Mô tả biến NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tăng vốn điều lệ đến rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26)

Phân loi Giá tr

Ngân hàng có sở hữu Nhà nước trên 50% 2 Ngân hàng có sở hữu Nhà nước từ 20% - 50% 1 Ngân hàng có sở hữu Nhà nước dưới 20% 0

Ở phương trình (3.1), tác giả kỳ vọng dấu (+) bởi vì NHTM dễ dàng thu hút vốn đầu tư hơn NHTM tư nhân. Ở phương trình (3.2) dấu kỳ vọng cũng là (+) do NHTM Nhà nước với tâm lý ỷ lại nên hành động rủi ro hơn NHTM tư nhân.

(vi) Nhóm biến DacTrungNganHangi,t bao gồm các biến kiểm soát đặc điểm nội tại của

ngân hàng. Trong nghiên cứu này tác giả kiểm sốt các đặc điểm sau:

Quy mơ ngân hàng các nghiên cứu của Diamond và Dybvig (1983); Boyd và Prescott

(1986); Rajan và Dhal (2003) và Dash và Kabra (2010) đều cho rằng quy mô ngân hàng lớn làm giảm rủi ro (-) do đa dạng hóa được danh mục cho vay. Ngược lại, Mishkin (1999), Beck và đ.t.g (2004) cho thấy quy mô ngân hàng tăng lên làm tăng độ phức tạp, giảm hiệu quả quản lý đồng thời ngân hàng lớn có thể sẵn sàng chấp nhận rủi ro do mong đợi vào sự bảo vệ của chính phủ. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng logarit của tổng tài sản (lnTongTaiSan) làm biến đại diện cho quy mô.

Với biến này tác giả kỳ vọng dấu (+) ở phương trình (3.1) vì theo lý thuyết phát tín hiệu, lý thuyết giá trị thương hiệu đều cho rằng ngân hàng có quy mơ lớn sẽ có xu hướng hoạt động hiệu quả hơn, từ đó dễ thu hút nhà đầu tư hơn.

Ởphương trình (3.2), dấu kỳ vọng của biến này cũng là (+), tức là đối với các ngân hàng có tổng tài sản càng lớn thì càng rủi ro. Theo lý thuyết “quá lớn để đổ vỡ”, thông thường các ngân hàng lớn có khả năng gây ảnh hưởng rộng lên nền kinh tế thì Chính phủ có xu hướng bảo vệ các ngân hàng này do sợ đổ vỡ hệ thống. Điều này dễ tạo tâm lý ỷ lại,

khuyến khích ngân hàng duy trì, tăng cường mở rộng quy mô và chấp nhận rủi ro hơn. Thực tế ở Việt Nam, trong quá trình xử lý ngân hàng yếu kém, NHNN cũng phát tín hiệu “khơng để ngân hàng nào phá sản” nên càng tạo tâm lý ỷ lại. Đồng thời, lý thuyết “quá lớn để quản lý” cho rằng các ngân hàng có quy mơ lớn gây khó khăn cho nhà quản lý nên rủi ro tăng.

Chiến lược quản trị tài sản được đo lường bằng tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (DuNo). Đối

với các ngân hàng chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động tín dụng sẽ có nguy cơ gặp rủi ro nợ xấu cao hơn trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái. Nghiên cứu của Montgomery và đ.t.g (2004) ở Nhật Bản và Indonesia; nghiên cứu của Sinkey và Greenwalt (1991) tại Hoa Kỳ đều kết luận mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản với rủi ro của ngân hàng. Hệ thống NHTM Việt Nam có hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nên tác giả kỳ vọng dấu đối với biến này là (+) ởphương trình (3.2).

