Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tốc độ tăng bình quân 2011 - 2014 (%) - Diện tích (ha) 67.102 64.434 68.250 68.418 0,73 + Tôm 44.811 42.056 46.095 46.799 1,66 + Cá 21.637 21.715 21.280 20.820 -1,27 + Thủy sản khác 654 663 875 799 8,22 - Sản lượng (tấn) 195.295 181.011 195.140 206.725 2,14 + Nuôi trồng 142.045 124.927 138.556 148.342 1,97 + Khai thác 53.250 56.084 56.584 58.383 3,13
(Nguồn: Niên giám thống kê 2011-2014, Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng)
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Tình hình kinh tế
Ước tổng sản phẩm xã hội của tỉnh (GDP) tăng bình qn trong 5 năm (2011- 2015) là 9,39%/năm; trong đó, khu vực I tăng 4,74%; khu vực II tăng 9,27%; khu vực III tăng 16,38%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng giá trị khu vực I, II và III trong GDP (theo giá hiện hành) năm 2015 là 37,61% - 14,01% - 48,38% (tỷ trọng giá trị tương ứng 3 khu vực năm 2010 là 49,75% - 15,63% - 34,62%). GDP bình quân đầu người ước thực hiện năm 2015 là 1.800 USD.
Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; rà soát, bổ sung quy hoạch trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp (mở rộng diện tích lúa đặc sản; quy hoạch sản xuất mía, hành tím, cây ăn trái đặc sản; bảo vệ và phát triển diện tích rừng); quan tâm sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất. Tập trung phát triển mơ hình cánh đồng mẫu lớn (phát triển được 377 cánh đồng, từ 20 đến 800 ha), 90% diện tích lúa được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Tổng sản lượng lúa năm 2015 ước đạt 2,25 triệu tấn; trong đó, lúa đặc sản chiếm tỷ trọng 27,58%. Chăn nuôi gia súc, gia cầm đang chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi gia trại, trang trại tập trung; tồn tỉnh hiện có 197 trang trại; trong đó, có 121 trang trại chăn ni heo, 54 trang trại nuôi gà và 22 trang trại ni bị sữa.
Ngành kinh tế mũi nhọn thủy, hải sản tiếp tục được đầu tư, phát triển; chỉ đạo nuôi tôm nước lợ theo quy hoạch; tăng cường quản lý nhà nước gắn với tổ chức lại sản xuất, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ ni thủy sản; thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ,... Năm 2015, diện tích ni trồng thủy sản ước đạt 68.000 ha; trong đó, diện tích ni tơm 45.000 ha (có 35.000 ha ni thâm canh và bán thâm canh). Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản năm 2015 ước đạt 220.000 tấn, tăng 30,95% so với năm 2010; trong đó, sản lượng khai thác biển đạt 58.000 tấn, tăng 1,55 lần so với năm 2010. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 01 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản năm 2015 dự kiến đạt 157 triệu đồng.
Giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng trưởng bình quân 5,97%/năm. Ước năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) thực hiện 10.000 tỷ đồng, tăng 1,34 lần so năm 2010. Thực hiện đầu tư hồn chỉnh khu cơng nghiệp An Nghiệp (tỷ lệ lắp đầy đạt 80%); đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trần Đề; phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn các huyện; phối hợp Tập Đồn Dầu khí Việt Nam triển khai Trung tâm Điện lực Long Phú; (dự kiến đến năm 2018 phát điện Tổ máy số 1 Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1, công suất 1.200 MW); kêu gọi đầu tư các dự án điện gió. Tồn tỉnh hiện có 6.843 cơ sở cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp; trong đó, có 11 nhà máy chế biến thuỷ sản, tổng cơng suất trên 126.000 tấn, sản lượng chế biến 62.296 tấn/năm, giải quyết việc làm 50.000 lao động.
Ước tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá của tỉnh năm 2015 đạt 700 triệu USD, tăng 1,43 lần so với năm 2010; trong đó, giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản 640 triệu USD, chiếm 91,43% giá trị xuất khẩu, tăng 1,62 lần so với năm 2010. Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2015 ước đạt 50.000 tỷ đồng (tăng 2,3 lần so với năm 2010); tốc độ tăng bình quân hàng năm (2010 - 2015) là 18,13%/năm.
Quản lý và điều hành NS đi vào nề nếp; thu nội địa tăng bình quân gần 10%/năm; thu NS tăng bình quân 12,66%/năm; năm 2015 ước đạt 1.998 tỷ đồng. Hoạt động của các tổ chức tín dụng cơ bản bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh; ưu tiên vốn tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, .......; tỷ lệ nợ xấu bình quân 4%.
