MỘT SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO
2.3.2 Những khó khăn và nguyên nhân.
Công tác GPMB nói chung hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp, trong quá trình thực hiện bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là cơ chế, chính sách chưa kịp thời, đồng bộ, thường xuyên thay đổi. Việc này dẫn tới sự chênh lệch đối với mức giá bồi thường, hỗ trợ gây phát sinh khiếu nại khiếu kiện. Công tác tái định cư có nhiều biểu hiện bức xúc, nổi cộm như giải toả nhiều nhưng quỹ nhà tái định cư không đáp ứng đủ, nhiều hộ dân vẫn phải đi ở tạm kéo dài. Chất lượng nhà tái định cư thấp, nhiều nơi không có điện, nước sinh hoạt…
Lý do chậm tiến độ trong công tác GPMB tại dự án đường Vành đai I đoạn Ô Chợ dừa – Hoàng Cầu là do người dân không đồng thuận về giá đền bù, chính sách tái định cư, trong khi đó chính quyền vẫn loay hoay với việc xác định nguồn gốc đất. Ông Trương Đình Đức-Trưởng ban bồi thường GPMB quận Đống Đa cho biết: “Toàn tuyến có 450 hộ dân và 5 cơ quan trong diện phải di dời. Đến nay, UBND quận Đống Đa đã có quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC cho 155 hộ dân và 2 cơ quan. 70 hồ sơ khác dự kiến sẽ được quận thông qua trong tháng 2-2012. Tiến độ chậm chủ yếu là do khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất.” Cũng theo ông Trương Đình Đức, trong quá trình triển khai công tác GPMB đã bộc lộ một số vướng mắc cụ thể là: “việc tăng giá đất hằng năm
không tỷ lệ thuận với việc tăng giá nhà TĐC khiến người dân so sánh về chính sách đền bù. Cùng là dự án đường Vành đai I nhưng tại tuyến Kim Liên - Ô Chợ Dừa, 1m2 đất Nhà nước đền bù mua được 3m2 nhà TĐC. Trong khi tại đoạn tuyến Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu, 1m2 đất đền bù không mua được 2m2 nhà TĐC. Bên cạnh đó, cơ cấu căn hộ TĐC phục vụ dự án (bố trí tại nhà B10A và A6C Khu đô thị Nam Trung Yên - quận Cầu Giấy) diện tích nhỏ nhất là 36,93m2 (gồm 1 phòng ngủ, phòng bếp hành lang và khu phụ), rất khó khăn cho sinh hoạt của một gia đình. Trong khi đó, cơ cấu căn hộ TĐC tuyến Kim Liên - Ô Chợ Dừa có diện tích nhỏ nhất là 56m2. Do đó, quận đề nghị UBND TP Hà Nội và Sở Xây dựng xem xét bố trí nhà TĐC có diện tích lớn hơn để tạo sựđồng thuận của người dân...”
Theo ông Nguyễn Huy Hài - Chủ tịch UBND phường Ô Chợ Dừa băn khoăn: “Xác định hồ sơ, nguồn gốc đất tại đây rất khó khăn. Phần lớn hộ dân trong phạm vi dự án không có bất cứ một loại giấy tờ nào phục vụ cho việc xác định nguồn gốc đất. Nếu không có hướng dẫn cụ thể, phường không thể triển khai. Vì vậy, phường kiến nghị nên để lại các hộ trong diện này vào đợt cuối cùng để báo cáo quận và TP phê duyệt”. Ông Hài nhấn mạnh: “Trong số 155 hồ sơ đã được quận phê duyệt phương án, mới có khoảng 40 hộ nhận tiền vì đây là các hộ diện cắt xén (sau mở đường sẽ ra mặt đường). 116 hộ khác không nhận tiền vì cho rằng giá đền bù thấp, trong khi diện tích nhà TĐC tại đô thị Nam Trung Yên quá nhỏ, chỉ phù hợp với một gia đình gồm 2 vợ chồng và 1 con. Trong khi đó, nhiều gia đình 7-8 người, gồm 3 thế hệ. Đây là một bất cập. Nhiều người dân bày tỏ nếu được đóng thêm tiền để mua căn hộ to hơn sẽ sẵn sàng nhận tiền và di chuyển, bàn giao mặt bằng”.
Trong hội nghị giao ban công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, GPMB của UBND thành phố Hà Nội ngày 9/3/2012, đại diện nhiều quận, huyện bày tỏ băn khoăn về cơ chế, chính sách trong GPMB; sự lúng túng trong việc bố trí quỹ nhà tái định cư. Ông Lâm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng nêu ví dụ dự án thí điểm cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Nguyễn Công Trứ là một trong những dự án trọng điểm, đang triển khai giai đoạn I tại khu nhà A1, A2. Hai khối nhà này,
quận đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ di chuyển đối với 199 hộ nằm trong chỉ giới. Đến nay, đã có 160/199 hộ bàn giao mặt bằng và đến tạm cư tại quận Hoàng Mai. Nhưng suốt 3 năm qua, các hộ này rất bức xúc vì dự án vẫn chưa xây dựng xong nhà N3 để họ trở lại TĐC. Đối với 39 hộ còn lại chưa bàn giao mặt bằng, quận có chủ trương cưỡng chế nhưng qua tham vấn các sở, ngành đã nảy sinh hàng loạt bất cập. Cụ thể, theo văn bản của Bộ Xây dựng và UBND TP Hà Nội, thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế, phá dỡ là của quận. Nhưng theo Nghị định 52/NĐ-CP của Chính phủ, thẩm quyền lại thuộc UBND cấp tỉnh, TP. Vì vậy, quận chưa biết phải làm thế nào. Việc ra quyết định thu hồi căn hộ cũng đang đẩy quận vào thế không biết đâu mà lần. Theo tờ trình của Ban Chỉđạo GPMB TP thay mặt liên ngành (đã được UBND TP Hà Nội chấp thuận về nguyên tắc), quận Hai Bà Trưng không phải ra quyết định thu hồi đất đến từng hộ gia đình sử dụng căn hộ chung cư và diện tích tự xây dựng ngoài nhà chung cư. Nhưng tại cuộc họp ngày 16-2 vừa qua, nhằm chuẩn bị cho công tác cưỡng chế, Sở Tài nguyên và Môi trường và Ban Chỉ đạo GPMB TP lại đề nghị quận ra quyết định thu hồi đất đến từng hộ gia đình theo Điều 44 của Luật Đất đai.