Năng lực quản lý: bao gồm các năng lực thẩm định tài chính khách hàng, thẩm định tài sản

thế chấp, giám sát khoản vay...Năng lực quản lý được đo lường bằng suất sinh lời trên tài sản (ROA), tổng chi phí/tổng doanh thu hoặc tổng chi phí/tổng tài sản. Nghiên cứu của Louzis, Vouldis và Metaxas (2013), Đỗ Quỳnh Anh và đ.t.g (2013) đều cho thấy có mối quan hệđồng biến (+) giữa năng lực quản lý đến nợ xấu của ngân hàng. Trong nghiên cứu này tác giả sẽ sử dụng biến ROA làm đại diện cho hiệu quả quản lý. Kỳ vọng dấu của biến này (+) ở cả 2 phương trình (3.1) và (3.2).

(vii) Mt là biến vĩ mô, các nghiên cứu của Salas và Saurina (2003), DeYoung và Rice (2012); Tan và Floros (2013); Bertrand (2001) và Rahman và đ.t.g (2015)…đều đưa nhóm biến này vào phương trình để xem xét những thay đổi trong điều kiện kinh tế vĩ mô đến mối quan hệ giữa rủi ro và vốn. Trong nghiên cứu này tác giả đo lường thông qua yếu tố tốc độ tăng trưởng kinh tế (gGDP). Khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, thu nhập của các cơng ty và hộ gia đình tăng lên, cải thiện khả năng trả nợ nên nợ xấu thấp hơn; thị trường chứng khốn sơi động, ngân hàng huy động vốn dễ dàng. Vềphía ngân hàng, tăng trưởng kinh tế khuyến khích các ngân hàng cho vay nhiều hơn và họ có thểgia tăng biên lợi nhuận cũng như cải thiện chất lượng tài sản (Athanasoglou và đ.t.g, 2006); về khía cạnh tăng vốn chủ sở hữu, sự lạc quan về nền kinh tế khiến các cổ đông muốn tăng quy mô ngân hàng để gia tăng cơ hội kinh doanh. Ngược lại tình hình kinh tế suy thối có thể làm suy giảm chất

Thị Cành và đ.t.g, 2015). Do đó, dấu kỳ vọng (+) cho phương trình (3.1) và (-) cho phương trình (3.2).

Bảng 3.3. Tóm tắt các biến trong mơ hình và dấu kỳ vọng

Biến Đo lường Ký hiu

K vng

Nghiên cứu trước PT

(3.1) PT (3.2) Biến ph thuc

Thay đổi của vốn Logarit của vốn điều lệ deltalnVonDieuLe + Lê Thanh Ngọc và đ.t.g (2015)

Thay đổi của nợ

xấu

Nợ xấu trên dư

nợ deltaTyLeNoXau + Shrieves và Dahl (1992) Bertrand (2001) Tan và Floros (2013) Võ Phượng Hà Chiêu (2014) Nợ xấu và tài sản có khác trên dư nợ deltaNXTSCK Biến độc lp Quyền lực thị trường ThiPhanTinDung ∑ = n i t i t i Loans Loans 1 , ,

ThiPhanTinDung - Louzis, Vouldis, và Metaxas (2013)

Áp lực chính sách

Đạt Nghị định 141

Theo Bảng 3.1 ND141 - - Jacques và Nigro (1994) Bertrand (2001)

Chưa đạt Nghị

định 141 KDND141 + +

Biến nội tại

Quy mô Ln của tổng tài

sản lnTongTaiSan + +

Boyd và Prescott (1986) Shrieves và Dahl (1992) Mishkin (1999)

Chiến lược quản

trị tài sản Tỷ vay/tổng tài sản lệ cho DuNo + Altunbas và đ.t.g (2007) Rahman và đ.t.g (2015) Khả năng quản lý Lợi nhuận sau thuế/tổng tài

sản ROA + +

Altunbas và đ.t.g (2007) Rahman và đ.t.g (2015)

Cấu trúc sở hữu Theo Bảng 3.2 NHNN + +

Berger (2007)

Võ Phượng Hà Chiêu

(2014)

Điều kiện thị trường

Tốc độ tăng

trưởng kinh tế gGDP + -

Bertrand (2001) Tan và Floros (2013) Rahman và đ.t.g (2015)

