2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
NHTM quốc doanh 59,3% 113,5% 34,3% 30,1% 38,4% 11,3% 23,9% 15,6% 5,5%
NHTM Nhà nước sở
hữu hơn 20% cổ phần 63,0% 117,3% 27,9% 31,7% 36,1% 9,3% 18,7% 11,6% 7,6% NHTM tư nhân 64,6% 118,5% 29,5% 30,4% 37,1% 10,3% 18,7% 11,0% 7,4%
Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC của các ngân hàng
Bảng 4.2 cho thấy giai đoạn 2005 – 2007 vốn điều lệ tăng trưởng nhanh, sau đó có xu hướng giảm dần. Trong thời kỳ ngân hàng biến động mạnh (từnăm 2006 – 2008), khu vực ngân hàng tư nhân có tốc độtăng vốn điều lệcao hơn khu vực ngân hàng quốc doanh; đến thời kỳ ngân hàng ổn định (từ 2009 đến nay), khu vực ngân hàng quốc doanh tăng vốn điều lệcao hơn khu vực tư nhân. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của khu vực ngân hàng tư nhân thấp nên dù tốc độ tăng trưởng cao hơn thì về số tuyệt đối cả giai đoạn nghiên cứu khu vực tư nhân đều tăng vốn ít hơn so với khu vực quốc doanh.
4.1.3.3. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong mẫu nghiên cứu có giá trị trung bình là 17,58%; giá trị trung vị là 13,59% (Phụ lục 4). Trong giai đoạn nghiên cứu, chỉ số này biến động liên tục
theo xu hướng giảm dần, tuy nhiên giá trịtrung bình ln trên 8% (trước 2010) và trên 9% (sau 2010) theo yêu cầu của thông tư 13/2010/TT-NHNN.
Trong 3 nhóm ngân hàng, nhóm NHTM quốc doanh có tỷ lệ CAR thấp gần bằng một nửa hai nhóm cịn lại, điều này phù hợp với kết quả về tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản.
Hình 4.4. Đồ thị mơ tả tỷ số CARtheo nhóm ngân hàng và sự thay đổi của tỷ số CAR
trung bình trong giai đoạn nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC của các ngân hàng.
4.1.4. Tình hình cho vay
4.1.4.1. Về tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản
Giá trị cho vay trên tổng tài sản có giá trị trung bình là 50,66%, giá trị trung vị là 50,09%, biểu đồ phân phối cho thấy chỉ số này tuân theo phân phối chuẩn (Phụ lục 4).
Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của 3 nhóm ngân hàng giao động trong khoảng từ 47% - 50%, trong đó nhóm NHTM quốc doanh cao nhất và thấp nhất là nhóm ngân hàng mà Nhà nước sở hữu trên 20% cổ phần. Kết quả trên cho thấy các ngân hàng chủ yếu vẫn kinh doanh bằng hoạt động tín dụng.
Trong suốt giai đoạn nghiên cứu, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản có xu hướng giảm dần, hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng đã dần dần được đa dạng hóa thay vì chỉ tập trung vào mảng tín dụng như trước đây.
Hình 4.5. Đồ thị mơ tả tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản trung bình theo nhóm ngân hàng và sự thay đổi của tỷ lệ này trong giai đoạn nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC của các ngân hàng.
4.1.4.2. Về thị phần tín dụng
Thị phần tín dụng có giá trị trung bình là 3,7%, trung vị là 1,5%, giá trị lớn nhất là 28,48%, giá trị nhỏ nhất là 0,02%, đồ thị phân bố cho thấy chỉ số này không tuân theo phân phối chuẩn. Chỉ số thị phần dư nợ phân bố lệch phải, theo đó hầu hết các ngân hàng có thị phần nhỏ. Trong mẫu nghiên cứu, thị phần tín dụng chủ yếu tập trung vào các NHTM quốc doanh. Đồ thị này và đồ thị cơ cấu tổng tài sản đã chứng minh hệ thống NHTM Việt Nam rất tập trung, cụ thể chỉ có 4 NHTM quốc doanh nhưng chiếm đến 47% tổng tài sản tồn ngành và chiếm 58% thị phần tín dụng.