Ông Đỗ Huy Chiến, Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên cho rằng, thời gian qua, TP đã có nhiều văn bản tháo gỡ, giúp đỡ địa phương đẩy nhanh tiến độ các dự án. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ không ít bất cập. Việc phân kỳ thu hồi đất hiện chưa rõ ràng. Trên địa bàn quận có dự án đường liên quan đến hơn 1.700 hộ dân. Đợi đến khi thu hồi xong 1.700 hộ này mới triển khai dự án thì rất chậm, nhất là khi có hộ không đồng thuận. Đề nghị TP phân kỳ thành các đoạn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Chính sách GPMB đối với đất nông nghiệp đang là một bất cập, đặc biệt là vấn đề hạn mức và giá. Hạn mức của quận hiện là 450m2/hộ, với trường hợp vượt hạn mức giá đền bù là 252.000 đồng/m2. Nhiều hộ được giao khoảng 3.000m2 đất nông nghiệp nhưng có tới 10 nhân khẩu. Khi đền bù cũng chỉ tính hạn mức 450m2, rất thiệt thòi cho người bị thu hồi đất, gây thắc mắc, khiếu kiện. Cơ sở pháp lý xác định thế nào là hộ nông nghiệp cũng đang vướng
mắc. Hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan còn chung chung, gây khó khăn trong quá trình vận dụng.
Bảng 2.6 – Giá đất nông nghiệp khu vực đồng bằng năm 2012 một số vùng trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
Đơn vị tính: đồng/m2.
STT Tên khu vực Trồng lúa
nước Trồng cây hàng năm Trồng cây lâu năm 1 Phạm vi địa giới hành chính phường thuộc các quận nội thành. 252.000 252.000 252.000 2
Toàn bộ các huyện: Đông Anh, Mê Linh,
Chương Mỹ, Phú Xuyên, Thường Tín,
Phúc Thọ, Ứng Hoà.
135.000 135.000 158.000
3
Địa bàn bên hữu sông Nhuệ thuộc huyện
Từ Liêm; Khu vực giáp ranh quận nội
thành thuộc huyện: Thanh Trì, Gia Lâm;
các phường Viên Sơn, Phú Thịnh, Quang
Trung thuộc thị xã Sơn Tây.
162.000 162.000 189.600
4
Huyện Từ Liêm giới hạn từ địa giới hành
chính đến các quận bờ đông (bên tả) sông
Nhuệ
201.600 201.600 201.600
5 Địa bàn còn lại thuộc thị xã Sơn Tây; toàn
bộ huyện Thạch Thất, Quốc Oai 135.000 135.000 158.000
6 Toàn bộ huyện Sóc Sơn 108.000 108.000 126.000
7 Toàn bộ huyện: MỹĐức, Ba Vì 108.000 108.000 126.000
Ngoài ra, ở không ít địa phương, một số dự án tồn tại tình trạng “dễ làm, khó bỏ”, cán bộ chưa chú trọng đối thoại với người dân bị thu hồi đất. Công tác tuyên truyền, vận động chưa sâu rộng gây bức xúc trong nhân dân.Công tác hỗ trợổn định đời sống và việc làm chưa được quan tâm đúng mực.Thực tế, việc hỗ trợ ổn định đời sống và việc làm đều được thực hiện bằng hình thức trả bằng tiền mặt dẫn đến việc người dân bị thu hồi đất đều không quan tâm đến học chuyển đổi nghề mà đều sử dụng khoản tiền này vào mục đích chi tiêu cá nhân.
Nhìn chung, có thể thấy được những khó khăn và nguyên nhân gây chậm tiến độ GPMB trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và các dự án xây dựng hạ tầng giao thông do Ban Quản lý Dự án Hạ tầng Tả Ngạn nói riêng hiện nay là do: - Giá đất đền bù thấp so với thị trường.
- Cơ chế, chính sách BTHT GPMB, tái định cư còn nhiều bất cập, thay đổi thường xuyên.
- Quỹ nhà, đất tái định cư thiếu; chất lượng nhà tái định cư thấp.
- Việc quản lý hồ sơđịa chính, xác định nguồn gốc đất đai gặp nhiều khó khăn. - Công tác tuyên truyền, giải thích chếđộ chính sách GPMB còn yếu.
- Công tác hỗ trợ việc làm, ổn định đời sống cho người dân bị thu hồi đất chưa được quan tâm.
CHƯƠNG 3