3.2. Phương pháp ước lượng mơ hình

Theo Nguyễn Quang Dong và đ.t.g (2013), trước khi ước lượng cần phải kiểm định tính đồng thời nhằm xem xét có tồn tại hiện tượng một số biến ở vế phải phương trình này là

biến nội sinh ởphương trình khác. Nếu tính đồng thời khơng tồn tại thì phương pháp OLS cho ước lượng vững và hiệu quả. Ngược lại, nếu tính đồng thời tồn tại thì phương pháp OLS không hiệu quả, phải sử dụng các phương pháp khác như bình phương nhỏ nhất gián tiếp (ILS) hay 2SLS. Phương pháp 2SLS hiệu quả hơn ILS do cho ngay ước lượng của từng hệ số và dễ áp dụng. Phương pháp này được Shrieves và Dahl (1992) sử dụng đểđánh giá mối quan hệ giữa quy định về vốn với rủi ro ngân hàng.

Xét bộ dữ liệu nghiên cứu, tác giả kiểm định thấy không tồn tại tính đồng thời giữa biến thay đổi vốn và biến thay đổi tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ, do đóđối với hai biến này tác giả sẽ sử dụng phương pháp OLS (Phụ lục 2). Ngược lại, giữa biến thay đổi vốn và thay đổi tỷ lệ nợ xấu và tài sản có khác trên dư nợ có tồn tại tính đồng thời nên tác giả sử dụng phương pháp 2SLS (Phụ lục 2).

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH D LIỆU VÀ KẾTQUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kết qu phân tích thống kê mơ t

Trong phần này, tác giả phân tích các NHTM Việt Nam trong mẫu nghiên cứu theo chiều ngang và chiều dọc. Ở chiều ngang, tác giả sẽ phân tích sự khác biệt của 3 nhóm ngân hàng: NHTM quốc doanh, NHTM Nhà nước sở hữu trên 20% cổ phần và NHTM tư nhân. Ở chiều dọc, tác giả phân tích xu hướng thay đổi của các ngân hàng này trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Các chỉ số được đưa ra phân tích là quy mô tổng tài sản, cơ cấu vốn, dư nợ, hiệu quả hoạt động và rủi ro ngân hàng.

4.1.1. Số lượng và loại hình sở hữu của các NHTM trong mẫu nghiên cứu

Dữ liệu ban đầu được thu thập từ 34 ngân hàng thương mại, tuy nhiên trong nghiên cứu có sử dụng các dữ liệu chi tiết như tỷ lệ nợ xấu nên số lượng ngân hàng phù hợp chỉ còn 29 ngân hàng. Thời gian nghiên cứu từ năm 2005-2014. Dữ liệu được thu thập là dữ liệu bảng không cân bằng với 262 quan sát.

29 ngân hàng này thuộc 3 loại hình: NHTM quốc doanh, NHTM Nhà nước sở hữu hơn 20% vốn cổ phần và NHTM tư nhân.

Bảng 4.1. Mơ tả loại hình ngân hàng trong mẫu nghiên cứu theo từng năm

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

NHTM quốc doanh 4 4 4 4 4 4 4 4 3 3

NHTM Nhà nước sở

hữu hơn 20% vốn 1 4 8 8 8 6 4 4 4 3 NHTM tư nhân 13 15 17 17 17 19 20 18 16 16 Xét tổng quan sát trong bảng dữ liệu thì NHTM quốc doanh là 38 quan sát (tỷ lệ 14,50%), NHTM nhà nước sở hữu hơn 20% là 53 quan sát (tỷ lệ 20,23%) còn lại là NHTM tư nhân (tỷ lệ 65,27%).

4.1.2. Quy mô tổng tài sản

Quy mô tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam liên tục mở rộng, tổng tài sản tính đến cuối năm 2014 là hơn 3.850 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 8 lần so với năm 2005. Trong đó, 3 ngân

hàng quy mô lớn nhất là Vietinbank, Vietcombank và BIDV (mẫu nghiên cứu khơng có Agribank do ngân hàng này chỉ có số liệu nợ xấu đến năm 2011).

