Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh cà mau (Trang 40 - 43)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH CÀ MAU

4.1.1. Đặc điểm tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Cà Mau là một tỉnh thuộc vùng ĐBSCL (ĐBSCL) và nằm trọn trên bán đảo Cà Mau, phần đất liền có toạ độ từ 8030’ đến 9010’ vĩ độ Bắc, 10408’ đến 10505’ kinh độ Đơng. Phía bắc tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu; Phía Đơng và phía Nam tiếp giáp với Biển Đơng; Phía Tây tiếp giáp với vịnh Thái Lan.

Hình 4.1: Bản đồ tỉnh Cà Mau

Nguồn: gis.chinhphu.vn

Diện tích phần đất liền của tỉnh là 5.329,5 km2; bằng 13,13% diện tích vùng ĐBSCL và bằng 1,58% diện tích cả nước.

Tỉnh Cà Mau được phân chia thành 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố Cà Mau và các huyện: Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh, Cái Nước, Phú Tân,

Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển. Về địa lý kinh tế trong đất liền, tỉnh Cà Mau nằm trong tiểu vùng Cà Mau - Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang, là 1 trong 4 tiểu vùng kinh tế của ĐBSCL, là địa bàn đang được quy hoạch xây dựng thành vùng kinh tế động lực của ĐBSCL (đô thị trung tâm Cần Thơ, trung tâm điện lực Ơ Mơn; cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Kiên Giang, công nghiệp tàu thủy, công nghiệp chế biến thủy sản, cụm khí điện đạm Cà Mau, du lịch sinh thái Hà Tiên, Phú Quốc, Châu Đốc, rừng ngập Cà Mau…).

4.1.1.2. Thời tiết - khí hậu

Khí hậu tỉnh Cà Mau mang đặc trưng khí hậu của vùng ĐBSCL, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao (nhiệt độ trung bình 26,50C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 4 khoảng 27,60C; nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng Giêng khoảng 250C), tạo điều kiện phát triển đa dạng cây con trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản (Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010 – 2020).

Nét đặc trưng là khí hậu phân mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. So với các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL thì tỉnh Cà Mau có lượng mưa cao hơn hẳn. Trong năm trung bình có 165 ngày có mưa với lượng mưa trung bình hàng năm là 2.360mm (so với ở Gị Cơng tỉnh Tiền Giang chỉ có 74 ngày mưa và 1.209,8 mm; ở Bạc Liêu có 114 ngày mưa và 1.663 mm; ở Cà Mau có 120 ngày mưa và 1.414mm; ở Rạch Giá có 132 ngày mưa và 1.050 mm ). Lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm; tháng có lượng mưa cao nhất là từ tháng 8 đến tháng 10.

Ẩm độ trung bình là 85,6%, nhưng mùa khô ẩm độ thấp hơn, vào tháng 3 ẩm độ chỉ khoảng 80%. Chế độ gió thịnh hành theo mùa, mùa khơ thịnh hành hướng gió Đơng Bắc và gío Đơng. Trong những năm gần đây, thời tiết diễn biến phức tạp hơn, trong mùa mưa thường xảy ra các cơn giơng, lốc xốy cấp 7 đến cấp 8 ở vùng biển, ven biển; trên vùng biển Cà Mau - Kiên Giang thường chịu ảnh hưởng của một số cơn bão với những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai thác hải sản và các hoạt động kinh tế khác trên vùng biển. Về cơ bản, khí hậu

ơn hồ, ít khắc nghiệt, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

4.1.1.3. Thủy văn

Về thủy văn, địa bàn tỉnh Cà Mau chịu tác động trực tiếp của chế độ thủy triều biển Đông (bán nhật triều không đều) và của Vịnh Thái Lan (nhật triều không đều). Biên độ triều biển Đông tương đối lớn, từ 3-3,5 m vào ngày triều cường; trong khi triều Vịnh Thái Lan thấp hơn, trung bình từ 0,5 – 1m.

Thủy triều đưa nước biển vào ra thường xuyên, mang theo lượng phù sa lớn làm nhanh bồi lắng ở các sông, kênh thủy lợi, việc nạo vét kênh mương thủy lợi là rất tốn kém, phải đầu tư thường xuyên, nhất là ở một số cửa sông lớn trong tỉnh như Cái Đơi Vàm, Kênh Hội, Sơng Đốc… Ngồi ra, trong mùa khơ (mùa gió chướng) nước biển dâng cao, gây tình trạng tràn mặn, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống, vì vậy cơng tác ngăn mặn chống tràn là việc phải làm hàng năm của địa phương.

4.1.1.4. Địa hình

Nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, trong đất liền khơng có núi đá (ngồi biển cũng chỉ có một số cụm đảo gần bờ), cao trình phổ biến từ 0,5-1m so với mặt nước biển, các khu vực trầm tích sơng hoặc sơng - biển hỗn hợp có địa hình cao hơn; các khu vực trầm tích biển - đầm lầy hoặc đầm lầy có địa hình thấp hơn (trung bình và thấp trũng) chiếm tới 89%.

Bên cạnh đó, địa hình của tỉnh cịn bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông rạch chằng chịt, có nhiều sơng rạch là lợi thế về giao thông đường thủy, nhưng là hạn chế rất lớn đối với phát triển giao thông đường bộ, phát sinh nhiều cầu cống, là một trong những nguyên nhân chính làm giao thơng đường bộ của tỉnh chậm phát triển. Đồng thời phần lớn diện tích của tỉnh thuộc dạng đất ngập nước ven biển, nền đất yếu nên việc xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng và xây dựng dân dụng rất tốn kém do yêu cầu xử lý nền móng phức tạp; tính ổn định của các cơng trình xây dựng bị hạn chế, thường bị lún nền. Đây cũng là những trở ngại cho chương trình phát triển đơ thị của tỉnh (hạn chế khả năng phát triển khu đô thị cao tầng, tốn kém nhiều trong đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh cà mau (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)