Hình 4.6. Đồ thị mơ tả thị phần tín dụng theo nhóm ngân hàng
4.1.4.3. Về tăng trưởng dư nợ
Tốc độ tăng trưởng dư nợ biến thiên khá rộng và phân bố khơng theo phân phối chuẩn (giá trị trung bình là 50,8%, trung vị là 25,3%, giá trị lớn nhất là 1131%, giá trị nhỏ nhất là - 40,6%). Các quan sát bị lệch phải cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ không giống nhau trong mẫu nghiên cứu, hầu hết là tăng trưởng thấp, chỉcó vài ngân hàng tăng trưởng cao. Trong suốt giai đoạn nghiên cứu, tốc độtăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam biến động liên tục. Từ năm 2005-2008, các ngân hàng mở rộng cấp tín dụng do sự nóng lên của nền kinh tế, dịng vốn đầu tư nước ngồi tăng lên; hình thành bong bóng giá ở thị trường chứng khoán, bất động sản. Đến năm 2008, để cắt giảm lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệđược ban hành thông qua sự kiện NHNN phát hành tín phiếu bắt buộc, tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình giảm từ 193% xuống cịn 22%. Đến giai đoạn 2009- 2011, nền kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế tồn cầu và chính sách thắt chặt tiền tệ giai đoạn trước, để đối phó với tình hình này Chính phủ đã đưa ra nhiều gói kích cầu, hệ quả là tín dụng đã tăng trưởng trở lại. Từ năm 2012 trở lại đây, dưới tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ năm 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng bắt đầu bình ổn trở lại, giao động trong khoảng từ 14%-19%.
Tính bình qn trong 3 nhóm ngân hàng, khu vực NHTM tư nhân có tốc độtăng trưởng dư nợ cao hơn khu vực NHTM quốc doanh.
Hình 4.7. Đồ thị mô tả tốc độ tăng trưởng dư nợ trung bình theo nhóm ngân hàng và
sự thay đổi của tỷ lệ này trong giai đoạn nghiên cứu
4.1.5. Suất sinh lợi
Chỉ số ROA của mẫu quan sát phân bố tương đối theo phân phối chuẩn, có giá trị lớn nhất là 0,05%, giá trị nhỏ nhất là 0%, giá trị trung bình là 1,29%, giá trị trung vị là 1,2% (Phụ lục 4).
Từ năm 2005 đến nay tỷ lệ ROA trung bình của ngành ngân hàng liên tục giảm cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng ngày càng kém đi. Trong 3 nhóm ngân hàng, nhóm NHTM sở hữu tư nhân cao hơn so với NHTM quốc doanh thể hiện năng lực quản trị của NHTM tư nhân tốt hơn.
Hình 4.8. Đồ thị mơ tả ROA trung bình theo nhóm ngân hàng và sự thay đổi của ROA trong giai đoạn nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC của các ngân hàng.
4.1.6. Rủi ro của các ngân hàng
Giá trị nợ xấu trên dư nợ tuân theo phân phối chuẩn với giá trị lớn nhất là 27,9%, giá trị nhỏ nhất là 0,03%, giá trị trung bình 2,21%, trung vị 2,05% (Phụ lục 4). Giá trị nợ xấu và tài sản có khác trên dư nợ bị lệch phải với giá trị lớn nhất là 191,15%, giá trị nhỏ nhất 3%, trung bình 18,4%, trung vị 12% (Phụ lục 4).
Hình 4.9. Đồ thị mơ tả sự thay đổi của tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ; tỷ lệ nợ xấu và tài sản có khác trên dư nợ trong giai đoạn nghiên cứu và thay đổi của chỉ số này theo nhóm
ngân hàng
Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC của các ngân hàng.
Đồ thị trung bình theo năm cho thấy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ biến thiên trong khoảng từ 1,2% đến 3,37%. Tỷ lệ nợ xấu và tài sản có khác trên dư nợ biến thiên trong khoảng từ 10,33% đến 25,74%. Nhìn chung, sự biến thiên của tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ và tỷ lệ nợ xấu và tài sản có khác trên dư nợtương đối tương đồng nên kết quả này ủng hộ lập luận rằng có thể sử dụng giá trị tài sản có khác như một chỉ báo cho nợ xấu ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu và tài sản có khác trên dư nợ trong mẫu nghiên cứu năm 2012 là 25,74%, tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của Moody’s trong báo cáo Triển vọng hệ thống ngân hàng Việt Nam công bố vào tháng 02/2014 (theo báo cáo này tỷ lệ nợ xấu/dư nợ của hệ thống trong khoảng 25%) nên dữ liệu có tính tin cậy cao.
Xét trong giai đoạn nghiên cứu, từ năm 2007-2012, thị trường bất động sản đóng băng, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng liên tục tăng lên, từ năm 2012-2014 nợ xấu trên sổ sách của các ngân hàng giảm dần một phần là do bán nợ cho VAMC. Xét trong 3 nhóm ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu của nhóm NHTM quốc doanh cao nhất tuy nhiên đối với tỷ số nợ xấu và tài sản có khác trên dư nợ thì nhóm NHTM tư nhân cao hơn nhiều lần so với nhóm NHTM quốc doanh. Nếu nợ xấu được giấu trong tài sản có khác như đã phân tích thì nhóm NHTM tư nhân che giấu nợ xấu nhiều hơn và nợ xấu thực sự của nhóm này rất cao. Tuy nhiên, do trong đề tài này tác giả không làm rõ được các khoản nợ khoanh, nên nếu nợ xấu bị giấu
trong các khoản nợ khoanh thì tác giả đã không làm rõ được nợ xấu thực sự của nhóm NHTM quốc doanh. Đây là một phần hạn chế khi phân tích nợ xấu của tác giả.
