Câu hỏi Trung bình Phương sai Độ lệch chuẩn Trung vị
TT01 3.978022 0.771574 0.8783929 4 TT02 3.553114 0.9098524 0.9538618 4 TT03 3.754579 0.8255764 0.9086123 4 TT04 3.648352 0.8023594 0.8957452 4 TT05 3.6337 0.9094484 0.95365 4 TT06 3.681 0.8282159 0.9100637 4 HT01 3.777 0.9976837 0.9988412 4 HT02 3.608 1.180376 1.086451 4 HT03 3.527 0.9854557 0.9927012 4 HT04 3.322 1.013359 1.006657 3 HT05 3.491 1.030247 1.015011 4 HT06 3.084 1.077435 1.037996 3 HT07 3.549 0.9469942 0.9731363 4 DV01 3.165 1.557288 1.247914 3 DV02 3.249 1.092141 1.045055 3 DV03 3.205 0.8915913 0.9442411 3 DV04 3.308 0.9123303 0.9551598 3
DV05 3.304 0.8373734 0.9150811 3
KT01 3.399 1.071617 1.035189 4
KT02 3.165 1.005818 1.002905 3
KT03 3.322 1.057477 1.028337 3
KT04 3.392 1.070082 1.034448 4
Kết quả thống kê cho thấy các câu trả lời của sinh viên tập trung ở mức độ 3 – Không ý kiến hoặc mức độ 4 – Đồng ý.
Phần thứ nhất của bài khảo sát đưa ra ý kiến của sinh viên về Chất lượng thông tin LMS-UEH. Kết quả cho thấy hầu hết các sinh viên cho rằng LMS-UEH là một công cụ phù hợp cho việc học, luôn được cập nhật mới, cung cấp thông tin dễ hiểu, đầy đủ và chính xác.
Hình 19: Chất lượng thơng tin của hệ thống LMS-UEH
Kết quả cho từng câu hỏi của phần thứ hai cung cấp thông tin liên quan đến ý kiến của sinh viên về Chất lượng hệ thống LMS-UEH. Đa phần các sinh viên cho rằng LMS-UEH là một công cụ thân thiện, dễ sử dụng, có nhiều tính năng tương tác với người dùng và cung cấp khả năng truy xuất thơng tin nhanh chóng.
Hình 20: Chất lượng của hệ thống LMS-UEH
Phần lớn các sinh viên không đưa ra ý kiến rõ ràng cho phần câu hỏi thứ ba về Chất lượng dịch vụ của hệ thống LMS-UEH.
Hình 21: Chất lượng dịch vụ của hệ thống LMS-UEH
Trong kết quả phần thứ tư, các sinh viên đều đồng ý gặt hái được kiến thức và kỹ năng từ hệ thống LMS-UEH.
5.5 Nhận xét – Đánh giá kết quả
Kết quả khảo sát thực hiện trên hai đối tượng giảng viên và sinh viên đã sử dụng hệ thống LMS-UEH đã cho thấy những tín hiệu tích cực. Phần lớn các câu trả lời đều cho thấy LMS-UEH là một cơng cụ hữu ích.
Bằng cách kết hợp giữa giảng dạy truyền thống và lớp học trực tuyến, LMS- UEH đã mang lại những ưu điểm nhất định.
