Mô tả loại hình ngân hàng trong mẫu nghiên cứu theo từng năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tăng vốn điều lệ đến rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 33)

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

NHTM quốc doanh 4 4 4 4 4 4 4 4 3 3

NHTM Nhà nước sở

hữu hơn 20% vốn 1 4 8 8 8 6 4 4 4 3 NHTM tư nhân 13 15 17 17 17 19 20 18 16 16 Xét tổng quan sát trong bảng dữ liệu thì NHTM quốc doanh là 38 quan sát (tỷ lệ 14,50%), NHTM nhà nước sở hữu hơn 20% là 53 quan sát (tỷ lệ 20,23%) còn lại là NHTM tư nhân (tỷ lệ 65,27%).

4.1.2. Quy mô tổng tài sản

Quy mô tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam liên tục mở rộng, tổng tài sản tính đến cuối năm 2014 là hơn 3.850 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 8 lần so với năm 2005. Trong đó, 3 ngân

hàng quy mơ lớn nhất là Vietinbank, Vietcombank và BIDV (mẫu nghiên cứu khơng có Agribank do ngân hàng này chỉ có số liệu nợ xấu đến năm 2011).

Tổng tài sản có giá trị trung bình là 83 nghìn tỷ đồng và giá trị trung vị là 35 nghìn tỷ đồng, biểu đồ phân phối cho thấy tổng tài sản bị lệch phải mạnh (Phụ lục 4). Xét về quy mô tổng tài sản, các quan sát trong mẫu không đồng đều, chỉ có 4 NHTM quốc doanh đã chiếm 47,29% tổng tài sản.

Khi lấy logarit của tổng tài sản thì giá trị trung bình là 10,42 tỷđồng và giá trị trung vị là 10,46 tỷđồng, dữ liệu đã gần với phân phối chuẩn hơn (Phụ lục 4).

Hình 4.1. Đồ thị mơ tả cơ cấu tổng tài sản theo nhóm ngân hàng và sự thay đổi tổng

tài sản trong giai đoạn nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC của các ngân hàng.

4.1.3. Vốn chủ sở hữu

4.1.3.1. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của mẫu nghiên cứu có giá trị trung bình là 12,77%, giá trị trung vị là 9,73%. Dữ liệu bị lệch phải, hầu hết ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu nhỏ (Phụ lục 4).

Trong 3 nhóm ngân hàng, nhóm NHTM quốc doanh có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản bằng ½ so với các NHTM cịn lại, nhóm NHTM quốc doanh sử dụng địn bẩy tài chính cao hơn khu vực tư nhân.

Xét theo năm, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có xu hướng giảm dần trong suốt giai đoạn nghiên cứu, chỉ số này cao nhất (gần 16,83%) vào năm 2006 và thấp nhất (10,68%) vào năm 2014 cho thấy các ngân hàng ngày càng sử dụng địn bẩy tài chính nhiều hơn.

Hình 4.2. Đồ thị mơ tả cơ cấu vốn theo nhóm ngân hàng và sự thay đổi của cơ cấu

vốn trung bình trong giai đoạn nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC của các ngân hàng.

4.1.3.2. Vốn điều lệ

Vốn điều lệ trong mẫu nghiên cứu có giá trị trung bình là 7,2 nghìn tỷđồng, giá trị trung vị là 3,1 nghìn tỷđồng; dữ liệu bị lệch phải cho thấy đa số các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu có vốn điều lệ nhỏ (Phụ lục 4).

Trong suốt giai đoạn nghiên cứu, vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng ngày càng tăng lên với tổng vốn điều lệ năm 2014 lên đến 334 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 13 lần so với năm 2005. Trong 3 nhóm ngân hàng được phân tích thì nhóm NHTM quốc doanh có vốn điều lệ trung bình cao nhất, nhóm các NHTM Nhà nước sở hữu hơn 20% cổ phần có vốn điều lệ chỉ bằng ¼ so với hai nhóm cịn lại.

Hình 4.3. Đồ thị mơ tả vốn điều lệtheo nhóm ngân hàng và sự thay đổi của vốn điều

lệtrong giai đoạn nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tăng vốn điều lệ đến rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)