Tỷ giá VND/USD Việt Nam qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần thép tấm lá thống nhất giai đoạn 2016 2020 (Trang 37 - 46)

Chỉ số Năm

2011 2012 2013 2014 2015

Tỷ giá

Trung bình 20,510 20,828 20,935 21,563 22,106 Cuối kỳ 20,828 20,828 21,036 21,246 22,547

Trong các năm tỷ giá USD/VND có xu hướng điều chỉnh tăng dần, điều này cho thấy đồng Việt Nam đang mất giá so với đồng đô la. Với việc điều chỉnh tỷ giá các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có lợi thế lớn. Tuy nhiên việc nhập khẩu sẽ khó khăn hơn. Với chính sách này nhà nước đang khuyến khích tăng cường xuất khẩu, giảm thiểu nhập khẩu tràn lan không hiệu quả.

Các yếu liên quan đến ngành thép

Chỉ trong 6 năm kể từ năm 2010 khi AFTA chuyển thành ATIGA, Việt Nam từ vị thế nhập khẩu hơn 1,1 triệu tấn thép các loại đã giảm xuống chỉ cịn khoảng 300 nghìn tấn.Về kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam trong năm 2010 xuất khẩu khoảng 700 nghìn tấn thép các loại, đến năm 2014 đã xuất khẩu được 2.5 triệu tấn, năm 2015 mặc dù chịu sức ép lớn từ thép xuất khẩu của Trung Quốc lượng thép xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN vẫn chiếm hơn 75% tổng khối lượng 3.49 triệu tấn thép xuất khẩu.

Trong báo cáo mới nhất của Hiệp hội thép thế giới (worldsteel) ngày 21/06/2016 tại Shanghai Metals Market thì nhu cầu thép ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Phillipines và Việt Nam trong năm 2017 sẽ đạt mức tăng trưởng 6% mặc dù bị ảnh hưởng bởi tình trạng xuất khẩu thép ồ ạt từ Trung Quốc. Tổng lượng tiêu thụ trong năm 2017 của 5 quốc gia ASEAN này dự kiến đạt mức 74.6 triệu tấn.

Ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi trừ Trung Quốc được dự báo nhu cầu thép sẽ tăng trưởng 1,8 – 4,8%. Theo đó thì tổng nhu cầu của các nền kinh tế này sẽ đạt mức 457.1 triệu tấn trong năm 2017 chiếm khoảng 30% nhu cầu thế giới. Với sự gia tăng đáng kể như dự báo thì thị trường thép Việt Nam – một thị trường nhập khẩu thép lớn nhất ASEAN và thứ 7 thế giới (16.3 triệu tấn)- hứa hẹn sẽ sôi động trong nửa sau 2016 và suốt năm 2017.

Trong khi đó mặc dù nhu cầu thép tại Trung Quốc vẫn tiếp tục giảm mạnh kể từ đầu năm 2016, nhưng thơng tin tích cực chính sách kích cầu kinh tế khiến nhà đầu tư

phục sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn do Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng yếu, các hoạt động đầu tư xây dựng tăng với tốc độc chậm nhất trong hơn 10 năm qua.

Theo tính tốn thị trường thép thế giới năm nay sẽ thừa khoảng 5,2 triệu tấn thép giảm so với 13,8 triệu tấn vào năm ngoái. Đồng thời trong 6 tháng đầu năm 2016, sản lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 9% tổng lượng thép sản xuất của nước này. Trong khi đó con số này là 14% trong năm 2015. Bên cạnh đó, xuất khẩu thép của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan chiếm khoảng 40-50% sản lượng sản xuất của các nước này. Theo số liệu thống kê năm 2015 của Hiệp hội thép Đông Nam Á (SEAISI), tiêu thụ thép của các quốc gia này giảm lần lượt là 15,2%, 2,4% và 2,6%.

Trong khi đó 6 nước ASEAN phát triển cơng nghiệp thép, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tiêu thụ thép biểu kiến năm 2015 ấn tượng nhất lên tới 26,4%. Tiếp theo là Philippine với 19,6% và cuối cùng là Singapore đạt 4,8%. Ba quốc gia là Indonesia, Malaysia và Thái Lan đều có tiêu thụ thép giảm, đặc biệt là Indonesia giảm tới 11,8% trong năm 2015.Trong năm 2015 Việt Nam chính thức trở thành quốc gia đứng đầu trong Đông Nam Á về sản xuất thép từ thép thô đến các loại thép thành phẩm.