+ LMS-UEH tăng cường tính chủ động cho sinh viên và giảng viên + LMS-UEH cung cấp một tài nguyên giảng dạy và học tập phong phú + LMS-UEH phát triển các kỹ năng toàn diện cho cả giảng viên và sinh viên + LMS-UEH truyền đạt kiến thức hiệu quả hơn phương pháp giảng dạy trực diện đơn thuần
+ LMS-UEH là một công cụ thân thiện và dễ sử dụng
Đối với khảo sát sinh viên, mã câu hỏi TT01 (Hệ thống LMS luôn cung cấp thơng tin chính xác), HT01 (Hệ thống LMS ln sẵn sàng khi tôi cần) được đánh giá mức điểm cao, cho thấy những ưu điểm của e-learning được nhấn mạnh. Tuy nhiên, những điểm được đánh giá thấp như DV01 (Bạn được hướng dẫn thử nghiệm hệ thống LMS trước khi dùng chính thức), KT02 (Tơi đã phát triển được nhiều kỹ năng từ hệ thống) cho thấy hệ thống LMS-UEH chưa được hướng dẫn cụ thể với sinh viên do quy mô đào tạo UEH khá lớn, sự tiếp cận với số lượng lớn sinh viên gặp nhiều khó khăn. E-learning mang đến kiến thức nhiều hơn là kỹ năng, vì vậy những hoạt động ngoại khóa giúp phát triển kỹ năng tốt hơn là qua Internet.
Đối với khảo sát giảng viên, giảng viên đánh giá số điểm trung bình rất cao LMS-UEH là một cơng cụ hữu ích cho việc giảng dạy và học tập, trước khi tham gia chương trình tập huấn e-learning để giảng dạy, giảng viên cho rằng tham gia để áp dụng cho giảng dạy. Những nội dung được đánh giá thấp bao gồm CN04 (Cảm nhận TRƯỚC khi sử dụng [Lo ngại về không theo kịp đồng nghiệp/khoa]) như vậy giảng viên tự tin khi sử dụng hệ thống và CN14 (Cảm nhận SAU khi sử dụng [Lo ngại về biến động thu nhập]) như vậy giảng viên cũng không lo ngại về biến động thu nhập sau khi sử dụng hệ thống.
Tuy vẫn còn một số đối tượng nghiên cứu chưa có ý kiến rõ ràng nhưng phần lớn kết quả đã ủng hộ cho phương pháp LMS-UEH. Điều này chứng tỏ, LMS-UEH cần được hoàn thiện hơn cũng như áp dụng rộng rãi hơn nữa.
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
Mơ hình E-learning được đề xuất đã cho thấy nhiều thuận lợi trong bối cảnh hiện nay của UEH và hồn tồn có thể áp dụng ngay. Nếu tận dụng các ưu điểm và tìm cách hạn chế những nhược điểm đã nêu thì mơ hình này sẽ đạt hiệu quả cao trong đào tạo đại học mà ở đó sinh viên sẽ rèn luyện tính chủ động trong học tập, nâng cao các kỹ năng bản thân.
Việc khắc phục những nhược điểm của hệ thống là một trong những hướng phát triển của mơ hình. Ngồi ra, vấn đề tăng tính chủ động của người học hay/và mở rộng môn học đến doanh nghiệp cũng là hướng cần nghiên cứu. Cụ thể là những vấn đề như:
- Người học có thể tự thiết kế trình tự học tùy thuộc vào khả năng và hoàn cảnh cá nhân. Việc đánh giá cũng được hiểu tương tự.
- Một số mơn học chun ngành cần có thêm kiến thức thực tế từ những chuyên gia doanh nghiệp, nên các chuyên gia có thể tương tác trực tiếp đến nội dung môn học cũng như người học theo môn học.
Ưu điểm về hệ thống E-learning đã được trình bày rất nhiều tại các hội thảo cũng như trên các bài nghiên cứu trong và ngoài nước. Bài viết này chỉ trình bày những khó khăn khi triển khai hệ thống E-learning tại UEH:
- Về đội ngũ: đang thiếu đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực E-learning nhằm truyền tải những kinh nghiệm, kiến thức trong việc đào tạo trực tuyến. Bên cạnh đó, kiến thức cơng nghệ thơng tin của đội ngũ giảng viên cũng là vấn đề cần quan tâm.
- Về nội dung: xây dựng nội dung bài giảng nói chung, lĩnh vực kinh tế nói riêng đang là những vấn đề mới, đòi hỏi giảng viên phải tự thiết kế, tự phát triển. Việc tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế về nội dung bài giảng (learning object) yêu cầu giảng viên phải đầu tư công sức và thời gian.
