Giotinh Tuoi Trinhdo Solaodong DTdat Sigma Alpha Lambda Gioitinh 1.0000 Tuoi -0.1141 1.0000 Trinhdo 0.0746 -0.0092 1.0000 Solaodong 0.0745 0.1707 0.0403 1.0000 DTdat 0.1623 0.0254 0.2728 0.2098 1.0000 Sigma -0.0321 -0.1485 0.0635 0.1112 0.0547 1.0000 Alpha 0.0067 0.0176 0.0339 0.1827 0.1182 0.4591 1.0000 Lambda -0.0031 0.1135 -0.0869 0.0245 -0.0500 -0.1876 0.0491 1.0000
Nguồn: Số liệu từ hồi quy Logit. Tiếp theo là hồi qui mơ hình logit với đi robust để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi của mơ hình nếu có. Với kết qui Prob > chi2 = 0.0019 < mức ý nghĩa 0.05 nên mơ hình có ý nghĩa về mặc thống kê, tồn tại ít nhất 1 biến độc lập có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc. Và R2 = 0.4505 cho thấy khả năng ước lượng của mơ hình là tương đối tốt với tổng thể.
Từ kết quả hồi qui ta thấy các tham số rủi ro như e ngại mất mát (lambda kí hiệu λ), e ngại rủi ro (sigma kí hiệu σ) có giá trị P>│z│ lần lượt ( 0.009, 0.004) < 0.05. Từ đó có thể kết luận e ngại rủi ro và e ngại mất mát có tác động đến quyết định lựa chọn trồng lúa hay trồng khoai của người nông dân, từ dấu của tác động ta thấy người càng e ngại rủi ro và mất mát càng có xu hướng trồng lúa và người thích rủi ro cũng như khơng sợ mất mát có xu hướng trồng khoai. Tác động của 2 tham số này đến lựa chọn của người nông dân là phù hợp với một số nghiên cứu trước đây. Như nghiên cứu về
việc sử dụng thuốc trừ sâu của nông dân Trung Quốc của Liu và Huang (2008) kết
luận rằng người e ngại rủi ro có xu hướng sử dụng nhiều thuốc trừ sâu hơn vì e ngại mất mùa do sâu bệnh và người e ngại mất mát có xu hướng ít sử dụng thuốc trừ sâu do lo ngại về sức khoẻ, nguy cơ đối mặt với việc ngộ độc thuốc trừ sâu. Ngoài ra trong nghiên cứu của Dohmen et al. (2011) cũng cho rằng rủi ro có tác động tốt đến dự dốn hành vi của cá nhân trong lựa chọn đầu tư cũng như lựa chọn nghề nghiệp, nghiên cứu của Bonin et. al (2007) chỉ ra rằng các cá nhân sẵn sàng chấp nhận làm việc trong các ngành nghề có mức thu nhập cao hơn hay rủi ro có tác động đến lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân. Riêng trọng số (alpha kí hiệu α) có P>│z│= 0.351 nên khơng có ý nghĩa về mặt thống kê cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó như trong nghiên cứu của
Liu và Huang (2008) và Tanaka et al. (2010), mặc dù Tanaka et al (2005) có kết luận
trọng số quyết định của nam lớn hơn nữ nhưng biến này trong mơ hình cũng khơng cho thấy ý nghĩa thơng kê.
Biến tuổi của chủ hộ có giá trị P >│z│ = 0.00 < 0.5 nên có ý nghĩa về mặt thống kê, biến này mang dấu – nghĩa là chủ hộ càng lớn tuổi thì có xu hướng trồng lúa thay vì trồng khoai, so với chủ hộ nhỏ tuổi thì ngược lại có xu hướng thích trồng khoai hơn trồng lúa. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đó, Teklewold và Kohlin (2010) người trẻ tuổi có xác suất sử dụng đê kè trong ngăn xói mịn đất hơn người lớn
tuổi, trong mơ hình hồi qui của Liu và Huang (2008) tuổi cịn có tác động âm đến số lượng sử dụng thuốc trừ sâu với mức ý nghĩa 5%, nghĩa là người càng lớn tuổi sẽ càng sử dụng ít thuốc trừ sâu đi so với người trẻ hơn.
Biến giới tính khơng có ý nghĩa về mặt thống kê với giá trị P>│z│ = 0.447 > 0.05 nghĩa là giới tính chủ hộ không tác động đến việc lựa chọn trồng lúa hay khoai của chủ hộ và kết quả này trái với các nghiên cứu trước đây, Stefan Dercon (1996) giới tính chủ hộ có tác động đến việc lựa chọn gia súc chăn nuôi cũng như số lượng gia súc
trong mỗi hộ gia đình của nơng dân Tanazia và theo Teklewold và Kohlin (2010) giới tính có tác động đến việc lựa chọn sản xuất trên đất ruộng bậc thang có sử dụng kè đá, bùn đất hay khơng.
Biến trình độ giáo dục có giá trị P>│z│ = 0.016 < 0.05 nên biến này có ý nghĩa về mặt thồng kế, trình độ hay số năm đi học của chủ hộ có tác động dương đến quyết định trồng khoai, nghĩa là người có số năm đi học càng cao sẽ có xu hướng trồng khoai thay vì xu hướng trồng lúa như đối với người có số năm đi học ít. Kết quả này phù hợp với những nghiên cứu trước đây Theo Liu và Huang (2008) trình độ giáo dục của chủ hộ có tác động ngược chiều với việc sử dụng thuốc trừ sâu trong việc trồng bông của nông dân Trung quốc , nghĩa là người càng có số năm đi học lớn sẽ sử dụng ít thuốc trừ sâu hơn.
Biến số lao động trong hộ khơng có ý nghĩa về mặt thống kê nghĩa là số lao động khơng có tác dộng đến lựa chọn của chủ hộ trong quyết định trồng lúa hay trồng khoai, kết luận này không phù hợp với các nghiên cứu trước đó theo Teklewold và Kohlin
(2010) số lao động trong hộ có ý nghĩa về mặt thống kê và có tác động tích cực trong
việc sử dụng kè đá, bùn trên ruộng bậc thang nhằm làm giảm xói mịn của đất với tác động biên bằng 1%. Có thể giải thích cho kết quả này là ngày nay các hộ có thể thuê mướn lao động với số lượng nhiều miễn là có vốn đầu tư vì lượng người nhàn rỗi khu vực nông thôn là khá đông.
Biến diện tích đất sở hữu có ý nghĩa về mặt thống kê và có tác động dương đến quyết định trồng khoai của chủ hộ với giá trị P>│z│ = 0.002 < 0.05, nghĩa là người có diện tích đất sở hữu càng lớn càng có xu hướng trồng khoai thay vì có xu hướng trồng lúa như những người có diện tích đất sở hữu ít hơn.