MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO TIẾN ĐỘ GPMB

Một phần của tài liệu Một số giải pháp trong công tác giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông trọng điểm tả ngạn sông hồng thành phố hà nội (Trang 76 - 84)

NHẰM ĐẢM BẢO TIẾN ĐỘ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG

3.2MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO TIẾN ĐỘ GPMB

Đểđảm bảo tiến độ đối với các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố nói chung và các dự án đang triển khai thực hiện tại khu vực tả ngạn sông Hồng do BQLDA hạ tầng Tả Ngạn làm chủđầu tư nói riêng, tác giả xin đưa ra một số giải pháp như sau:

Mt là, cần xây dựng một hệ thống chính sách pháp luật về đất đai, thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải được ổn định tương đối lâu dài và luôn theo kp v i các yêu c u chuy n dch c c u kinh t theo c ch th tr ng. m

bảo tính thống nhất, nhất quán trong chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và phù hợp với thực tế.

Hạn chế tối đa việc có quá nhiều thay đổi trong chính sách bồi thường khiến những hộ gia đình cá nhân gương mẫu chấp hành thực hiện bàn giao mặt bằng trước chịu thiệt thòi so với các hộ gia đình, cá nhân cố tình dây dưa, chây ỳ không chịu bàn giao mặt bằng. Cần phải có sự thống nhất về giá đất, hạn mức diện tích đất ở, đất nông nghiệp ở vùng giáp ranh địa giới hành chính của các vùng có cùng điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội; tránh tình trạng thực hiện mỗi lúc, mỗi nơi, mỗi đối tượng một khác gây bức xúc trong dư luận; ví dụ như vùng giáp ranh của hai huyện hoặc hai tỉnh có điều kiện tự nhiên và xã hội giống nhau nhưng giá đền bù, hạn mức diện tích đất khác nhau gây khiếu nại, khiếu kiện kéo dài.

Hai là, cơ sở pháp lý về quản lý đất đai phải đầy đủ và có hệ thống, phải có chế tài chặt chẽ, đồng bộ, chính xác đối với việc lập và quản lý hồ sơ địa chính; quản lý hợp đồng sử dụng đất; quản lý việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tăng cường và nâng cao chất lượng đối với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng, thuận tiện tránh những hiện tượng biểu hiện cơ chế “xin-cho”.Có như vậy, khi tiến hành công tác kiểm đếm, lên phương án đền bù GPMB mới mau chóng, chính xác; khắc phục được hạn chế, khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất, xác định điều kiện để được đền bù, bồi thường, hỗ trợ , tái định cư cho người có đất bị thu hồi.

Ba là, công tác quy hoạch, chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được rà soát chặt chẽ và phải được tính toán khoa học, có tính khả thi cao, mang tính chất dài hạn và phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Các quy hoạch cần được công bố công khai, cụ thể, rộng rãi. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch được thực hiện tốt thì mới tránh được tình trạng “quy hoạch treo”, sẽ làm giảm chi phí GPMB trong tổng mức đầu tư của dự án, giảm thiểu các rủi ro về đầu tư cho doanh nghiệp, đảm bảo ổn định đời sống xã hội và công việc sản xuất kinh doanh của người dân.

Bn là, cần sự vào cuộc cả hệ thống chính trị. Thực tế hiện nay, chúng ta đều thấy rõ công tác GPMB là một vấn đề hết sức nhạy cảm, phức tạp, khó khăn. Công tác này đòi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm cao, sựđồng cảm với những người có đất bị thu hồi, có sự linh hoạt, sáng tạo trong việc triển khai thực hiện đối với các cơ quan, ban, ngành chức năng.

Các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể cùng nhân dân cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác GPMB đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nêu cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, tổ chức, các cấp, các ngành chức năng trong việc thực hiện nhiệm vụ GPMB và giải quyết các khiếu nại, khiếu kiện của công dân liên quan tới lĩnh vực GPMB.

Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong công tác GPMB. Thuyết phục quần chúng nhân dân hiểu rõ trách nhiệm của công dân đối với công cuộc xây dựng đất nước nói chung và thủđô Hà Nội nói riêng. Trên cơ sởđó, người dân tự giác chấp hành các chính sách của Nhà nước về thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ GPMB.

Tuy các văn bản pháp luật liên quan đến công tác GPMB đã được thông báo công khai nhưng chưa được giải thích rõ ràng nên người bị thu hồi đất chưa hiểu cặn kẽ dẫn đến việc thắc mắc, khiếu nại, khiếu kiện. Vì vậy, cần thường xuyên tổ chức và thông tin chính xác về chính sách, quy định của pháp luật về đất đai, thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, GPMB, chủ trương của thành phố qua các buổi tuyên truyền, vận động làm người dân hiểu rõ và thực hiện nghiêm chỉnh, đảm bảo thực hiện đúng tiến độđối với công tác giải phóng mặt bằng.