- Về quản lý: đây là vấn đề mới, chưa có chính sách – qui định về các hoạt động này. Nên cần xây dựng chính sách về quản lý đào tạo, quản lý giảng viên, và quản lý tài chính phù hợp nhằm giám sát chặt chẽ nhưng khuyến khích giảng viên và sinh viên tham gia hệ thống học trực tuyến, cũng như đẩy mạnh việc ứng dụng hình thức đào tạo này cho các khóa học ngắn hạn có thu phí.
Tài nguyên đào tạo trực tuyến bằng video là một xu hướng mới trên thế giới và có tính hiệu quả rất cao. Vì vậy việc triển khai tiếp theo nên tiến hành xây dựng bài giảng bằng video cũng như tập huấn cho giảng viên có khả năng tự xây dựng bài giảng bằng video.
Trình độ cơng nghệ thông tin của giảng viên và sinh viên không chuyên ngành tin học còn hạn chế. Kỹ năng sử dụng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng hệ thống LMS, vì vậy cùng lúc đáp ứng LMS cho giảng viên và sinh viên, cũng nên tăng cường đào tạo về kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản. Hiện nay, IC3 (Digital Literacy Certification) là chứng nhận quốc tế về sử dụng máy tính và Internet do Tổ chức Tin học thế giới Certiport (Hoa Kỳ) nội dung phù hợp với kỹ năng yêu cầu cần có của LMS.
Qua khảo sát người dạy và người học, những ý kiến phản hồi sau đây được tiếp thu và đề xuất như một gợi ý về mặc chính sách quản lý:
- Có các buổi chia sẻ kinh nghiệm tạo lớp học với E-learning. Khơng chỉ là phịng CNTT chia sẻ, mà là các GV đã có kinh nghiệm có thể chia sẻ case study của mình.
- Tổ chức thêm các khóa hướng dẫn về phương pháp tổ chức bài giảng dạng Video
- Trường khó tiếp cận với sinh viên học các khóa/hệ ngồi giờ hành chính, và sinh viên cũng chưa dành nhiều thời gian cho hệ thống. Trường cần suy nghĩ giải pháp để tiếp cận nhiều hơn với các sinh viên đó.
- E-Learning gặp khó khăn với các mơn dạng Tốn, cơng thức, diễn giải ý nghĩa của những con số, đọc kết quả bảng biểu.
- Cho phép linh động chuyển một số môn trở thành môn học Online. Chỉ cần 3-5 buổi gặp giáo viên (như instructor hoặc tutor). Điều này phù hợp với các môn tự chọn hoặc các môn dự án.
- Giảng viên cần được tuỳ chọn thời gian nghỉ 30% do triển khai LMS. Cách làm hiện nay là cắt các buổi học cuối, rất bất tiện cho việc tổ chức lớp học.
- Yêu cầu giảng viên cung cấp syllabus vào đầu mỗi học kỳ, để thanh tra xác nhận các buổi khơng đến lớp trong khố học.
- Về mặt kỹ thuật/bảo mật, nghiên cứu việc chia sẻ ngân hàng câu hỏi lẫn nhau giữa các lớp, các giảng viên
- Cần có giải pháp kiểm tra/thanh tra trên hệ thống e-learning để đảm bảo chất lượng giảng dạy trên hệ thống.
Tóm lại, triển khai Blended Learning là bước đi cần thiết trong giai đoạn công nghệ phát triển hỗ trợ việc học tập. Việc áp dụng phương pháp đào tạo mới tận dụng được những ưu điểm mà nghiên cứu này đã chỉ ra. Tuy vậy, những hạn chế và giải pháp cho những hạn chế đó cũng được gợi ý để nhà quản lý có linh hoạt triển khai trong từng tình huống cụ thể./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abrahamsson, P., Salo, O., Ronkainen, J., & Warsta, J. (2002). Agile Software Development Methods: Review and Analysis. VTT Publications 478.
