Nguồn thuế địa phương so với tổng thuế của Hungary

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phân cấp nguồn thu đến lạm phát tại các quốc gia đang phát triển ở châu âu (Trang 54 - 55)

4.1.4. Ba Lan

Cải cách hành chính năm 1999 của Ba Lan nhằm mục đích phân cấp quyền lực và cải thiện quyền tự quyết của các cộng đồng địa phương. Chính quyền địa phương là một hệ thống gồm ba tầng lớp. Theo Hiến pháp, chính quyền địa phương đảm nhận các nhiệm vụ công cộng nhưng lại không được phân chia rõ ràng cho các đơn vị hành chính. Mặc dù lãnh thổ chồng chéo nhưng các tầng lớp là độc lập với

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Local Tax Tax Revenue

nhau với ý nghĩa là các thực thể ở cấp độ cao hơn khơng thực hiện thẩm quyền hoặc kiểm sốt đối với các thực thể ở cấp độ thấp hơn.

Pháp luật quy định ba nguồn thu cơ bản của chính quyền địa phương là nguồn thu tự chủ, trợ cấp từ ngân sách nhà nước và các nguồn phân bổ riêng. Trong năm 2010, 48% nguồn thu của tất cả các cấp chính quyền đến từ nguồn thu tự chủ, 29% là nguồn vốn chuyển giao như trợ cấp từ ngân sách nhà nước và 23% là các khoản tài trợ.

Nguồn thu tự chủ bao gồm thu nhập từ thuế địa phương, phí, lệ phí, tiền phạt, doanh thu của các đơn vị sản xuất thuộc sở hữu của chính quyền địa phương, thu nhập từ việc bán hoặc cho thuê tài sản và một phần thu nhập từ thuế thu nhập của cá nhân và doanh nghiệp nằm trên địa phận của mình. Thuế địa phương được thu bởi chính quyền địa phương bao gồm thuế bất động sản, thuế nông – lâm nghiệp, thuế xe cơ giới, thuế thừa kế và tặng cho, thuế giao dịch pháp luật dân sự và thuế thu nhập đơn giản hóa ở các doanh nghiệp nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phân cấp nguồn thu đến lạm phát tại các quốc gia đang phát triển ở châu âu (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)