Các nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.3. Các nghiên cứu liên quan

2.3.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam

Nguyễn Việt Hùng đã nghiên cứu hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2000-2005, trong nghiên cứu tác giả đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của ngân hàng bằng các tiêu chí theo mơ hình Camel, sau đó hồi quy với Tobit, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như: tài sản của ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tỷ lệ tiền gửi, tỷ suất sinh lời trên tài sản, tỷ lệ nợ xấu,… có ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn đó.

Nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bài viết sử dụng mơ hình hồi quy Tobit dựa trên số liệu 39 ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đọa 2005-2012 để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các NHTM Việt Nam thông qua các chỉ tiêu ROA và ROE. Nghiên cứu đề cập đến các yếu tố tổng chi phí hoạt động trên doanh thu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay so với tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu, loại hình ngân hàng.

Nghiên cứu của Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà đã nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Với kỹ thuật phân tích hồi quy bảng và áp dụng ảnh hưởng cố định (Fix Effects), nghiên cứu đã tìm thấy 2 yếu tố (mức độ an toàn vốn và lãi suất thị trường) tác động ngược chiều hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong khi đó, chất lượng tài sản, chất lượng quản trị chi phí, và thanh khoản có tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Nghiên cứu “Lợi nhuận và rủi ro từ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng thương mại Việt Nam” của Võ Xuân Vinh & Trần Thị Phương Mai xem xét vấn đề đa dạng

hóa thu nhập thơng qua phân tích lợi nhuận và rủi ro của các NHTM Việt Nam. Tác giả sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy cho dữ liệu bảng với mẫu bao gồm 37 NHTM 2006-2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng càng đa dạng hóa các hoạt động thì lợi nhuận càng cao. Tuy nhiên, phân tích yếu tố rủi ro cho thấy các ngân hàng có mức độ đa dạng hóa thu nhập càng cao thì lợi nhuận điều chỉnh rủi ro giảm. Bằng chứng thực nghiệm chỉ ra đa dạng hóa thu nhập khơng có lợi cho các NHTM ở Việt Nam.

2.3.2. Tóm lược kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Như vậy, qua phần tổng kết các nghiên cứu trong và ngồi nước ở trên có thể rút ra cho luận văn một số gợi ý trong việc lựa chọn các biến liên quan đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam như: quy mô tài sản, khả năng thanh khoản, chất lượng tài sản, đa dạng hóa thu nhập, chất lượng quản lý tạo cơ sở cho việc xây dựng mơ hình nghiên cứu hiệu quả hoạt động của NHTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nền kinh tế ngày càng gay gắt, cạnh tranh giữa các NH với các trung gian tài chính phi ngân hàng và các ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên sự gia tăng sức ép cạnh tranh sẽ tác động đến ngân hàng như thế nào còn phụ thuộc vào khả năng thích nghi, năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động của chính các ngân hàng. Các NH khơng có khả năng cạnh tranh sẽ được thay thế bằng các NH có hiệu quả hơn, điều đó cho thấy chỉ có các ngân hàng có năng lực tài chính tốt, hoạt động hiệu quả mới có lợi thế cạnh tranh và tồn tại bền vững.

Có rất nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng bao gồm yếu tố bên ngoài: tốc độ tăng trưởng kinh tế, chính sách pháp luật, khoa học công nghệ…và yếu tố bên trong như năng lực tài chính, uy tín thương hiệu NH, mạng lưới kênh phân phối, sự đa dạng sản phẩm…

Có nhiều chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động ngân hàng liên quan đến mức độ an tồn vốn, chất lượng tín dụng, thu nhập, chi phí và khả năng thanh khoản để từ đó xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động NH là cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)