuất phát từ nhu cầu thực tế của ngành, địa phương phải mang tính đồng bộ, thống nhất phù hợp với thế mạnh kinh tế của tỉnh.

Tổ chức đơn vị độc lập đủ trình độ chun mơn đánh giá, khảo sát và phản biện các quy hoạch của tỉnh nhằm hạn chế tối thiểu việc quy hoạch “treo”, thiếu thực tế gây ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu hạ tầng, ngành.

Cơng tác quy hoạch phải tính đến biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã tác động gây ngập triều cao hơn, diện rộng hơn, nhiều cơng trình hạ tầng và khu dân cư ven biển bị ngập khi nước triều lên, tình trạng sạt lở ven biển, ven sông gia tăng và diễn biến phức tạp.

4.2.1.4 Công tác thẩm định đánh giá hiệu quả dự án đầu tư công

Tỉnh cần quan tâm đến công tác thẩm định đánh giá hiệu quả của các dự án trước khi dự án được phê quyệt, tuân thủ nghiêm túc tiêu chuẩn thẩm định, cơng tâm trong q trình lựa chọn những dự án có hiệu quả. Kiên quyết loại bỏ những dự án khơng khả thi, mang tính cục bộ địa phương, thiếu sự lan tỏa của những dự án trọng điểm có ý nghĩa quốc gia cần hiệu quả cao nhằm thúc đẩy kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.

4.2.1.5 Xác định đầu tư hệ thống thủy lợi và hạ tầng phục vụ nghành mang tính đột phá và có sức tác động lớn đến nền kinh tế của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện đầu tư công trường hợp tỉnh cà mau (Trang 44 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)