Tuy nhiên bất chấp những chính sách bảo vệ ngành cơng nghiệp thép trong nước, làn sóng xuất khẩu thép từ Trung Quốc vào các quốc gia khu vực ASEAN vẫn không suy giảm. Lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc đã gia tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỗi năm Trung Quốc sản xuất thừa 300 triệu tấn thép trong khi tổng dung lượng của thị trường Việt Nam gần 100 triệu tấn năm. Khi dư thừa, Trung Quốc sẽ tìm đến các quốc gia gần nhất để xuất khẩu. “Việt Nam chính là thị trường béo bở” mà Trung Quốc muốn đẩy lượng thép dư thừa. Theo tính tốn của VSA thì Trung Quốc sẽ xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á hơn 20 triệu tấn. Việt Nam chiếm khoảng 30% (sáu đến bảy triệu tấn) trong số hơn 20 triệu tấn này.

Đây là điều đáng lo ngại khi phần lớn thép nhập khẩu từ Trung Quốc là thép giá rẻ khiến cho thị trường trong nước hỗn loạn khi nhiều doanh nghiệp làm ăn phi pháp sử

dụng thép Trung Quốc dán nhãn mác thương hiệu trong nước để lừa dối người tiêu dùng.

Về xuất khẩu, năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước chỉ đạt 8% thấp hơn so với mức kế hoạch 10% đặt ra. Theo đó ngành thép cũng chỉ xuất khẩu được trên 2,5 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,9 tỷ USD, giảm 4,2% về lượng và giảm 14,3% về giá trị. Kết quả đó cho thấy, ngành thép Việt Nam đang chịu sức ép rất lớn từ các sản phẩm thép nhập khẩu và chịu ảnh hưởng bởi sự sụt giảm của xuất khẩu cả nước.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), năm 2015 thị trường thép trong nước đã có bước khởi sắc so với các năm trước. Điều này phần lớn nhờ vào sự khởi sắc của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, với tình hình bị ảnh hưởng của lượng thép nhập khẩu tăng cao, như: các sản phẩm tôn mạ kim loại và sơn phủ màu, thép thanh, thép cuộn…, thì Việt Nam có nguy cơ sẽ trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm thép nhập khẩu.

Cụ thể, năm 2015, Việt Nam nhập khẩu khoảng 12 triệu tấn các sản phẩm thép với kim ngạch nhập khẩu khoảng 7,2 tỷ USD, tăng khoảng 61,6% về lượng, 18% về giá trị. Đáng chú ý, con số nhập khẩu gia tăng chủ yếu sản phẩm thép từ Trung Quốc chiếm tới khoảng 62% trong tổng lượng thép nhập khẩu, chiếm khoảng 56% tổng giá trị nhập khẩu. Sang năm 2016, chỉ trong 7 tháng đầu năm con số nhập khẩu thép các loại đã lên đến con số ước đạt 11,16 triệu tấn tăng 33,3% so với cùng kỳ năm 2015.

Theo thống kê của VSA cho thấy, tính chung trong năm 2015, Việt Nam nhập khẩu các sản phẩm thép thành phẩm khoảng 13,7 triệu tấn, tăng 22,56% so với năm 2014. Đáng chú ý, khoảng 1,78 triệu tấn phôi thép đã nhập khẩu vào Việt Nam, tăng 198% so với năm 2014; hơn 1,62 triệu tấn thép cuộn và dây thép nhập khẩu, trong khi sản xuất thép cuộn trong nước chỉ đạt 1,13 triệu tấn; gần 1,43 triệu tấn tôn mạ kim loại và sơn phủ màu được nhập khẩu, tăng 87,5% so với năm 2014. Trong khi đó, ở chiều xuất khẩu, năm 2015, ngành thép Việt Nam xuất khẩu trên 2,5 triệu tấn, với kim ngạch

xuất khẩu khoảng 1,9 tỷ USD, giảm 4,2% về lượng và giảm 14,3% về giá trị. Kết quả đó cho thấy, ngành thép Việt Nam đang chịu sức ép rất lớn từ các sản phẩm thép nhập khẩu.

Đặc biệt, lượng thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2015 khoảng hơn 8,4 triệu tấn, giá trị hơn 3,7 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khoảng hơn 60%. Nếu so sánh với năm 2014, lượng thép nhập khẩu năm 2015 tăng trên 57% về lượng và 13,6% về trị giá. Số còn lại là là thép đến từ các thị trường khác, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…

Rõ ràng "bức tranh" tổng thể của ngành thép trong nước đang chịu sức ép cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt, bởi tổng sản lượng thép sản xuất trong nước tiêu thụ đạt khoảng 15 triệu tấn, chiếm trên 50% so với tổng sản lượng tiêu thụ của cả nước, số còn lại thép nhập khẩu chiếm tới trên 40%.