4.1.7. Tóm lược đặc điểm mẫu nghiên cứu
Q trình thống kê mô tả cho thấy hệ thống ngân hàng Việt Nam biến động khá mạnh trong giai đoạn 2006-2012 cả về quy mô tài sản, cấu trúc vốn, tốc độtăng trưởng dư nợ, suất sinh lời và nợ xấu; sau đó dần ổn định từ 2012-2014. Về quy mơ, hệ thống ngân hàng trong giai đoạn này liên tục mở rộng, tổng tài sản năm 2014 tăng hơn 8 lần so với năm 2005. Tuy nhiên, quy mô tài sản phân bốkhơng đồng đều, nhóm NHTM quốc doanh chỉ có 4 ngân hàng nhưng chiếm tỷ trọng gần 50% tổng tài sản, đây là nhóm đối tượng tạo sức ép cạnh tranh mạnh mẽ lên nhóm các NHTMCP nhỏ dẫn đến rủi ro do tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh. Trong giai đoạn này, Chính phủ ban hành Nghịđịnh 141/2016/NĐ-CP về yêu cầu tăng vốn điều lệ, theo đó tổng vốn điều lệ năm 2014 tăng lên hơn 13 lần so với năm 2005. Đi kèm với q trình mở rộng quy mơ vốn chủ sở hữu là sựgia tăng địn bẩy tài chính, đến năm 2014 chỉ có gần 11% nguồn vốn là vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, chỉ số CAR có xu hướng giảm dần cho thấy khi NHNN u cầu tăng vốn điều lệ thì NHTM có tăng vốn điều lệđồng thời tăng đầu tư rủi ro, hậu quả là nợ xấu ngân hàng tăng lên. Nợ xấu ngân hàng nếu tính cả giá trị của khoản mục tài sản có khác thì có năm lên đến trên 25% giá trị dư nợ cho thấy dụng ý chính sách khơng đạt được. Về cơ cấu tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản hầu hết các năm là trên 50%, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng do đó dễ tổn thương bởi rủi ro nợ xấu. Về hiệu quả hoạt động, suất sinh lời của ngân hàng có xu hướng giảm dần từ năm 2007 đến nay (đến năm 2014, ROA trung bình hệ thống chỉ có 0.59%).
Xét theo nhóm ngân hàng, nhóm NHTM quốc doanh có ưu thế về mạng lưới chi nhánh rộng khắp, cũng như giá trị của “ngân hàng có vốn Nhà nước” nên chiếm ưu thế tuyệt đối về quy mô tổng tài sản (chiếm 47% tổng tài sản tồn ngành), quy mơ dư nợ (chiếm 58% thị phần tín dụng). Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của nhóm này lại kém hơn khi chỉ số ROA thấp hơn nhiều so với nhóm NHTM tư nhân. Nhóm NHTM tư nhân có quy mơ tài sản nhỏ hơn, quy mô vốn điều lệ thấp hơn nên khi tăng vốn đã trở thành khu vực có tốc độ tăng vốn và tốc độ tăng dư nợcao hơn hẳn so với nhóm NHTM quốc doanh. Từ phân tích này có thể dựđốn chính sách tăng vốn đã tạo nhiều áp lực lên nhóm NHTM này. Về nợ xấu
nhóm NHTM quốc doanh có tỷ lệ nợ xấu và tài sản có khác trên dư nợ thấp hơn nhóm NHTM tư nhân nhưng về giá trị tuyệt đối thì cao hơn nhiều lần.
4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng
Trong phần này, tác giả trình bày kết quả ước lượng mơ hình đề xuất ở Chương 3 với phương pháp phân tích phù hợp với đặc điểm bộ dữ liệu (Phụ lục 2), đồng thời có khắc phục các khiếm khuyết của mơ hình (Phụ lục 6).
4.2.1. Sức ép của chính sáchlên thay đổi vốn
Mơ hình ước lượng dưới đây thể hiện sức ép của chính sách tăng vốn lên các đối tượng ngân hàng. Tác giả chia các NHTM trong mẫu nghiên cứu thành 2 nhóm là (i) nhóm các NHTM có vốn điều lệ chưa đủ 1000 tỷđồng trước năm 2008 và chưa đủ 3000 tỷđồng trước năm 2010 (KDND141) và (ii) nhóm các NHTM có vốn điều lệ vượt 1000 tỷ đồng trước năm 2008 và vượt 3000 tỷđồng trước năm 2010 (ND141).