2. Allen, I. E., & Seaman, J. (2013). Changing Course: Ten Years of Tracking Online Education in the United States. Babson Survey Research Group and Quahog Research Group, LLC
3. Bonk, C.J., & Graham, C.R. (2012). The Handbook of Blended Learning: Global Perspectives, Local Designs. New York: John Wiley & Sons.
4. Docebo (2016, March). E-Learning Market Trends & Forecast 2014 - 2016
Report [pdf] Available at:
https://www.docebo.com/landing/contactform/elearning-market-trends-and- forecast-2014-2016-docebo-report.pdf [Accessed 24 December 2016]
5. Dziuban, C., Hartman, J. và Moskal, P. (2012). Blended learning: A dangerous idea? The Internet and Higher Education, 18 (2012): 15–23
6. Garrison, D. R., & Kanuka, H., (2004). Blended learning: Uncovering its transformative potential in higher education. The Internet and Higher Education, 7 (2004): 95–105.
7. Lumadi, M. W. (2013). E-learning's impact on the academic performance of student-teachers: A curriculum lens. Mediterranean Journal of Social Sciences, 4: 695-703
8. Matukhin, D. & Zhitkova, E. (2015). Implementing Blended Learning Technology in Higher Professional Education. Procedia-Social and Behavioral Sciences,206:183-188
9. Nam, P. C. (2016). Công Nghệ nắm vai trò thiết yếu trong Giáo Dục hiện đại. Microsoft Việt Nam. https://news.microsoft.com/vi-vn/2016/02/18/cong-nghe- nam-vai-tro-thiet-yeu-trong-giao-duc-hien-dai-
2/#sm.00000rg6rtz2v4fjxss43b2ntas9g [Ngày truy cập: 24 tháng 12 năm 2016] 10. Scardamalia, M. & Bereiter, C. (2003). Knowledge building. In James W. Guthrie
(Ed.), Encyclopedia of Education (2nd ed.). (pp. 1370–1373). New York:
Macmillan.
11. VVOB, (2012) Báo cáo Khảo sát về CNTT trong giáo dục tại Việt Nam: Hiện trạng và mục tiêu đến năm 2020. VVOB Việt Nam. http://www.vvob.be/vietnam/files/report_on_survey_ict_in_education_status_and_ targets_for_2020_v0.0_120418_vn.pdf [Ngày truy cập: 24 tháng 12 năm 2016] 12. Watson, J. (2008). Blended Learning: The Convergence of Online and Face-to-
13. Thông tư quy định Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng, số 12/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 4 năm 2016.
PHỤ LỤC
1/ Kết quả thống kê trên hệ thống LMS-UEH (thời gian 5/2016-12/2016)
- Number of courses (929) - Number of users (97905)
- Number of role assignments (68791) - Number of posts (2427)
- Number of questions (29921) - Number of resources (4641)
- Average number of participants (70.09) - Average number of course modules (11.24)
2/ Số lượng giảng viên tham gia: 129 (có đăng ký và sử dụng)
Đơn vị CBVC sử dụng Ghi chú
Khoa Kinh tế 22
Khoa Ngoại ngữ kinh tế 20
Khoa Tài chính cơng 14
Khoa Quản trị 14
Khoa Ngân hàng 13
Khoa Hệ thống thông tin kinh doanh 11
Thỉnh giảng 8
Khoa Lý luận chính trị 7
Phịng Cơng tác chính trị 5 Sinh hoạt công dân Khoa Kinh doanh quốc tế -
Marketing 4
Khoa Toán - Thống kê 4
Phịng Cơng nghệ thơng tin 2 ERP, LMS
Khoa Kế toán 3
Khoa Tài chính 2
3/ Thống kê truy cập theo Google Analytics
Trung bình 2300 người/ngày Tỷ lệ người dùng cũ/Tỷ lệ người dùng mới
4/ Thống kê truy cập trung bình trong tháng 11/2016
8/ Thống kê truy cập về giờ sử dụng trong ngày
9/ Danh sách các công cụ phục vụ hoạt động dạy học trực tuyến
Công cụ Diễn giải
Hoạt động (Activities)
Assignment Cung cấp khả năng cho sinh viên có thể nộp bài (submit) và nhận phản hồi từ giảng viên. Nội dung nộp có thể 1 hoặc nhiều file với nhiều loại file khác nhau.