Hoạt động du lịch có bước phát triển. Các điểm, khu du lịch theo quy hoạch được quan tâm đầu tư. Khách tham quan du lịch đến tỉnh ngày càng tăng, ước tính có khoảng 01 triệu lượt khách/năm; trong đó, có gần 20.000 lượt khách quốc tế, 190.000 lượt khách lưu trú. Doanh thu dịch vụ du lịch bình qn 250 tỷ đồng/năm. Bưu chính viễn thơng phát triển khá nhanh; đầu tư cơ bản hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và truyền thông các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện.
Tăng cường lãnh đạo củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể. Đến nay, tồn tỉnh có 117 hợp tác xã và 01 liên hiệp hợp tác xã, với 31.058 thành viên; 2.536 tổ hợp tác, với 55.790 thành viên. Nhìn chung, các tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động hiệu quả, thiết thực với nhiều ngành nghề, lĩnh vực, tạo được niềm tin đối với xã viên.
2.1.2.2. Tình hình xã hội
Hoạt động phát thanh - truyền hình, văn hố, văn nghệ kịp thời phổ biến, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của Nhân dân. Thiết chế văn hoá từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm đầu tư; đến nay 11/11 huyện, thị xã, thành phố có Trung tâm văn hóa - thể thao; 94/109 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa, 569 nhà sinh hoạt cộng đồng ở các ấp. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá dân tộc về vật thể, phi vật thể được chú trọng.
Phong trào toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục phát triển, phát huy được tinh thần tương thân, tương ái, thực hiện nếp sống văn minh, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Phong trào quần chúng luyện tập thể dục thể thao chuyển biến tốt, tỷ lệ người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên chiếm khoảng 30% dân số. Thể thao thành tích cao được chú trọng, các vận động viên của tỉnh đã tham dự nhiều giải thi đấu quốc tế, quốc gia và khu vực; từ năm 2011 đến nay đạt được 137 huy chương vàng, 136 huy chương bạc và 169 huy chương đồng.
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển, phục vụ tốt hơn nhu cầu học tập của người dân; từ năm 2011-2015, NSNN đầu tư cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo hơn 10.000 tỷ đồng. Chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên; 100% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Công tác giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề được đầu tư phát triển với nhiều loại hình, góp phần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển tỉnh
Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng tốt hơn. Thực hiện tốt cơng tác y tế dự phịng, khơng để dịch lớn xảy ra. Có nhiều giải pháp giảm quá tải và nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ y, bác sĩ. Đội ngũ cán bộ y tế phát triển cả về số lượng và chất lượng; tồn tỉnh hiện có 628 bác sĩ, bình qn 4,78 bác sĩ/vạn dân; 78% trạm y tế có bác sĩ phục vụ; 100% trạm y tế xã có nữ hộ sinh từ trung cấp trở lên; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 0,9% và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 14,5%.
Hàng năm giảm từ 2% - 3% hộ nghèo; trong đó, hộ nghèo Khmer giảm trên 3%/năm; từ năm 2011 đến năm 2015, giảm 48.900 hộ nghèo, ước đến cuối năm 2015, tồn tỉnh cịn 30.200 hộ nghèo, chiếm 9,24% tổng số hộ, đạt chỉ tiêu Nghị quyết. Thường xuyên quan tâm công tác bảo đảm an sinh xã hội; trong đó, chú trọng gia đình chính sách, người có cơng, đối tượng bảo trợ xã hội, người có thu nhập thấp. Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, đối tượng chính sách, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng bảo trợ xã hội. Đặc biệt, tỉnh đã triển khai thực hiện hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ cận nghèo giai đoạn 2012-2015; ước đến cuối năm 2015, có 77,8% dân số tham gia bảo hiểm y tế.
Bình quân hàng năm giải quyết việc làm mới 23.000 lao động, góp phần giảm tỷ lệ lao động khơng có việc làm ở khu vực thành thị xuống còn 3%; trên 90% lao động khu vực nơng thơn có việc làm thường xun. Từ năm 2011 đến năm 2015, đào tạo nghề cho trên 132.300 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 30% năm 2010 lên 51% năm 2015; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 45%.
Hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ được đẩy mạnh với nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản, bảo vệ môi trường,.. Kết quả nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KHCN sản xuất đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, phát triển KTXH. Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đã tập trung vào nghiên cứu các giải pháp để thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; lịch sử đấu tranh cách mạng; phát triển nguồn nhân lực; bảo tồn văn hóa, nghệ thuật của đồng bào Khmer. Trên lĩnh vực khoa học tự nhiên, nổi bật là đã lai tạo được các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, như các dòng lúa ST.
