Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn luân chuyển và việc nắm giữ tiền mặt đến khả năng sinh lợi của công ty – bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 31 - 34)

CHƢƠNG 3 .PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giả thuyết nghiên cứu

Từ kết quả tổng hợp của những nghiên cứu trước đây như đã trình bày trong chương 2, đặc biệt là của Banos-Caballero và các cộng sự (2014) cũng như Mun và Jang (2015), tôi đưa ra giả thuyết tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính hình chữ U ngược giữa vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các cơng ty phi tài chính ở Việt Nam. Điều này có nghĩa khi một cơng ty có mức vốn luân chuyển thấp,

ặ ộng ki

, do đó chiến lược tăng vốn luân chuyển sẽ làm tăng tài sản ngắn hạn, giúp cơng ty có khả năng thanh khoản tốt hơn, nắm bắt được các cơ hội đầu tư vào những dự án triển vọng, từ đó cho phép cơng ty tăng doanh số bán hàng, lợi nhuận và cuối cùng là gia tăng giá trị của nó. Như vậy có một sự kỳ vọng gia tăng cùng chiều giữ vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của công ty.

Tuy nhiên, đến một mức độ nào đó (tại điểm vốn luân chuyển tối ưu) thì việc tiếp tục gia tăng vốn luân chuyển sẽ khơng cịn mang lại hiệu quả cho hoạt động doanh nghiệp. Bởi vì việc gia tăng vốn luân chuyển đồng nghĩa với việc công ty phải gánh chịu chi phí tài chính cao hơn, có thể là chi phí cơ hội cho đầu tư hay chi phí đại diện giữa chủ doanh nghiệp và người quản lý, đặc biệ

. Ngoài ra, với mức vốn luân chuyển quá dồi dào, công ty có thể sẽ đầu tư một cách thiếu chọn lọc hay đầu tư mạo hiểm vào những dự án rủi ro, điều này có thể sẽ khiến lợi nhuận bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế, khơng phải cứ gia tăng vốn luân chuyển là tốt, mà đến một ngưỡng nào đó, việc gia tăng vốn luân chuyển sẽ có tác động ngược chiều đến lợi nhuận công ty. Từ những lí do trên, tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

Giả thuyết 1. Vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của cơng ty có một mối quan

hệ phi tuyến tính hình chữ U ngược.

Như vậy, tác giả nghi ngờ có một mối quan hệ phi tuyến giữa vốn luân chuyển và lợi nhuận công ty. Cụ thể, tác động sẽ cùng chiều khi các cơng ty có vốn

luân chuyển âm và tác động sẽ ngược chiều khi các cơng ty có vốn luân chuyển dương. Như vậy, các cơng ty có thể có một mức vốn luân chuyển tối ưu để tỷ suất sinh lợi đạt được là lớn nhất.

Giả thuyết 2. Nếu vốn luân chuyển một công ty dương, vốn luân chuyển sẽ có ảnh

hưởng ngược chiều đến khả năng sinh lợi) của công ty.

Giả thuyết 3. Nếu vốn luân chuyển một công ty âm, vốn luân chuyển sẽ có ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng sinh lợi của công ty.

Hơn nữa, mối quan hệ giữa khả năng tạo ra tiền mặt từ các hoạt động của công ty và mức độ nắm giữ tiền mặt thực tế là vấn đề quan trọng để hiểu về quản trị vốn luân chuyển. Đặc biệt, điều này rất cần thiết cho những công ty bị hạn chế về tài chính. Một số cơng ty hoạt động trong những ngành có thể chuyển đổi tài sản phi tiền mặt thành tiền mặt một cách nhanh chóng hơn (như nhà hàng, dịch vụ ăn uống, lưu trú...) không cần thiết nắm giữ nhiều tiền mặt để giảm bớt chi phí cơ hội nếu họ có khả năng tạo ra tiền từ các hoạt động kinh doanh thường xuyên. Ngược lại, so với các ngành khác (như sản xuất hoặc bán lẻ / bán buôn...), các công ty cần tăng mức tiền mặt nắm giữ để tránh rủi ro thiếu hụt tiền mặt bất ngờ mặc dù họ biết chi phí cơ hội cho việc nắm giữ tiền mặt tăng. Nói cách khác, tiềm năng tạo ra tiền mặt nội bộ của các cơng ty có thể làm giảm vai trị của tiền mặt như một tấm đệm chống lại rủi ro thanh khoản. Vì vậy, trong quản trị vốn ln chuyển, có thể sử dụng mức tiền mặt của một công ty đại diện cho khả năng tạo ra tiền mặt từ hoạt động kinh doanh của nó.

Với cách lý giải trên, theo Mun và Jang (2015), nếu một cơng ty duy trì vốn luân chuyển dương với mức tiền mặt dương, có thể giải thích rằng khả năng tạo ra tiền mặt từ hoạt động của công ty bị hạn chế. Trong trường hợp này, công ty sẽ cố gắng để giữ và tăng thêm tiền mặt để tránh sự thiếu hụt tiền mặt bất ngờ. Nói cách khác, các cơng ty sẽ chú ý đến tiền mặt hơn là tài sản phi tiền mặt vì tiền mặt là tài sản đáng tin cậy và có tính thanh khoản cao nhất. Vì vậy, khi một cơng ty có cả vốn luân chuyển dương và mức tiền dương, vốn luân chuyển của nó sẽ phải chịu chi phí

cơ hội gia tăng vì mức tiền mặt tăng lên, điều này sẽ có tác động tiêu cực đến lợi nhuận. Như vậy, mối quan hệ ngược chiều giữa vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi mà đã được đề xuất trong giả thuyết 2 sẽ dốc hơn.