Bảng 4.3. Kết quả ước lượng mơ hình thể hiện tác động của sức ép chính sách lên
thay đổi vốn DeltalnVonDieuLe DeltaTyLeNoXau 1.00*** DeltaNXTSCK 0.117*** LnVonDieuLe(t-1) -0.511*** -0.487*** ND141 0.459*** 0.446*** KDND141 -0.507*** -0.484*** LnTongTaiSan 0.011 0.006 ROA 1.767* 1.98** NHNN -0.003 -0.004 gGDP -0.090 -0.102 R2 79.48% 79.3% (***; **; *: có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; 5%; 10%)
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên dữ liệu nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu theo Bảng 4.3 cho thấy sức ép chính sách lên hai nhóm ngân hàng khác nhau. Cụ thể, dấu của hệ số ước lượng cho biến ND141 là (+) cho thấy những ngân hàng đã đủ vốn theo yêu cầu của Nghịđịnh 141/2016/NĐ-CP thì càng tiếp tục tăng vốn; ngược lại dấu của hệ số ước lượng cho biến KDND141 là (-) cho thấy những ngân hàng
càng chưa đủ vốn thì càng khó tăng vốn. Kết quảnày ngược lại với kỳ vọng ban đầu rằng những ngân hàng chưa đủ vốn sẽ tăng vốn nhiều hơn nhưng lại phản ánh đúng thực trạng của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Cụ thể, giai đoạn 2006 – 2011 là giai đoạn đầy khó khăn đối với các NHTM nhỏ khi phải đối mặt với nhiều chính sách điều tiết chồng chéo. Cụ thể, ngày 09/8/2006 Thống đốc NHNN ký Đềán cơ cấu lại NHTMCP Nông thơn, theo đó các NHTMCP nơng thơn đủ điều kiện và có nhu cầu sẽ được chuyển đổi sang NHTMCP đô thị. Thực tế, trong năm 2006 có 4 ngân hàng, năm 2007 có 5 ngân hàng và năm 2008 có 1 NHTMCP nơng thơn được chuyển đổi sang NHTMCP đô thị với mức vốn điều lệ thời điểm chuyển đổi đều dưới 500 tỷđồng, thậm chí Ngân hàng TMCP Nơng thơn Hải Hưng (sau là NHTMCP Đại Dương) chỉ có 170 tỷđồng (Bảng 4.4).
Bảng 4.4: Các NHTMCP nông thôn chuyển đổi sang NHTMCP đô thị giai đoạn 2006
- 2008
STT NHTMCP nông thôn
NHTMCP sau
chuyển đổi chuyển đổi Ngày Vốn điều lệ thời điểm chuyển đổi (tỷ đồng)
1 Kiên Long Kiên Long 25/12/2006 290
2 Hải Hưng Đại Dương 09/01/2007 170 3 Đồng Tháp Mười Xăng dầu Petrolimex 12/01/2007 500 4 Cờ Đỏ Phương Tây 05/06/2007 200 5 Rạch Kiến Đại Tín 17/08/2007 504 6 Đại Á Đại Á 11/10/2007 500 7 Mỹ Xuyên Phát triển Mê Kông 16/09/2008 500
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thành (2015) và BCTC của các
ngân hàng
Trong khi đó, Nghịđịnh 141/2006/NĐ-CP (ban hành ngày 22/11/2006) lại yêu cầu tất cả các NHTMCP dù là NHTMCP nơng thơn mới chuyển đổi cũng phải có vốn điều lệ tối thiểu 1000 tỷđồng vào thời điểm 31/12/2008. Điều này đồng nghĩa với việc trong một thời gian ngắn các NHTMCP nông thôn mới chuyển đổi phải tăng vốn điều lệ lên nhiều lần. Theo Bảng 4.2, NHTMCP Đại Dương, NHTMCP Phương Tây phải tăng vốn lên gấp 5 lần trong thời gian chưa đến 2 năm và NHTMCP Phát triển Mê Kông phải tăng vốn lên gấp đơi trong thời gian chỉ có 3 tháng. Nói thêm vềcác NHTMCP nông thôn, trước khi được chuyển đổi, các ngân hàng này chỉ hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố và không được
phép hoạt động kinh doanh ngoại hối, sau khi chuyển đổi các ngân hàng này cần có thời gian để thích nghi với mơi trường kinh doanh mới, cũng như tìm kiếm khách hàng, giờ lại phải đối mặt với áp lực tăng vốn lên nhiều lần trong thời gian ngắn nên càng khó khăn.