Thực trạng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 35)

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC NHTMVN

3.2. Thực trạng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng

thương mại 2007-2015

3.2.1. Mức độ an toàn vốn của NHTM

Quy mô tài sản hệ thống NHTM Việt Nam

Trong những năm trở lại đây, sự tăng trưởng nhanh về quy mô vốn đã giúp các ngân hàng cải thiện đáng kể năng lực tài chính. Tuy nhiên, quy mơ hệ thống ngân hàng Việt Nam còn rất nhỏ so với khu vực.

(Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia)

Hình 3.1: So sánh quy mơ hệ thống ngân hàng Việt Nam so với các nước trong khu vực năm 2015

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Từ 2006 việc quy định vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng đến 2010 của các NHTM cũng giúp cải thiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Việc quy định vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng và thậm chí cịn cao hơn nữa sẽ có hai tác dụng. Thứ nhất, tránh tình trạng bị chi phối bởi một hay một vài cá nhân, điều đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống ngân hàng Việt Nam vào cuối thập niên 1990 . Thứ hai giảm được vấn đề về tâm lý ỷ lại và lựa chọn bất lợi. Với một mức vốn đáng kể thì chủ sở hữu ngân hàng sẽ hành động có trách nhiệm hơn để bảo vệ tài sản của họ. Hơn thế những giới hạn về sở hữu, cấp tín dụng nhằm hạn chế sự lũng đoạn tổ chức tín dụng đã được quy định chặt chẽ trong các quy định hiện hành.

Và từ ngày 01/10/2010 theo thông tư 13/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của NHNN thì tỉ lệ này sẽ được điều chỉnh từ 8% lên 9% (trên thế giới tỉ lệ phổ biến là 12%). Việc tăng tỷ lệ an toàn vốn là cần thiết, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm khuyến khích các ngân hàng tái cơ cấu và nâng cao tiềm lực tài chính. Với việc nâng hệ số đủ vốn lên 9% trong Thông tư 13 và quy định về vốn pháp định tối thiểu

- 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 (tỷ USD) 482 1,926 607 462 300 2,539 30,896 1,368 237 8,079 Thái Lan Hàn Quốc Malaysia Indonesia Việt Nam Hong Kong Trung Quốc Đài Loan Phillippines Nhật Bản

theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ là cơ sở hết sức quan trọng để nâng cao tiềm lực tài chính của các TCTC. Đồng thời việc điều chỉnh này phù hợp với thực tế hiện nay, khi nhiều NHTM hoạt động theo mô hình cơng ty mẹ - cơng ty con. Hệ số an tồn vốn (vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro (Capital Adequacy Ratio - CAR) là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của ngân hàng. Chỉ tiêu này dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh tốn các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành.

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Hình 3.2: Tỷ lệ an tồn vốn của NHTM Việt Nam 2007-2015

Nhìn chung từ 2007-2015, tỷ lệ CAR của các NHTM có tăng lên và đáp ứng quy định của Nhà Nước. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn thấp so với các nước trong khu vực, hệ số an toàn vốn được cải thiện chưa nhiều trong khi hệ thống ngân hàng vẫn

còn tiềm ẩn rủi ro. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng thương mại nhà nước

thường thấp hơn 3% so với toàn hệ thống; 2% với các ngân hàng thương mại cổ phần; thấp hơn rất nhiều so với các ngân hàng nước ngồi. Trong khi đó ngân hàng thương mại nhà nước lại chiếm đến hơn 40% thị phần huy động và cho vay toàn thị

9.00% 9.20% 9.32% 10.98% 10.80% 13.75% 12.56% 12.75% 12.83% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 CAR CAR

trường. Mặc dù các quốc gia trong khu vực đã áp dụng Basel 2 và Basel 3, tỷ lệ an toàn vốn của Việt Nam (theo Basel 1) vẫn ở mức thấp so với các quốc gia trong khu vực. Nếu tính đúng, tính đủ các loại rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường... và xác định chính xác vốn tự có thực (loại bỏ vốn ảo do sở hữu chéo) của các ngân hàng thương mại theo u cầu của Basel II thì hệ số an tồn vốn của các ngân hàng thương mại thấp hơn nhiều so với các số liệu công bố. Điều này cho thấy sự phát triển thiếu bền vững của các ngân hàng Việt Nam.

(Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia)

Hình 3.3: Hệ số an tồn vốn của một số nước Châu Á năm 2015

3.2.2. Tăng trưởng hằng năm của huy động vốn

16 14.3 12.6 14 15.1 16 15.1 12.83 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Singapore Hàn Quốc Đài Loan Ấn Độ Malaysia Hồng Kông Thái Lan Việt Nam

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Hình 3.4: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các NHTM Việt Nam 2007-2015

Năm 2010-2011 lượng tiền gửi huy động đã suy giảm nhanh chóng, chính sách trần lãi suất huy động VND ở mức 14% năm 2011 đã gây ra sự suy giảm nguồn vốn huy động tiền gửi từ dân cư và thanh khoản trở thành mối quan ngại sâu sắc với hệ thống ngân hàng. Đến năm 2012 và 2013 huy động vốn tăng trưởng mạnh. Những chuyển biến tích cực của kinh tế vĩ mô, các biện pháp linh hoạt trong chính sách tiền tệ và bước đầu thúc đẩy cơ cấu lại hệ thống ngân hàng đã tạo ra một môi trường ổn định hơn, thuận lợi hơn cho hoạt động tiền tệ tín dụng. Đã có những bứt phá trong hoạt động huy động vốn. Từ 2014-2015 tốc độ tăng trưởng huy động vốn vẫn tăng trưởng khá nhưng chững lại. Việc tăng nguồn vốn huy động trong thời gian gần đây đã giúp ngân hàng chủ động trong kinh doanh, nâng cao vị thế cũng như năng lực cạnh trạng của ngân hàng trên thị trường

3.2.3. Chất lượng hoạt động tín dụng

Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Giai đoạn 2007 - 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn khoảng 35%/năm,

cá biệt năm 2007 lên tới 53%. Xét quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng

kinh tế cho thấy giai đoạn 2007 - 2010, tăng trưởng tín dụng gấp 5 - 6 lần tốc độ

tăng GDP, đó là điều khơng hợp lý, thể hiện hiệu quả đồng vốn thấp, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tăng vốn. Sự tăng mạnh về vốn đầu tư vào Việt Nam từ

0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 40% 23% 29% 14% 14% 24% 23% 16% 13% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

2005 - 2007 dẫn tới tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt mức cao, khoảng 53% vào năm 2007; tín dụng ngân hàng quá nóng đã được coi là một trong những tác nhân đẩy lạm phát tăng cao, gây bất ổn đối với nền kinh tế.

Hậu quả là, tỷ lệ lạm phát trong năm 2007 - 2008 tăng vọt, so với năm 2007 tốc độ tăng giá tiêu dùng năm 2008 là 19,89%. Khả năng huy động của NH thấp trong khi tăng trưởng tín dụng cao làm cho khó khăn thanh khoản trở nên nghiêm trọng hơn. Tăng trưởng tín dụng q nóng dẫn đến tình trạng khan hiếm về vốn, thanh khoản thấp và lãi suất liên ngân cao trong 2017-2010. Các thị trường tài sản bị đóng băng đã khiến cho các ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, đến tỷ lệ nợ xấu rất cao, ảnh hưởng đến sự an toàn của toàn hệ thống ngân hàng thâm chí có thể rơi vào tình trạng phá sản.