Trong khi đó kể từ cuối năm 2015 thị trường cuộn cán nóng (Hot roll coil – HRC) – nguồn nguyên liệu cho các công ty cán nguội và tôn mạ tăng giá liên tục cho đến tháng 05/2016 bất ngờ quay đầu giảm giá rồi lại tăng giá trở lại trong trung tuần tháng 08 khi đề tài đang thực hiện. Việc giá thép tăng cao rồi đột ngột giảm giá rồi lại tăng giá khiến cho người mua cảnh giác với việc mua hàng – bán hàng. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty khi phải chạy theo sự biến động bất thường của thị trường. Việc tăng giá rồi giảm giá kéo theo các nhà cung cấp cuộn HRC và cuộn cán nóng đã tẩy rửa (PO) ngưng cung ứng hàng gây sụt giảm sản lượng của doanh nghiệp. Việc tăng giảm giá này cũng gây áp lực lớn cho đơn vị khi phải sản xuất với áp lực lớn đáp ứng tiến độ giao hàng cho khách hàng nhằm chạy đua với diễn biến bất thường của giá cả.

2.2.1.2. Các yếu tố chính trị và luật pháp

Ngày 31/05/2016, cộng đồng kinh tế ASEAN được chính thức thành lập sau khi bản tuyên bố thành lập cộng đồng ASEAN được ký kết bởi 10 lãnh đạo các quốc gia

thành viên Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á có hiệu lực. Cộng đồng ASEAN được đánh giá là một khu vực phát triển sôi động trên thế giới, với hơn 640 triệu dân, tổng GDP khoảng 2.480 tỷ USD, kim ngạch thương mại đạt 2.530 tỷ USD vào năm 2014. Theo dự báo GDP của khu vực này đạt mức 4.700 tỷ USD vào năm 2020 và được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ để trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030. Với việc thực hiện 4 mục tiêu chính trong đó mục tiêu thứ nhất “hình thành một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung được xây dựng thông qua việc tự do lưu chuyển hàng hóa, tự do lưu chuyển dịch vụ, tự do lưu chuyển đầu tư, tự do lưu chuyển vốn và tự do lưu chuyển lao động có tay nghề” đã và đang thực hiện một cách toàn diện và tương đối đầy đủ.

Thông qua các hiệp định và thỏa thuận ràng buộc đặc biệt là các hiệp định về thuế quan về việc miễn giảm thuế tiến đến 0% cho các sản phẩm xuất xứ từ các quốc gia ASEAN đã mang lại cho nhiều cơ hội cho ngành thép Việt Nam. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp thép Việt Nam tăng cường mở rộng hơn nữa sự xâm nhập thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng như ASEAN. Đồng thời cũng đem lại khả năng tiếp cận các nguồn lực mới thông qua việc dịch chuyển trong nội khối giúp việc tiếp cận về vốn, nhân lực, kỹ thuật….từ nước ngoài của các doanh nghiệp thép được dễ dàng hơn.

Trong khi đó kể từ đầu năm 2016 đến thời điểm hiện tại (08/2016) nhiều nước trên thế giới đang đẩy mạnh các biện pháp thương mại để bảo vệ thị trường trong nước trước sự nhập khẩu ồ ạt từ thép giá rẻ của Trung Quốc. Cùng với chính phủ Mỹ, EU và Ấn Độ, Việt Nam đã có những biện pháp tạm thời đối với nhà nhập khẩu thép Trung Quốc để bảo vệ nền kinh tế trong nước là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước cải tiến cơng nghệ, quy trình sản xuất mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.

Ngày 23/05/2016 Bộ công thương ra quyết định 2003/QĐ-BCT về việc “Gia hạn thời gian ra kết luận sơ bộ vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép mạ nhập khẩu”.Với quyết định này doanh nghiệp sản xuất thép mạ

(tơn mạ) trong nước đã tạm thời có thêm cơng cụ hỗ trợ trong việc chống lại sự xâm nhập ồ ạt từ tôn mạ giá rẻ từ Trung Quốc.

