Đánh giá các giả thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự ảnh hưởng của marketing vì mục đích xã hội đến ý định mua và mua lại của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 64)

Bảng 4 .8 ANOVA trong đánh giá sự phù hợp của mơ hình

Bảng 4.10 Đánh giá các giả thuyết

Giả thuyết Nhân tố Kết quả Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

H1 Tính chất quan trọng của chương trình (QT) có tác động tích cực đến ý định mua hàng của người tiêu dùng (SAH)

Chấp

nhận 0.134

H2 Sự gần gũi của chương trình (SGG) có tác động tích cực

đến ý định mua hàng của người tiêu dùng (SAH)

Chấp

nhận 0.126

H3

Sự thích hợp giữa sản phẩm và chương trình (TH) có tác động tích cực đến ý định mua hàng của người tiêu dùng (SAH)

Chấp

nhận 0.093

H4

Sự phù hợp giữa thương hiệu và chương trình (SP) có tác động tích cực đến ý định mua hàng của người tiêu dùng (SAH)

Chấp

nhận 0.190

H5

Mức độ tham gia của người tiêu dùng (MDTG) có tác động tích cực đến ý định mua hàng của người tiêu dùng (SAH)

Chấp

Qua bảng trên ta thấy, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, được chấp nhận, tức là mức độ gia tăng những nhân tố này sẽ làm gia tăng ý định mua hàng của người tiêu dùng.

Mơ hình hồi quy bội sau đây đặc trưng cho mơ hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thực tế:

𝑺𝑨𝑯 = 𝟎. 𝟒𝟒𝟗 + 𝟎. 𝟎𝟗𝟑 𝑻𝑯 + 𝟎. 𝟏𝟐𝟔 𝑺𝑮𝑮 + 𝟎. 𝟏𝟑𝟒 𝑸𝑻 + 𝟎. 𝟏𝟗𝟎 𝑺𝑷 + 𝟎. 𝟐𝟗𝟗 𝑴𝑫𝑻𝑮 + 𝜺

4.5. Kiểm định sự khác biệt của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng của người tiêu dùng với các biến định tính.

4.5.1. Kiểm định sự khác biệt theo giới tính

Phép kiểm định Independent sample t-test được sử dụng để kiểm định giả thuyết H0: Khơng có sự khác biệt trong các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng của người tiêu dùng theo giới tính

Theo kết quả bảng 4.11, giá trị Sig. trong kiểm định Levene’s của các biến QT, SGG, TH, SP, MDTG và SAH đều lớn hơn 0.05 cho thấy phương sai của các biến này theo giới tính khơng khác nhau nên luận văn sẽ sử dụng kết quả của kiểm định t ở phần giả định phương sai bằng nhau.

Giá trị Sig. theo kiểm định t của biến MDTG là 0.028 nhỏ hơn 0.05. Theo đó, có sự khác biệt về mức độ nỗ lực tham gia vào chương trình marketing vì mục đích xã hội đến ý định mua hàng của người tiêu dùng theo giới tính, cụ thể là nhóm giới tính nữ đánh giá mức độ tham gia vào chương trình ảnh hưởng đến ý định mua hàng cao hơn so với nhóm giới tính nam (giá trị trung bình của nhóm nữ 2.33 cao hơn nhóm nam 2.21).

Trong khi đó, giá trị Sig. theo kiểm định t của 4 biến (QT, SGG, SP, SAH) tương ứng là 0.612; 0.930; 0.617; 0.202 đều lớn hơn 0.05. Như vậy chưa có sự khác biệt về các biến QT, SGG, SP và SAH theo giới tính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự ảnh hưởng của marketing vì mục đích xã hội đến ý định mua và mua lại của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)