(Nguồn: Số liệu công bố của Tổng cục thống kê)

Hình 3.5: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam và tốc độ tăng trưởng GDP 2007-2015

Sang giai đoạn từ năm 2011, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã có chủ trương sử dụng chính sách tiền tệ, tài khóa thắt chặt (đưa ra hạn mức tăng trưởng tín dụng, tăng các lãi suất điều hành, cắt giảm chi tiêu công,

54% 23% 38% 31% 14% 9% 13% 13% 18% 8% 6% 5% 7% 6% 5% 5% 6% 7% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 A xi s Ti tle Tăng trưởng tín dụng Tăng trưởng GDP

tái cơ cấu nền kinh tế…). Chính sách này đã giúp cải thiện tình hình vĩ mơ nhưng cũng đã có ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp, tổng cầu suy yếu cùng với chi phí sản xuất cao khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Những khó khăn của doanh nghiệp kéo theo hàng loạt vấn đề của hệ thống ngân hàng như nợ xấu tăng, dịng vốn tín dụng tắc nghẽn.

Giai đoạn 2012-2015, Ngân hàng Nhà nước chủ trương về các giải pháp thúc đẩy tín dụng, góp phần tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng hoạt động của các Ngân hàng . NHNN vẫn định hướng tăng trưởng tín dụng theo hướng thận trọng, hạn chế phân bổ vốn vào khu vực khơng khuyến khích có nguy cơ gây ra lạm phát cao trong tương lai (thị trường bất động sản và thị trường chứng khốn). Kết quả tín dụng đã tăng trưởng trở lại, tốc độ tăng trưởng tín dụng 2013, 2014 và 2015 đạt 12,51%, 12,62% và 18% thì tốc độ tăng trưởng GDP tương ứng là 5,42%, 5,98% và 6,68%. Như vậy, hiệu quả của đồng vốn tín dụng trong thúc đẩy tăng trưởng đã có những chuyển biến tích cực khi hướng vào những khu vực sản xuất thực của nền kinh tế vừa thúc đẩy khôi phục nền kinh tế vừa đem lại hiệu quả hoạt động của NH khi mà từ năm 2012 thanh khoản của NHTM dồi dào như vậy việc tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng trở lại góp phân thúc đẩy tháo dịng vốn ứ.

 Tình hình nợ xấu

Nợ xấu khơng phải mới phát sinh trong những năm gần đây mà thực chất đã tích tụ từ nhiều năm trước, bắt đầu được quan tâm đặc biệt từ cuối năm 2011.

(Nguồn: Ủy Ban giám sát tài chính quốc gia)

Hình 3.6: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 2007-2015

 Giai đoạn 2007 – 2011, tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng tăng dần từ 2007 đến 2011. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn là 26,56%, nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu lại ở mức 51%. Đặc biệt, từ năm 2011, tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh, tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản đóng băng, năng lực tài chính của DN bị giảm sút… Điều này làm cho tốc độ tăng trưởng tín dụng 2011 chậm lại. Nợ xấu lớn làm chi phí vốn của NH tăng cao, khiến cho NHTM không muốn giãn nợ và điều chỉnh giảm lãi suất do ảnh hưởng đến lợi nhuận. Đây chính là nguyên nhân khiến các NH phải giữ lãi suất cho vay cao hơn thị trường khoảng 2-3%.

Năm 2011, dư nợ BĐS chiếm khoảng 14% tổng dư nợ nhưng nợ xấu bất động sản có đóng góp khá lớn trong quy mơ tổng nợ xấu tồn hệ thống gần 32%

0 20 40 60 80 100 120 140 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2% 3,5% 2,2% 2,6% 3,4% 4,08% 3,61% 3,25% 2,9%

Bảng 3.1: Nợ xấu bất động sản hệ thống ngân hàng năm 2011

Nợ xấu Nợ xấu BĐS theo báo cáo

Đánh giá lại của NFSC

Dư nợ toàn hệ thống 2.484.780 2.484.780

Nợ xấu toàn hệ thống 77.042 320.822

Dư nợ cho vay bất động sản 193.345 348.021

Nợ xấu cho vay bất động sản 6.767 102.318

Tỷ trọng nợ xấu BĐS/toàn hệ thống

8,70% 31,80%

(Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia)

Năm 2012, kết quả tất yếu là bùng nổ tỷ lệ nợ xấu, theo báo cáo của NHNN tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2012 là 4,08%. Đây là hậu quả tất yếu của: (i) chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và có phần thắt chặt; (ii) nợ xấu tích tụ từ nhiều năm trước được bùng phát; (iii) và tình trạng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trở nên phổ biến.