Sáu là, nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thực hiện công tác GPMB. Không những đòi hỏi sự hợp tác, sự tự giác chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước mà còn yêu cầu những cán bộ thực hiện công tác GPMB phải có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp trong công tác này. GPMB là lĩnh vực liên quan tới nhiều vấn đề của đời sống xã hội, đặc biệt nó gây ảnh hưởng tới quyền lợi và lợi ích của

người dân. Vậy nên cán bộ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB cần phải quan tâm, nắm rõ và hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của người có đất bị thu hồi mới tránh được những mâu thuẫn, xung đột giữa chính quyền và người dân.

Bên cạnh đó, những yêu cầu về năng lực quản lý, trình độ chuyên môn cũng cần được chú trọng. Nhìn chung thì trình độ chuyên môn của cán bộ cấp xã tại các địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Cần phải tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ trước khi thực hiện công tác GPMB.

By là, cần có chính sách ASXH thích hợp và đảm bảo việc làm, chuyển đổi nghề cho người dân có đất bị thu hồi. Chính sách tái định cư phải đảm bảo ổn định đời sống của những người bị thu hồi đất; việc xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cưđảm bảo chất lượng và thực sựđi trước một bước mới được tổ chức di dân thực hiện GPMB.

3.3 KIN NGH

Trong quá trình thực hiện công tác GPMB, các yếu tố có ảnh hưởng nhiều tới kết quả thực hiện là do có sự thay đổi về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; người dân chưa thực sự yên lòng và đồng thuận khi bàn giao mặt bằng. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là: giá đền bù chưa thực sự sát với với giá thị trường, đặc biệt là giá đất nông nghiệp quá thấp, chưa thể hiện được sự công bằng xã hội trong giá bồi thường, giá đền bù chênh lệch nhau trên cùng một khu vực tạo ra sự bất bình trong dân cư. Bên cạnh đó, Nhà nước đã ban hành chính sách tái định cư cho người dân bằng các khu tái định cư, tuỳ theo địa phương, theo công trình mà khu tái định cư khác nhau nhưng đánh giá chung là các khu tái định cư được xây dựng chậm chạp, không kịp thời, người dân bàn giao đất rồi nhưng vẫn chưa nhận được nhà tái định cư, chất lượng các khu tái định cư thấp, thiếu đồng bộ, xử lý thiếu khoa học gây ra tâm lý lo ngại, mất lòng tin vào chính sách của nhà nước, chậm bàn giao mặt bằng dân đến chậm tiên độ thi công công trình. Bản chất của hiện tượng này là chưa đặt đúng trách nhiệm của Nhà nước trong tái định cư vì

trong chính sách hiện nay chỉ coi vai trò của Nhà nước là có trách nhiệm hỗ trợ tái định cư cho người dân bị thu hồi đất chứ không phải là bắt buộc. Chưa thực hiện đầy đủ ý nghĩa của “tái định cư”, mới chỉ đảm bảo về nhà ở và đất ở là được chứ chưa quan tâm đúng mực đến vấn đề ASXH, ổn định đời sống, việc làm, thu nhập cho người có đất bị thu hồi. Chưa thực sự có cơ chế giám sát chặt chẽ về việc quy định thiết kế xây dựng, nghiệm thu các khu tái định cư dẫn đến chất lượng công trình các khu tái định cư rất kém.

Ngoài ra, những vướng mắc, khó khăn còn liên quan tới việc xác định diện tích, vị trí đất, loại đất (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất ở, đất ao, đất vườn…), đất hợp pháp, không hợp pháp, đất trong đô thị, đất ngoài đô thị, việc xác định giá trị tài sản trên đất, việc xác định giá đền bù, bố trí nơi ở mới. Đặc biệt, giá đền bù thấp so với giá thị trường được đề cập nhiều nhất. Giá đất do UBND cấp tỉnh, thành phố ban hành thường thấp hơn nhiều so với thực tế, trong khi đó người dân có đất bị thu hồi yêu cầu tính giá đất đền bù “sát với giá thị trường” tại thời điểm giao đất (theo quy định tại Luật đất đai). Chính quyền thường áp giá bồi thường thấp hơn so với giá đất trúng đấu giá mà nhà đầu tư tư nhân đã trả trong cùng một khu vực có cùng điều kiện như nhau, chính vì vậy người dân khiếu nại đó không phải là giá thị trường.