Cũng theo diễn biến khác từ thị trường thế giới, hiện nay tôn, thép Việt Nam tiếp tục bị hàng loạt các nước trong khu vực điều tra chống bán phá giá khiến các doanh nghiệp có nguy cơ bị mất thị phần xuất khẩu.

Doanh nghiệp nằm trong nhóm các đơn vị tổ chức sử dụng năng lượng trọng điểm quốc gia và trong nhóm ngành sản xuất có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường cao nên việc thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng và xây dựng các hệ thống xử lý chất thải nước thải đạt tiêu chuẩn cũng là một thách thức cho TNFS trong quá trình thực hiện để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời tuân thủ nghiêm túc chính sách pháp luật nhà nước.

2.2.1.3. Các yếu tố xã hội.

Về dân số: Đến cuối năm 2015 dân số của cả nước ước tính 91,70 triệu người, tăng 974,9 nghìn người, tương đương tăng 1,07% so với năm 2014. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước tính đến thời điểm 01/01/2016 là 54,61 triệu người, tăng 185 nghìn người so với cùng thời điểm năm 2014, trong đó lao động nam chiếm 51,7%; lao động nữ chiếm 48,3%. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo năm 2015 ước tính đạt 21,9%, cao hơn mức 19,6% của năm trước, năm 2014 là 1,49%).

Về năng suất lao động: năng suất lao động xã hội của toàn nền kinh tế năm 2015 theo giá hiện hành ước tính đạt 79,3 triệu đồng/lao động (Tương đương khoảng 3657 USD/lao động). Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2015 ước tính tăng 6,4% so với năm 2014.

Năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, bình quân giai đoạn 2006-2015 tăng 3,9%/năm, trong đó giai đoạn 2006-2010 tăng 3,4%/năm; giai đoạn 2011-2015 tăng 4,2%/năm. Năng suất

lao động năm 2015 tăng 23,6% so với năm 2010, tuy thấp hơn so với mục tiêu đề ra là tăng 29%-32%, nhưng tốc độ tăng năng suất lao động thời kỳ này cao hơn thời kỳ 2006-2010 góp phần thu hẹp dần khoảng cách tương đối so với năng suất lao động của các nước ASEAN.

Tuy nhiên, năng suất lao động của nước ta hiện nay vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và không đồng đều giữa các ngành và lĩnh vực.Khoảng cách tương đối về năng suất lao động tuy đã giảm đáng kể, nhưng khoảng cách tuyệt đối (chênh lệch mức năng suất lao động) giữa Việt Nam với các nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn như Singapore, Malysia, Thái Lan, Indonesia lại gia tăng.

Như vậy việc gia tăng lao động cả về số lượng và chất lượng (lao động đã qua đào tạo) tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp trong ngành tìm kiếm được nguồn lao động chất lượng cao hơn và đảm bảo hơn. Tuy nhiên với việc năng suất lao động vẫn còn thấp hơn so với các quốc gia trong khu vực là một thách thức để doanh nghiệp thực hiện các chiến lược kinh doanh gia tăng lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đặc biệt là các doanh nghiệp có lợi thế về cơng nghệ và thiết bị.

2.2.1.4. Các yếu tố công nghệ

Quá trình sản xuất trong thời đại ngày nay phải bắt kịp với nhu cầu của công nghệ. Các phần mềm được ứng dụng trong quản lý sản xuất, quản trị chuỗi cung ứng cùng xu hướng kinh doanh theo hướng Emarketing đã đặt ra những thách thức với doanh nghiệp.Việc quản lý hệ thống sản xuất với đa dạng nguồn nguyên liệu đầu vào với đủ chủng loại sản phẩm cho nhiều khách hàng khác nhau địi hỏi phải có những hệ thống quản lý chun dụng mới đáp ứng nhanh chóng và chính xác những yêu cầu thực tế. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong việc giao hàng sai quy cách sản phẩm, giao lộn hàng cũng gây thiệt hại lớn về tiền của lẫn uy tín cho cơng ty.

nhằm đảm bảo những thơng tin về công nghệ và kinh doanh của đơn vị khơng bị rị rỉ ra ngoài.

Với xu thế phát triển của thế giới thì việc tin học hóa tồn bộ q trình sản xuất kinh doanh là điều bắt buộc. Theo đó các doanh nghiệp sẽ phát triển theo hướng doanh nghiệp thông minh – tức là hệ thống sản xuất kinh doanh sẽ được ảo hóa, mọi khâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần thép tấm lá thống nhất giai đoạn 2016 2020 (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)