Đây là một con số đáng sợ khiến nền kinh tế rơi vào đình trệ, thanh khoản hệ thống NH bất ổn và nền kinh tế càng suy thoái: triển vọng kinh tế xấu đi làm các khoản nợ hiện đang được coi là đủ tiêu chuẩn hay chưa xấu nhanh chóng trở thành nợ xấu… các NHTM phải gia tăng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng; giảm tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu; rủi ro thanh khoản, kỳ hạn, rủi ro đổ vỡ hệ thống NH. Trong Nghị quyết trên, một vấn đề lớn được đề cấp là hoạt động tái cơ cấu hệ thống tài chính, trọng tâm là các NHTM với việc kiểm sốt tỷ lệ nợ xấu và bảo đảm trích lập dự phòng rủi ro ở các ngân hàng. Và từ đó, đề án số “cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” theo Quyết định 254/QĐ – TTg ra đời.

Năm 2013, nợ xấu tăng nhanh và thật sự là mối đe dọa đến an ninh hệ thống ngân hàng và ổn định tài chính quốc gia; có thời điểm nợ xấu tại các tổ chức tín dụng của Việt Nam tăng mạnh tới 23,73% so với năm 2012. Do đó, trong năm

2013, Chính phủ và NHNN phải tất bật thơng qua nhiều giải pháp, sáng kiến nhằm xử lý triệt để nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Và nhiệm vụ của NHNN trong đề án 254 được thực thi sang giai đoạn hai, là lành mạnh hóa tài chính hệ thống ngân hàng với việc tăng cường xây dựng các quy định về an toàn vốn, xử lý nợ xấu hệ thống qua việc thành lập VAMC và nâng cao quản trị rủi ro, hướng đến hoàn thiện chuẩn mực Basel II. Lần lượt các Quyết định và Thông tư được ra đời:

- Ngày 21/01/2013, NHNN ban hành Thông tư 02/2013/TT – NHNN, quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Thơng tư này quy định phân loại nợ và trích lập dự phịng hướng theo chuẩn mực Basel II mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng.

- Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/05/2013, về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)

- Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 31/5/2013 theo Quyết định 843/2013/QĐ-TTg, với nguyên tắc xử lý nợ xấu phải khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ, bằng nhiều biện pháp, và đặt trong tổng thể chương trình tái cơ cấu nền kinh tế.

- Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013, quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý Tài sản của các TCTD (VAMC).

Năm 2014, một năm tích cực và chủ động xử lý nợ xấu, kết quả xử lý nợ xấu đạt

được ấn tượng nhờ sự nỗ lực của toàn hệ thống và bán nợ cho VAMC. Tỷ lệ nợ xấu

đã giảm khá mạnh trong tháng 12/2014, từ 3,88% của tháng liền trước xuống còn 3,25%. Trong thời gian này, NHNN đã thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu như sau:

- NHNN tiếp tục cho phép các TCTD thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính và hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho khách hàng vay, tuy nhiên quy định chặt chẽ hơn để tránh các TCTD lợi dụng việc cơ cấu nợ để che giấu nợ xấu.

- Ngày 18/3/2014, NHNN đã ban hành Thông tư số 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, cho phép các TCTD tiếp tục được thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ kể từ ngày 20/3/2014 đến hết ngày 1/4/2015 nhưng mỗi khoản nợ chỉ được cơ cấu lại một lần.

- Các TCTD tiếp tục tích cực chủ động xử lý nợ xấu, trong 7 tháng đầu năm các TCTD đã xử lý được hơn 40,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu thơng qua: (1) Khách hàng trả nợ: 14,3 nghìn tỷ đồng; (2) Bán, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: 1,56 nghìn tỷ đồng; (3) Bán cho các tổ chức, cá nhân: 14,49 nghìn tỷ đồng; (4) Xử lý bằng dự phịng rủi ro: 8,3 nghìn tỷ đồng...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)