Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CÔNG Ở CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2005-2014
4.2.4. Kết quả và hạn chế của đầu tư công trên địa bàn tỉnh Cà Mau
4.2.4.1. Kết quả đạt được
Cơ cấu đầu tư đúng hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố như các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau, kết quả đạt được rất khả quan. Tăng trưởng GDP của tỉnh Cà Mau bình quân hàng năm giai đoạn 1994-2014 là 9,3%. Trong đó giai đoạn 1994-2004 tăng bình quân hàng năm 8% và giai đoạn 2005-2014 tăng bình quân hàng năm 10,6% cao hơn khá nhiều so với bình quân cả nước và vùng ĐBSCL (bình quân cả nước thời kỳ 1994-2004 tăng 7,0%; thời kỳ 2005-2014 tăng 6,9%; tồn vùng ĐBSCL tăng bình qn hàng năm giai đoạn 1994-2004 là 9,2%, và giai
đoạn 2005-2014 tăng 10,2%). GDP bình quân đầu người giai đoạn 1994 - 2014 tăng 10,1%/năm (UBND tỉnh Cà Mau, 2015).
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng tăng từ 16,7% năm 1995 lên 24,2% năm 2005 và 36,5% năm 2014. Tương tự, tỷ trọng các ngành khu vực dịch vụ cũng tăng từ 15,1% năm 1995 lên 23,3% năm 2005 và 27,0% năm 2014.
Bảng 4.4: Cơ cấu kinh tế tỉnh Cà Mau 1994 - 2014
Stt Cơ cấu kinh tế Đvt 1995 2005 2014 1 Nông, lâm nghiệp, thủy sản % 68,2 52,5 36,5 2 Công nghiệp - xây dựng % 16,7 24,2 36,5 3 Thương mại, dịch vụ % 15,1 23,3 27,0
Nguồn: UBND tỉnh Cà Mau, 2006 và 2015
Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm bám sát vào bốn chương trình kinh tế trọng điểm của Tỉnh; hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh được hoàn thiện hơn; bước đầu cải thiện được môi trường đầu tư, phát triển sản xuất, điều kiện sống khu vực nông thơn được nâng lên rõ rệt
Tính đến năm 2014 đã hoàn thành xây dựng cơ bản hệ thống giao thông, thủy lợi, các cụm, tuyến dân cư và các cơ sở y tế, giáo dục, các chợ trung tâm, tạo điều kiện phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nói chung và mục tiêu an tồn dân cư trong vùng lũ nói riêng. Đã có 100% xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã. Theo Sở Giao thông vận tải Cà Mau (2014), tổng chiều dài hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh là 12.819,0 km. Kết nối liên tỉnh thông qua ba đường quốc lộ là Quốc lộ 1A, Quốc lộ 63 và tuyến Quản lộ - Phụng Hiệp. Về kết nối nội tỉnh: Cà Mau hiện có 15 đường liên huyện kết nối được với tất cả 8 huyện với Thành phố Cà Mau. Ngoài ra hệ thống đường huyện cũng khá phát triển đảm bảo kết nối các xã với huyện lỵ và trung tâm của tỉnh.
Hạ tầng cung cấp điện được đầu tư quy mô lớn với cụm Khí – Điện – Đạm Cà Mau đầu tư hồn thành, trong đó 02 nhà máy Điện Cà Mau 1 và Cà Mau 2 có tổng cơng suất 1.500 MW, sản lượng điện phát hàng năm trên 09 tỷ KWh, chiếm khoảng 10% sản lượng điện sản xuất của cả nước. Hệ thống lưới điện nông thôn phát triển
mạnh, 100% số xã đã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt trên 97% (UBND tỉnh Cà Mau, năm 2014). Với mức độ phát triển hiện thời thì điện khơng phải là trở ngại lớn đối với Cà Mau trong phát triển kinh tế nói chung và cơng nghiệp hóa nói riêng.
Mạng viễn thông, internet hoạt động ổn định, chất lượng dịch vụ được nâng lên, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu trao đổi thông tin của các tầng lớp nhân dân. Trên địa bàn tỉnh có 12 doanh nghiệp bưu chính, có trên 1,2 triệu thuê bao điện thoại hoạt động trên mạng, đạt mật độ 99,4 máy/100 dân (Sở Thông tin truyền thông Cà Mau, 2014). Hạ tầng công nghệ thông tin được đầu tư, nâng cấp đáp ứng nhu cầu hoạt động xuyên suốt của các cơ quan, đơn vị. Như vậy hạ tầng thông tin viễn thông tại Cà Mau khá tốt đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp và người dân trong việc tìm kiếm thông tin, học tập, kinh doanh và cơ hội trong cuộc sống.
Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ đạt 100%. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 100%. Số lượng bác sĩ trên một vạn dân của Cà Mau là 7,5 cao thứ nhì so với các tỉnh khác thuộc ĐBSCL chỉ đứng sau Cần Thơ là trung tâm văn hóa, chính trị, khoa học, kinh tế của cả ĐBSCL (Niên giám thống kê các tỉnh ĐBSCL, 2014). Đây là một chỉ số rất đáng khích lệ. Nó cho thấy mặc dù xuất phát điểm còn thấp nhưng Cà Mau đã thực sự rất quan tâm đến cơng tác chăm sóc sức khỏe của người dân.
Hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được coi trọng. Quy mô các bậc học, cấp học đều tăng: năm học 2013-2014 tổng số hiện có 545 trường học các cấp, tăng 233 trường so với năm 1997. Hiện nay tại Cà Mau cũng có hai trường Đại học ngồi cơng lập mới được thành lập, 3 trương cao đẳng công lập và 2 trường trung cấp chuyên nghiệp (Sở Giáo dục đào tạo tỉnh Cà Mau, năm 2014). Công tác đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề ngày càng được mở rộng, tất cả các huyện đều có trung tâm dạy nghề, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã tích cực tham gia truyền nghề, bồi dưỡng nghề cho người lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo, dạy nghề đã tăng từ 15% năm 2000 lên 40,5% vào năm 2014 (Sở Lao động
thương binh và xã hội tỉnh Cà Mau, 2015).
4.2.4.2. Hạn chế trong đầu tư công
Bố trí đầu tư dàn trải, cơ cấu đầu tư chưa mang tính mang tính đột phá do nguồn vốn có hạn. Việc phân bổ vốn đầu tư còn dàn trải, chưa tập trung cao theo cơ cấu, chưa gắn công tác quy hoạch với kế hoạch đầu tư phát triển. Trong phân bổ đầu tư còn dàn đều trên tất cả các lĩnh vực do xuất phát điểm kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Tỉnh thấp nên nhu cầu đầu tư các ngành đều bức thiết như nhau. Trong lựa chọn đầu tư, chưa áp dụng đầy đủ khung đánh giá dự án để đánh giá cụ thể và khách quan hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án kết cấu hạ tầng để từ đó có cơ sở xác định thứ tự ưu tiên các dự án một cách thuyết phục. Hiện tại chưa đến 5% số lượng dự án đầu tư cơng có phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội (UBND tỉnh Cà Mau, 2015). Phương pháp phân tích chi phí vịng đời chưa được áp dụng trong so sánh chọn lựa phương án.
Hiệu quả kinh tế đầu tư công chưa cao, thể hiện qua hệ số ICOR luôn cao hơn ICOR chung của cả nước. Kết quả cho thấy là hệ số ICOR chung trên địa bàn tỉnh có chiều hướng tăng dần qua các giai đoạn, điều này chứng tỏ đầu tư trên địa bàn ngày càng ít hiệu quả hơn (giai đoạn 1994 – 2004, ICOR của Cà Mau là 6,3 lần; Giai đoạn 2005 – 2014, ICOR của Cà Mau là 7,7 lần).
Có sự thất thốt và lãng phí trong đầu tư cơng qua các cuộc thanh tra và kiểm toán với tỷ lệ trên 10% (UBND tỉnh Cà Mau, 2015). Năng lực chủ đầu tư và tư vấn hạn chế, chủ trương chuẩn bị đầu tư quá nhiều nhưng nguồn lực không đủ để cân đối dẫn đến lãng phí chi phí chuẩn bị đầu tư. Áp dụng phổ biến hình thức chỉ định thầu trên cơ sở tách nhỏ các hạng mục của dự án nên không tiết kiệm được vốn. Ngồi ra, chưa có biện pháp chế tài các hợp đồng xây dựng, nhiều dự án lớn có tiến độ chậm, làm giảm đi hiệu quả kinh tế, làm mất đi cơ hội thu hút đầu tư.
Chưa huy động được các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư, chính sách xã hội hố đầu tư chưa phát huy, tổng nguồn vốn chi đầu tư công phần lớn do nhà nước đảm nhận. Mặc dù lĩnh vực giáo dục, đào tạo được đầu tư khá nhưng trình độ nguồn nhân lực thấp, tỷ lệ lao động phổ thông chưa qua đào tạo chiếm số lượng đáng kể,
công nhân lành nghề thiếu về số lượng và hạn chế về trình độ chun mơn chưa đáp ứng tồn diện nhu cầu lao động của địa phương (UBND tỉnh Cà Mau, 2015).
4.2.4.3. Nguyên nhân hạn chế
Môi trường kinh tế thế giới giai đoạn 1994 – 2014 có nhiều biến động (khủng hoảng kinh tế khu vực Đông Nam Á giai đoạn 1997 – 2000; khủng hoảng tài chính thế giới giai đoạn 2007 – 2010) làm cho kinh tế vĩ mô trong nước có nhiều diễn biến phức tạp (giai đoạn 2008 – 2010 thực hiện kích cầu; giai đoạn 2011 – 2013 thực hiện thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát) đã ảnh hưởng bất lợi đến nguồn vốn đầu tư công cũng như thu hút đầu tư tư nhân.
Công tác tổ chức chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch cịn có những mặt yếu kém. Năng lực quản lý nhà nước cịn bất cập, trình độ cán bộ chưa theo kịp xu thế phát triển. Việc triển khai thực hiện các chương trình trọng điểm về giao thơng, hạ tầng, y tế, giáo dục đào tạo có nơi có lúc chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ, chưa tạo ra sự chuyển biến tích cực. Cơng tác kiểm tra, đơn đốc không thường xuyên và thiếu các giải pháp khả thi.
Đầu tư công của tỉnh Cà Mau còn phụ thuộc lớn vào nguồn vốn của Trung ương do thu NSNN của tỉnh thấp, trong điều kiện cịn q nhiều khó khăn, các nhu cầu bức xúc cịn q lớn, nguồn lực lại có hạn nên việc đầu tư cịn mang tính dàn trải, thiếu tính tập trung cho các mục tiêu trọng điểm.