Chat Cung cấp môi trường trao đổi trực tiếp giữa 2 hoặc một nhóm người.
Database Cung cấp khả năng tạo và quản lý một cơ sở dữ liệu về một vấn đề bất kỳ. Nội dung quản lý rất đa dạng, phong phú.
Forum Cung cấp khả năng tạo diễn đàn cho phép tất cả người học trao đổi với nhau.
Công cụ Diễn giải
Lesson Cung cấp khả năng tạo bài giảng phục vụ cho học trực tuyến
OpenMeeting Cung cấp khả năng giảng trực tuyến (video conferencing).
Quiz Cung cấp khả năng tạo các bài kiểm tra, có thể dùng để thực hiện việc kiểm tra giữa kỳ. Chức năng này hỗ trợ nhiều dạng bài kiểm tra khác nhau.
SCORM package
Cung cấp khả năng sử dụng các nội dung giảng dạy được soạn theo chuẩn SCORM. Nội dung được soạn theo chuẩn này cho phép tái sử dụng (reuse) một cách dễ dàng.
Survey Cung cấp khả năng tạo và quản lý bảng khảo sát.
Tài nguyên (Resources)
Book Cung cấp khả năng quản lý sách (ebooks) theo từng chương với thứ tự được định nghĩa → định hướng người học đọc theo thứ tự đã định nghĩa.
File Cung cấp khả năng quản lý các files bài giảng, tài liệu tham khảo dạng file, …
Folder Cung cấp khả năng quản lý nhiều file theo từng chủ đề.
IMS content package
Cung cấp khả năng quản lý các nội dung giảng theo tiêu chuẩn IMS.
URL Cung cấp khả năng khai thác tài nguyên từ bộ lưu trữ khác, ví dụ như Google Drive.
10/ Bảng câu hỏi dành cho Giảng viên
Các câu hỏi thiết kế thang đo với 5 mức độ Thang đo Nhận thức về sử dụng LMS-UEH
Ký
NT01 Nhận thức về sử dụng LMS-UEH [Một cơng cụ hữu ích cho việc giảng dạy và học tập]
NT02 Nhận thức về sử dụng LMS-UEH [Hiệu quả hơn so với phương pháp truyền thống]
NT03 Nhận thức về sử dụng LMS-UEH [Việc kết hợp với LMS-UEH giúp GV truyền đạt kiến thức hiệu quả hơn]
NT04 Nhận thức về sử dụng LMS-UEH [Cải thiện chất lượng tương tác giữa GV- SV]
NT05 Nhận thức về sử dụng LMS-UEH [Chủ động kế hoạch giảng dạy/học tập theo thời gian biểu]
NT06 Nhận thức về sử dụng LMS-UEH [Tạo môi trường tài nguyên đa dạng và phong phú]
NT07 Nhận thức về sử dụng LMS-UEH [LMS-UEH đáp ứng được các nhu cầu cơ bản trong giảng dạy]
NT08 Nhận thức về sử dụng LMS-UEH [Nên khuyến khích áp dụng cho cơng tác giảng dạy tại UEH]
NT09 Nhận thức về sử dụng LMS-UEH [Nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phịng CNTT]
Thang đo Lợi ích dạy - học từ hệ thống LMS-UEH
Ký hiệu
Câu hỏi
LI01 Lợi ích dạy - học từ hệ thống LMS-UEH [Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo] LI02 Lợi ích dạy - học từ hệ thống LMS-UEH [Phát triển kỹ năng công nghệ thông