2.2. BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ NSNN TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2014 ĐOẠN 2011 - 2014
2.2.1. Mơ hình quản lý NSNN của tỉnh Sóc Trăng hiện nay
2.2.1.1. Hội đồng nhân dân các cấp: Quyết định dự toán và phân bổ ngân
sách địa phương; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; Quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương; Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; Giám sát việc thực hiện NS đã được HĐND quyết định. Riêng đối với HĐND tỉnh được quyền quyết định thu một số khoản thu về phí, lệ phí, các khoản thu khác theo quy định của Chính phủ.
2.2.1.2. Ủy ban nhân dân các cấp: Lập dự toán và phương án phân bổ ngân
sách địa phương, dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo CQTC cấp trên trực tiếp. Quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động thu NSNN trên địa bàn và thu, chi ngân sách địa phương; Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và HĐND cùng cấp về công tác quản lý, điều hành ngân sách địa phương. Trực tiếp quản lý các đơn vị dự toán thuộc phạm vi quản lý.
2.2.1.3. Cơ quan tài chính: Có trách nhiệm tham mưu, giúp việc UBND cùng
cấp trong công tác quản lý, điều hành thu, chi NSNN. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán và các cấp NS lập, chấp hành và quyết toán NSNN. Chịu sự quản lý của UBND cùng cấp và sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn của CQTC cấp trên trực tiếp.
2.2.1.4. Cơ quan Thuế: Chịu trách nhiệm quản lý thu các loại thuế, phí và lệ
phí và các khoản thu khác của NSNN thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2.2.1.5. Cơ quan Hải Quan: Chịu trách nhiệm thu thuế các loại hàng hóa xuất
nhập khẩu trên địa bàn hoạt động theo quy định của pháp luật.
2.2.1.6. Kho bạc Nhà nước: Chịu trách nhiệm quản lý thu, chi quỹ NSNN,
hạch toán số thu NS được hưởng theo tỷ lệ điều tiết của từng cấp NS; kiểm soát, thanh toán chi thường xuyên theo dự toán và tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước, thanh toán vốn đầu tư XDCB theo quy định hiện hành.
2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý NSNN của tỉnh Sóc Trăng 2.2.2.1. Đối với cấp tỉnh 2.2.2.1. Đối với cấp tỉnh
a) Sở Tài chính: Là cơ quan chun mơn trực thuộc UBND tỉnh Sóc Trăng,
chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh và sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài chính. Việc theo dõi, quản lý, điều hành thu, chi NSNN được phân cơng cho một số phịng, ban như sau:
- Phòng Quản lý Ngân sách
+ Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý, tổng hợp thu NSNN trên địa bàn tỉnh; thu - chi ngân sách địa phương (cả 3 cấp NS); cân đối, bố trí đảm bảo nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chi của tỉnh; xây dựng kế hoạch phân bổ dự toán NS cho các đơn vị dự toán và các cấp NS của tỉnh.
+ Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý, tổng hợp thu NSNN trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện); thu - chi NS cấp huyện (bao gồm cả cấp xã, phường, thị trấn); hướng dẫn, thẩm tra các huyện lập, chấp hành và quyết toán NSNN.
+ Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý kinh phí của các cơ quan hành chính (các đơn vị dự tốn cấp 1), các đơn vị sự nghiệp cơng lập và các Hội, Đoàn thể thuộc tỉnh quản lý; hướng dẫn, thẩm tra các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể lập, chấp hành và quyết toán NSNN.
- Thanh tra Tài chính: Chịu trách nhiệm thanh tra việc chấp hành các quy
định của pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các cấp NS trên địa bàn tỉnh.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư
Là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh, chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh và sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác phân bổ, quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) thuộc tỉnh quản lý. Phối hợp với các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố để xây dựng kế hoạch phân bổ vốn đầu tư XDCB hằng năm; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước trong việc phân bổ, giao kế hoạch vốn và sử dụng vốn đầu tư XDCB của các cấp, các ngành thuộc tỉnh.
c) Cục Thuế
Là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh về lập dự tốn thu NSNN, về cơng tác quản lý thuế trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tuyên truyền, hướng dẫn, chính sách thuế của Nhà nước; hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế; tổ chức các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế; quản lý biên lai, ấn chỉ theo quy định,...
d) Chi cục Hải quan Sóc Trăng (trực thuộc Cục Hải Quan thành phố Cần Thơ)
Là cơ quan trực thuộc Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của Nhà nước về hải quan trên địa bàn hoạt động của Chi cục Hải quan; áp dụng các biện pháp để phịng, chống bn lậu; Tổ chức thực hiện thu thuế và các khoản thu khác của NSNN đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;...
e) Kho bạc Nhà nước tỉnh