Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CÔNG Ở CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2005-2014
4.2.3. Công tác quản lý đầu tư công ở tỉnh Cà Mau
Để đánh giá công tác quản lý đầu tư công ở tỉnh Cà Mau, tác giả sử dụng các số liệu trong giai đoạn 2010 – 2014. Từ năm 2010 đến 2014, tỉnh đã phê duyệt mới và phê duyệt điều chỉnh 62 đồ án quy hoạch (01 quy hoạch tổng thể, 10 dự án quy hoạch điều chỉnh quy hoạch Trung tâm huyện, thành phố; 17 dự án quy hoạch ngành, 14 quy hoạch thuộc các lĩnh vực khác); nâng tổng số đồ án quy hoạch còn thời hạn thực hiện trên địa bàn tỉnh lên 103 đồ án.
Nhìn chung, cơng tác lập quy hoạch được chính quyền địa phương rất quan tâm. Tất cả các ngành, lĩnh vực then chốt đều có quy hoạch để định hướng đầu tư song hầu hết các đồ án quy hoạch chỉ dừng lại ở quan điểm, mục tiêu, định hướng đầu tư và các giải pháp chung có tính ngun tắc để phục vụ cơng tác quản lý. Một
số đồ án có xác định các dự án đầu tư cụ thể, dự kiến tổng mức vốn đầu tư nhưng chưa chỉ ra địa chỉnguồn vốn đầu tư và giải pháp huy động vốn.
Cụ thể, tổng nhu cầu vốn cho quy hoạch giai đoạn 2010 – 2014 là 90.000 tỷ đồng tương đương với 18.000 tỷ đồng/năm. Nhưng thực tế nguồn vốn huy động của tồn xã hội bình qn giai đoạn này là 10.500 tỷ đồng/năm, chỉ đáp ứng được 58,3% nhu cầu vốn. Do vậy, nhiều đồ án quy hoạch không được thực hiện do khơng bố trí được nguồn vốn, dẫn đến quy hoạch treo ngay từ giai đoạn thiết kế, phê duyệt quy hoạch.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở tỉnh Cà Mau ở mức rất thấp, giai đoạn 2010 – 2014 đạt bình quân 51,7% (KBNN tỉnh Cà Mau, 2015).
Hình 4.2 cho thấy, tỷ lệ chi duy tu bảo dưỡng dự án đầu tư công giai đoạn 2010 – 2014 ngày càng giảm dần theo thời gian. Tỷ lệ chi duy tu bảo dưỡng dự án đầu tư cơng đã giảm từ mức 3,1% năm 2010 xuống cịn 2,6% vào năm 2014.
Hình 4.2: Tỷ lệ chi duy tu dự án đầu tư công giai đoạn 2010 - 2014
Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Cà Mau và tính tốn của tác giả, 2016
Như vậy, đầu tư mới được ưu tiên nhưng chi duy tu bảo dưỡng tài sản không tăng tương ứng dẫn đến tỷ lệ chi duy tu ngày càng giảm. Chi duy tu đóng vai trị rất quan trọng trong việc khai thác, duy trì hiệu quả sử dụng dự án đầu tư công. Nếu chi duy tu không được quan tâm sẽ làm cho hiệu quả dự án đầu tư công không bền
vững do nhiều cơng trình nhanh xuống cấp, hư hỏng phải sửa chữa lớn hoặc phải làm mới, gây lãng phí trong điều kiện nguồn vốn đầu tư cơng hạn hẹp.
Theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010 – 2015 đã xác định giao thông, công nghiệp và nông nghiệp là ba lĩnh vực ưu tiên đầu tư, chiếm đến 60% tổng đầu tư công; các lĩnh vực giáo dục đào tạo, phát triển xã hội, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng và đầu tư khác chiếm 40%. Đó là định những định hướng chung có tính ngun tắc làm cơ sở cho việc bố trí, quản lý sử dụng nguồn lực công của tỉnh Cà Mau.
Hình 4.3: Vốn đầu tư cơng tỉnh Cà Mau theo lĩnh vực giai đoạn 2010 - 2014
Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Cà Mau, 2015
Hình 4.3 cho thấy cơ cấu vốn đầu tư công tỉnh Cà Mau theo lĩnh vực giai đoạn 2010 – 2014. Lĩnh vực giao thông, hạ tầng đô thị thu hút vốn lớn nhất, chiếm 42,6% vốn đầu tư công; đứng thứ hai là lĩnh vực nông nghiệp chiếm 20,2%. Như vậy, lĩnh vực giao thông, hạ tầng đô thị và nông nghiệp chiếm đến 62,8% vốn đầu tư công (cao hơn 2,8% so với định hướng chung). Các lĩnh vực còn lại là y tế - giáo dục, an ninh quốc phòng, lĩnh vực khác chiếm 37,2% vốn đầu tư cơng, có thấp hơn so với mục tiêu định hướng là 40,0%, tuy nhiên chênh lệch này chỉ là 2,8% nên không đáng kể.
hướng chung trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra và phù hợp với các ưu tiên về chính sách đầu tư cơng của chính phủ.
Tất cả các dự án bắt buộc có giám sát cộng đồng đều được thực hiện thông qua Ban Thanh tra nhân dân hoặc Ban giám sát đầu tư cộng đồng do Ban Thường trực Mặt trận tổ quốc tổ chức bầu ra theo quy định Quyết định số 80/2005/QĐ- TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng, Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-KH&ĐT- UBMTTQVN-TC ngày 04/12/2006 của Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Các cơ quan chuyên môn của địa phương đã tổ chức tập huấn quy định giám sát đầu tư cộng đồng, tuy nhiên kết quả đạt được rất thấp. Phạm vi và nội dung giám sát chỉ xoay quanh các dự án đầu tư do cộng đồng dân cư tự góp vốn thực hiện như: đường giao thông nông thôn, nạo vét kênh mương nội đồng, xây dựng cống rãnh thoát nước, vỉa hè,…Các dự án do tỉnh, trung ương đầu tư trên địa bàn xã chưa có sự tham gia giám sát tích cực của người dân. Vấn đề này do các nguyên nhân chủ yếu là thiếu kinh phí cho cơng tác giám sát đầu tư cộng đồng, khơng có hệ thống theo dõi dự án và chuyên môn của Ban giám sát cộng đồng yếu (Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Cà Mau, 2015).