Tổng tài sản có giá trị trung bình là 83 nghìn tỷ đồng và giá trị trung vị là 35 nghìn tỷ đồng, biểu đồ phân phối cho thấy tổng tài sản bị lệch phải mạnh (Phụ lục 4). Xét về quy mô tổng tài sản, các quan sát trong mẫu không đồng đều, chỉ có 4 NHTM quốc doanh đã chiếm 47,29% tổng tài sản.

Khi lấy logarit của tổng tài sản thì giá trị trung bình là 10,42 tỷđồng và giá trị trung vị là 10,46 tỷđồng, dữ liệu đã gần với phân phối chuẩn hơn (Phụ lục 4).

Hình 4.1. Đồ thị mơ tả cơ cấu tổng tài sản theo nhóm ngân hàng và sự thay đổi tổng

tài sản trong giai đoạn nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC của các ngân hàng.

4.1.3. Vốn chủ sở hữu

4.1.3.1. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của mẫu nghiên cứu có giá trị trung bình là 12,77%, giá trị trung vị là 9,73%. Dữ liệu bị lệch phải, hầu hết ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu nhỏ (Phụ lục 4).

Trong 3 nhóm ngân hàng, nhóm NHTM quốc doanh có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản bằng ½ so với các NHTM cịn lại, nhóm NHTM quốc doanh sử dụng địn bẩy tài chính cao hơn khu vực tư nhân.

Xét theo năm, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có xu hướng giảm dần trong suốt giai đoạn nghiên cứu, chỉ số này cao nhất (gần 16,83%) vào năm 2006 và thấp nhất (10,68%) vào năm 2014 cho thấy các ngân hàng ngày càng sử dụng địn bẩy tài chính nhiều hơn.

Hình 4.2. Đồ thị mơ tả cơ cấu vốn theo nhóm ngân hàng và sự thay đổi của cơ cấu

vốn trung bình trong giai đoạn nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC của các ngân hàng.

4.1.3.2. Vốn điều lệ

Vốn điều lệ trong mẫu nghiên cứu có giá trị trung bình là 7,2 nghìn tỷđồng, giá trị trung vị là 3,1 nghìn tỷđồng; dữ liệu bị lệch phải cho thấy đa số các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu có vốn điều lệ nhỏ (Phụ lục 4).

Trong suốt giai đoạn nghiên cứu, vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng ngày càng tăng lên với tổng vốn điều lệ năm 2014 lên đến 334 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 13 lần so với năm 2005. Trong 3 nhóm ngân hàng được phân tích thì nhóm NHTM quốc doanh có vốn điều lệ trung bình cao nhất, nhóm các NHTM Nhà nước sở hữu hơn 20% cổ phần có vốn điều lệ chỉ bằng ¼ so với hai nhóm cịn lại.

Hình 4.3. Đồ thị mơ tả vốn điều lệtheo nhóm ngân hàng và sự thay đổi của vốn điều

lệtrong giai đoạn nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC của các ngân hàng.

Bảng 4.2. Tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ ở 3 nhóm ngân hàng

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

NHTM quốc doanh 59,3% 113,5% 34,3% 30,1% 38,4% 11,3% 23,9% 15,6% 5,5%

NHTM Nhà nước sở

hữu hơn 20% cổ phần 63,0% 117,3% 27,9% 31,7% 36,1% 9,3% 18,7% 11,6% 7,6% NHTM tư nhân 64,6% 118,5% 29,5% 30,4% 37,1% 10,3% 18,7% 11,0% 7,4%

Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC của các ngân hàng

Bảng 4.2 cho thấy giai đoạn 2005 – 2007 vốn điều lệ tăng trưởng nhanh, sau đó có xu hướng giảm dần. Trong thời kỳ ngân hàng biến động mạnh (từnăm 2006 – 2008), khu vực ngân hàng tư nhân có tốc độtăng vốn điều lệcao hơn khu vực ngân hàng quốc doanh; đến thời kỳ ngân hàng ổn định (từ 2009 đến nay), khu vực ngân hàng quốc doanh tăng vốn điều lệcao hơn khu vực tư nhân. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của khu vực ngân hàng tư nhân thấp nên dù tốc độ tăng trưởng cao hơn thì về số tuyệt đối cả giai đoạn nghiên cứu khu vực tư nhân đều tăng vốn ít hơn so với khu vực quốc doanh.

