Phân tích tổng hợp biến quy mơ bằng mơ hình 2SLS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy mô, đòn bẩy tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 58 - 61)

PHẦN 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4. Phân tích tổng hợp biến quy mơ bằng mơ hình 2SLS

Nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực tài chính thường gặp khó khăn do vấn đề nội sinh trong mơ hình nghiên cứu, và bài nghiên cứu này cũng khơng phải ngoại lệ. Trong bài này mục đích chính là xác định mối liên quan giữa mức độ chấp nhận rủi ro và quy mô hoạt động của ngân hàng. Các nghiên cứu trước đây đã xác định rằng các ngân hàng sẵn sàn chấp nhận mức độ rủi ro hoạt động cao hoặc chấp nhận một giá mua lại rất lớn trong hoạt động M&A nhằm mục đích tăng mạnh quy mơ để đạt được trạng thái TBTF (nghiên cứu của Brewer và Jagtiani (2009)). Vì vậy mặc dù các ngân hàng có nhiều khả năng theo đuổi các hoạt động mang rủi ro cao để tăng quy mô hoạt động (đây là hiện tượng rất phổ biến tại thị trường tài chính Việt Nam), các ngân hàng cũng tăng khả năng nhận được các gói cứu trợ của chính phủ khi rủi ro xảy ra. Đây là vấn đề của chính sách TBTF diễn ra rất phổ biến trên thế giới. Do quy mô hoạt động không chỉ bao gồm tổng tài sản mà còn nhiều yếu tố tác động khác nhau. Để xác định rõ các nhân tố trong việc xác định quy mô hoạt động, tác giả sử dụng ba biến cơng cụ sau đây: Ngân hàng có được niêm yết khơng, logarit tự nhiên của số lượng nhân viên và logarit tự nhiên của số chi nhánh và phòng giao dịch của ngân hàng.

Để kiểm định vấn đề nội sinh trong nghiên cứu tác giả sử dụng kiểm định Hausman test. Nếu giá trị P-value thấp thì chứng tỏ có vấn đề nội sinh trong mơ hình (1) và kết quả hồi quy theo mơ hình OLS khơng hiệu quả.

Bảng 4.5: Kiểm định Hausman test về vấn đề nội sinh của mơ hình

P-value Kết luận

Kiểm định nội suy Hausman test

0.442433 Giá trị P-value thấp, có vấn đề nội sinh trong mơ hình (1)

Tác giả sử dụng biến ngân hàng có được niêm yết trên thị trường chứng khoán HOSE hay HNX hay khơng (DALAWARE) vì khi một ngân hàng quyết định niêm yết trên sàn chứng khốn thì đây khơng phải là một sự ngẫu nhiên hay chỉ dựa trên mong muốn của chủ sở hữu ngân hàng mà bởi nhiều yếu tố kết hợp với nhau. Thông thường các ngân hàng phải đạt được một trạng thái đủ lớn thì mới quyết định niêm yết trên sàn chứng khoán để huy động thêm vốn cho hoạt động và tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu của các nhà đầu tư. Ngoài ra khi thực hiện niêm yết thì thơng tin của ngân hàng sẽ cơng khai và minh bạch hơn so với trước thời điểm niêm yết và sẽ chịu sự kiểm soát chặt chẽ hơn từ ngân hàng nhà nước, sở giao dịch chứng khoán và cả các cổ đông đại chúng.

Hai biến còn lại là số lượng nhân viên ngân hàng và số lượng chi nhánh và phịng giao dịch sẽ có mối tương quan với quy mơ hoạt động của ngân hàng. Trong đó ngân hàng có quy mơ càng lớn thì sẽ có số lượng nhân viên và số lượng chi nhánh càng nhiều. Ngoài ra trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2012, các ngân hàng đua nhau thành lập thêm chi nhánh và phòng giao dịch và tuyển dụng ồ ạt nhân viên nhằm tăng địa bàn phục vụ và chiếm lĩnh thị trường cho thấy yếu tố số lượng chi nhánh và phòng giao dịch ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mở rộng thị phần, tăng quy mô hoạt động của các nhà quản lý ngân hàng. Đây có thể xem là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quy mô hoạt động của các ngân hàng hiện nay.

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy theo mơ hình 2SLS 2SLS 2SLS Assets (ln) -0.176419*** (0.041971) Director ownership -0.002664 (0.017911) Ceo Ownership -0.497357

(0.536172) Firm age 0.010351* (0.005614) Crisis Period 0.009914 (0.077371) Constant 6.528181*** (0.670468) Sample period 2007-2015 # of observation 244 R-Squared 0.078153

Bảng này trình bày kết quả mơ hình hồi quy 2SLS theo phương trình (2) để tìm hiểu mối quan hệ giữa quy mơ hoạt động (tổng hợp từ nhiều yếu tố) và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Sai số chuẩn (standard error) được trình bày trong ngoặc bên dưới. Các ký hiệu *, **, *** chỉ mức ý nghĩa tương ứng là 10%, 5% và 1%.

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm Eview trên số liệu tác giả thu thập từ Vietstock và thủ công từ báo cáo thường niên của các ngân hàng với cỡ mẫu gồm 28 ngân hàng, 244 quan sát, khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2015.

Theo kết quả trình bày tại Bảng 4.4, biến tổng tài sản (tổng hợp từ biến tổng tài sản, biến giả ngân hàng có được niêm yết, biến số lượng nhân viên và biến số lượng chi nhánh và phòng giao dịch) đại diện cho quy mơ hoạt động có mối quan hệ tương quan âm với hệ số Z-score với mức ý nghĩa là 1%, điều này có nghĩa các ngân hàng quy mơ lớn có mức độ chấp nhận rủi ro hoạt động cao hơn so với các ngân hàng quy mô nhỏ. Đây là kết quả phù hợp với kết quả nghiên cứu ở trên.

Ngoài ra, số năm thành lập ngân hàng có mối tương quan dương với giá trị Z- score với mức ý nghĩa 10% trong mơ hình Robust, điều đó có nghĩa các ngân hàng thành lập lâu có mức độ chấp nhận rủi ro thấp hơn các ngân hàng mới thành lập.

Các biến còn lại bao gồm biến giá trị cổ phiếu sở hữu của người điều hành ngân hàng, biến tỷ lệ sở hữu của chủ tịch hội đồng quản trị/CEO và biến giả giai đoạn khủng hoảng khơng có quan hệ ý nghĩa với mức độ chấp nhận rủi ro đo lường bằng Z-score.

* Tóm tắt kết quả nghiên cứu từ mơ hình 2SLS: quy mô hoạt động tổng hợp từ

biến tổng tài sản, biến giả ngân hàng niêm yết, biến số lượng nhân viên, biến số lượng chi nhánh và phịng giao dịch có mối tương quan dương với mức độ chấp nhận rủi ro, nghĩa là ngân hàng có quy mơ lớn sẽ rủi ro hơn so với ngân hàng có quy mơ nhỏ. Các ngân hàng hoạt động lâu có độ rủi ro thấp hơn các ngân hàng mới thành lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy mô, đòn bẩy tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)