Thêm vào đó, quỹ nhà tái định cư hạn hẹp, việc bố trí quỹ nhà tái định cư cho các dự án trọng điểm còn chậm và “nhỏ giọt”. Đó cũng chính là lý do khiến người dân không muốn bàn giao mặt bằng làm cho công tác GPMB bị chậm tiến độ. Trong quá trình triển khai thực hiện công tác GPMB, việc phối hợp giữa các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ; việc thực hiện nghị quyết chưa triển khai sâu rộng và triệt để, chưa tạo được nhận thức đúng đắn. Đôi lúc việc thực hiện nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng, đúng pháp luật còn thiếu nghiêm túc, mang tính hình thức tạo bức xúc trong nhân dân.

Tóm li, để đảm bảo cho công tác GPMB đối với các dự án xây dựng hạ tầng giao thông trọng điểm của thành phố nói chung và các dự án ở khu vực tả ngạn

sông Hồng nói riêng được đảm bảo đúng tiến độ, tác giả xin kiến nghị một số điểm như sau:

Thứ nhất, đối với giá đất để bồi thường khi Nhà nước thu hồi cần sát với giá thị trường.Và thực hiện được việc này, thì cần xây dựng cơ chế xác định giá đất khách quan hơn cùng với các trung tâm thẩm định giá đất hoạt động độc lập.

Thứ hai,thực hiện việc xác định giá bán bán nhà ở, đất ở tái định cư không được cao hơn giá tính bồi thường đất ở bị thu hồicó vị trí tương ứng nhằm đảm bảo cho người dân có đất bị thu hồi không bị thiệt thòi, dẫn tới phát sinh khiếu kiện, khiếu nại về giá đền bù.

Thứ ba, đối với các trường hợp đất bị thu hồi cùng một dự án, thuộc hai địa phương khác nhau, có điều kiện tự nhiên xã hội, kết cấu hạ tầng như nhau, có cung mục đích sử dụng nên có cùng mức giá bồi thường hỗ trợ.

Thứ tư, UBND thành phố phải chủ động về quỹ nhà tái định cư trước khi thực hiện dự án, không để người dân phải đi ở tạm cư. Chuyển đổi từ quy trình thu hi đất – tái định cư sang quy trình tái định cư – thu hi đất. Đảm bảo sựđồng bộ về hạ tầng, chất lượng của các khu tái định cư, phải có đầy đủ trường học, bệnh viện, chợ… Chính sách tái định cư phải nhất quán tuân thủ nguyên tắc nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ.

Thứ năm, kiến nghị UBND TP Hà Nội đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính. Đơn giản hoá quy trình thực hiện công tác GPMB. Đồng thời phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc phối hợp giữa các cơ quan, các ngành, các cấp chính quyền, việc thực hiện trách nhiệm và chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị liên quan.

KT LUN

Đất nước ta đang trên con đường phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá từng bước hội nhập với sự phát triển chung của khu vực cũng như trên thế giới. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ , với các công trình giao thông hiện đại và hạ tầng đô thị lớn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020.Việc Nhà nước thu hồi đất để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, các công trình phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển và hết sức cần thiết. Công tác GPMB luôn được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tếđất nước; được sự quan tâm của mọi cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương trên phạm vi cả nước. Trong những năm vừa qua, đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo cơ sở pháp lý quan trọng giúp cho công tác GPMB đạt được những kết quảđáng ghi nhận, tạo nguồn lực thúc đẩy và phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh những kết quả đó thì trong quá trình tổ chức thực hiện công tác GPMB đã bộc lộ nhiều bất cập, khó khăn trở ngại. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất là một vấn đề phức tạp và có tính thời sự cấp bách. Để giải quyết những tồn tại, vướng mắc trong công tác GPMB, thực chất là việc giải quyết hài hoà được 3 lợi ích: Nhà nước, nhà đầu tư và người dân bị thu hồi đất. Có thể nhận thấy rằng chúng ta đã giải quyết không tốt mối quan hệ giữa ba chủ thể này nên dẫn tới việc chậm trễ tiến độ trong công tác GPMB.

Với đề tài này, tôi muốn làm rõ hơn thực trạng công tác GPMB tại một số dự án đầu tư xây dựng do Ban Quản lý dự án hạ tầng Tả Ngạn làm đại diện chủđầu tư nói riêng và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung; từđó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo tiến độ giải phóng mặt bằng. Hy vọng rằng cùng với những chính sách, quy định ngày càng hoàn thiện hơn sẽ giúp cho công tác GPMB có những biến chuyển tích cực hơn, các dự án đầu tư xây dựng được triển khai thực hiện đúng tiến độ. TÀI LIU THAM KHO 1. Luật Đất đai 2003được sa đổi b sung năm 2009, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội. 2. Luật Nhà ở, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội, 2011. 3. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại vềđất đai.

5. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

6. Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 1/10/2009 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.

7. Tuấn Anh (2011), Một số quy định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Tập 1, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội.

8. Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố

Một phần của tài liệu Một số giải pháp trong công tác giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông trọng điểm tả ngạn sông hồng thành phố hà nội (Trang 76 - 84)