Ngược lại, một cơng ty có vốn luân chuyển dương nhưng mức tiền âm biểu thị một mức độ tài sản phi tiền mặt cao (có thể là hàng tồn kho hay khoản phải thu). Các cơng ty này dự kiến sẽ có một khả năng tốt trong việc tạo ra dịng tiền từ hoạt động. Điều đó có nghĩa mức tiền mặt âm khơng phải là vấn đề bởi vì tài sản phi tiền mặt có thể được chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng để trả nợ ngắn hạn. Các công ty như vậy sẽ nắm giữ nhiều hàng tồn kho và các khoản phải thu hoặc giảm bớt các khoản phải trả để tăng hiệu quả hoạt động, chứ không phải nắm giữ tiền mặt nhiều hơn. Vì vậy, khi một cơng ty có vốn luân chuyển dương và mức tiền âm quyết định tăng vốn luân chuyển, nghĩa là nó sẽ tăng tài sản phi tiền mặt hơn là tiền mặt. Kết quả là, vốn luân chuyển tăng lên sẽ ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lợi do các lợi ích của việc giảm giá từ nhà cung cấp, chính sách tín dụng mở rộng và giảm các khoản thanh tốn sớm. Như vậy, đối với một cơng ty có vốn luân chuyển dương và mức tiền mặt âm, mối quan hệ ngược chiều giữa vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi (Giả thuyết 2) sẽ được cải thiện khi vốn luân chuyển tăng lên. Vì vậy, có thể đề xuất rằng mức tiền đóng một vai trị quản lý trong các mối quan hệ giữa vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi như giả thuyết dưới đây:

Giả thuyết 4. Nếu vốn luân chuyển một công ty dương, mối quan hệ ngược chiều

giữa vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi sẽ khác nhau đáng kể dựa trên mức độ tiền mặt mà công ty nắm giữ

Tương tự như vậy, khi một cơng ty có vốn luân chuyển âm nhưng hoạt động ở một mức tiền mặt dương, cơng ty có thể đang tạo ra tiền mặt khơng hiệu quả. Các công ty như vậy thường đang nắm giữ hàng tồn kho ít, duy trì chính sách thắt chặt tín dụng (khoản phải thu thấp) hoặc dựa vào tín dụng của nhà cung cấp quá nhiều dẫn đến rủi ro thanh khoản cao do không đủ khả năng tạo ra tiền mặt. Do đó, nếu các cơng ty này tăng vốn luân chuyển có nhiều khả năng để tăng tiền mặt của họ

chứ không phải là tài sản phi tiền mặt. Tiền tăng này sẽ phải gánh chịu chi phí cơ hội, điều đó tác động tiêu cực đến lợi nhuận. Do đó, đối với các cơng ty có vốn luân chuyển âm và mức tiền mặt dương, mối quan hệ cùng chiều giữa vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi (đã được đề xuất trong giả thuyết 3) sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Mặt khác, nếu một cơng ty có vốn ln chuyển âm và mức tiền mặt âm, hoạt động của cơng ty có thể có một trong hai khả năng tạo ra tiền mặt tốt hay kém. Đầu tiên, khi một cơng ty có khả năng tạo ra tiền mặt từ hoạt động kinh doanh thường xun tốt, nó sẽ cố gắng để duy trì đủ lượng tài sản khơng dùng tiền mặt. Nếu cơng ty có thể tăng vốn ln chuyển nó sẽ tăng tài sản phi tiền mặt chứ khơng phải mức tiền mặt. Bằng cách đó, tăng vốn luân chuyển sẽ ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận. Do đó, mối quan hệ cùng chiều giữa vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi (đề xuất trong giả thuyết 3) sẽ càng mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, nếu một công ty mà khả năng tạo ra tiền mặt từ hoạt động kinh doanh đang gặp khó khăn nghiêm trọng, có nghĩa là nó sẽ khơng dễ dàng để tăng vốn luân chuyển. Nếu một cơng ty phải đối mặt với loại tình huống này (vốn luân chuyển âm, mức tiền âm và khả năng tạo ra tiền mặt kém), nó sẽ khó mà sinh tồn được trong mơi trường cạnh tranh. Do đó, khơng cần phải xem xét các cơng ty này khi điều tra các mối quan hệ giữa vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi. Dựa trên các lý do và phân tích như đã trình bày cho các cơng ty có vốn ln chuyển âm, tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

Giả thuyết 5. Nếu vốn luân chuyển một công ty âm, mối quan hệ cùng chiều giữa

vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi sẽ khác nhau đáng kể dựa trên mức độ tiền mặt mà công ty nắm giữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn luân chuyển và việc nắm giữ tiền mặt đến khả năng sinh lợi của công ty – bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)