4.1.3.3. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong mẫu nghiên cứu có giá trị trung bình là 17,58%; giá trị trung vị là 13,59% (Phụ lục 4). Trong giai đoạn nghiên cứu, chỉ số này biến động liên tục

theo xu hướng giảm dần, tuy nhiên giá trịtrung bình ln trên 8% (trước 2010) và trên 9% (sau 2010) theo yêu cầu của thông tư 13/2010/TT-NHNN.

Trong 3 nhóm ngân hàng, nhóm NHTM quốc doanh có tỷ lệ CAR thấp gần bằng một nửa hai nhóm cịn lại, điều này phù hợp với kết quả về tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản.

Hình 4.4. Đồ thị mơ tả tỷ số CARtheo nhóm ngân hàng và sự thay đổi của tỷ số CAR

trung bình trong giai đoạn nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC của các ngân hàng.

4.1.4. Tình hình cho vay

4.1.4.1. Về tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản

Giá trị cho vay trên tổng tài sản có giá trị trung bình là 50,66%, giá trị trung vị là 50,09%, biểu đồ phân phối cho thấy chỉ số này tuân theo phân phối chuẩn (Phụ lục 4).

Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của 3 nhóm ngân hàng giao động trong khoảng từ 47% - 50%, trong đó nhóm NHTM quốc doanh cao nhất và thấp nhất là nhóm ngân hàng mà Nhà nước sở hữu trên 20% cổ phần. Kết quả trên cho thấy các ngân hàng chủ yếu vẫn kinh doanh bằng hoạt động tín dụng.

Trong suốt giai đoạn nghiên cứu, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản có xu hướng giảm dần, hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng đã dần dần được đa dạng hóa thay vì chỉ tập trung vào mảng tín dụng như trước đây.

Hình 4.5. Đồ thị mô tả tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản trung bình theo nhóm ngân hàng và sự thay đổi của tỷ lệ này trong giai đoạn nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC của các ngân hàng.

4.1.4.2. Về thị phần tín dụng

Thị phần tín dụng có giá trị trung bình là 3,7%, trung vị là 1,5%, giá trị lớn nhất là 28,48%, giá trị nhỏ nhất là 0,02%, đồ thị phân bố cho thấy chỉ số này không tuân theo phân phối chuẩn. Chỉ số thị phần dư nợ phân bố lệch phải, theo đó hầu hết các ngân hàng có thị phần nhỏ. Trong mẫu nghiên cứu, thị phần tín dụng chủ yếu tập trung vào các NHTM quốc doanh. Đồ thị này và đồ thị cơ cấu tổng tài sản đã chứng minh hệ thống NHTM Việt Nam rất tập trung, cụ thể chỉ có 4 NHTM quốc doanh nhưng chiếm đến 47% tổng tài sản toàn ngành và chiếm 58% thị phần tín dụng.

Hình 4.6. Đồ thị mơ tả thị phần tín dụng theo nhóm ngân hàng

4.1.4.3. Về tăng trưởng dư nợ

Tốc độ tăng trưởng dư nợ biến thiên khá rộng và phân bố không theo phân phối chuẩn (giá trị trung bình là 50,8%, trung vị là 25,3%, giá trị lớn nhất là 1131%, giá trị nhỏ nhất là - 40,6%). Các quan sát bị lệch phải cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ không giống nhau trong mẫu nghiên cứu, hầu hết là tăng trưởng thấp, chỉcó vài ngân hàng tăng trưởng cao. Trong suốt giai đoạn nghiên cứu, tốc độtăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam biến động liên tục. Từ năm 2005-2008, các ngân hàng mở rộng cấp tín dụng do sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tăng vốn điều lệ đến rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)