4.1.6. Nhận xét tổng quan về phân cấp nguồn thu và lạm phát
Có thể thấy rằng, chính quyền địa phương vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn chuyển giao từ chính quyền trung ương ở hầu hết các quốc gia trong mẫu. Tỷ lệ nguồn thu địa phương so với tổng nguồn thu thuế quốc gia vẫn rất thấp, thậm chí khơng đáng kể. Mặc dù vậy, các quốc gia này vẫn tồn tại mơ hình phân cấp nguồn thu cho chính quyền địa phương thơng qua các khoản thuế, nhất là thuế bất động sản. Bất động sản và tài sản tạo ra một cơ sở thuế bất động và mang tính chu kỳ, do đó khơng tạo ra được sự cạnh tranh thuế giữa các địa phương. Tương tự như vậy, sự phân bổ thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng cho cấp chính quyền trung ương là hoàn toàn phù hợp với những lập luận kinh tế có liên quan đến các biến động của các khoản thuế mang tính chu kỳ, mục tiêu tái phân phối của chính sách thuế, sự lan tỏa và sự phức tạp về mặt hành chính…tất cả những vấn đề trên góp phần làm cho chính quyền địa phương khơng thích hợp để thực hiện thu các khoản thuế nêu trên.
0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Local Tax Tax Revenue
Bên cạnh các loại thuế tự chủ, chính quyền địa phương và đặc biệt là các đô thị tự trị cũng có những khoản thu riêng chẳng hạn như phí sử dụng hoặc phí dịch vụ. Tuy nhiên, khó có thể phân biệt rạch rịi giữa phí và thuế tự chủ. Một tiêu chí hợp lý là các loại phí là giá phải trả cho các dịch vụ cụ thể và khái niệm nguồn thu tự chủ là nguồn thu mang thuộc tính địa phương, vì vậy, phí, lệ phí vẫn được xem như là một khoản thuế tự chủ của chính quyền địa phương. Các khoản thu điều tiết chỉ bao gồm các khoản thuế quốc gia mà chính quyền trung ương giao tồn bộ hoặc một phần cho chính quyền địa phương; và chính quyền địa phương khơng có quyền tự ý thiết lập các tham số thuế. Tuy nhiên, loại thuế này vẫn nằm trong danh mục thuế tự chủ của chính quyền địa phương.
Xét về tỷ lệ lạm phát giai đoạn năm 1995 – 2010, hầu hết các quốc gia được lựa chọn nghiên cứu thực nghiệm đều có sự sụt giảm đáng kể. Xuất phát từ biến cố lịch sử giai đoạn này, sự khủng hoảng kinh tế - chính trị trầm trọng ở khu vực Đơng
Âu những năm 1990. Trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, các quốc gia Đơng Âu đã gặp một vài thiếu sót trong việc lựa chọn đường lối và biện pháp phát triển kinh tế - xã hội khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ. Sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết và sự kiện “nước Đức thống nhất” vào những năm cuối thể kỷ XX gây ra tình trạng hỗn loạn chính trị, nội chiến càng khiến cuộc khủng hoảng rơi sâu hơn nữa. Trong thời gian đó, lạm phát tăng cao ngất ngưỡng và đặc biệt ở Bulgaria tỷ lệ lạm phát phi mã lên đến hơn 1000% vào năm 1997. Từ sự tan rã đó, các quốc gia này bắt đầu xây dựng thể chế dân chủ và kinh tế theo định hướng thị trường, nền kinh tế có những dấu hiệu khởi sắc, lạm phát sụt giảm ấn tượng (dưới 2 con số), đặc biệt ở Croatia năm 2010 tỷ lệ lạm phát chỉ cịn 1.03%.
Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đế nền kinh tế toàn cầu vào những năm 2008, nhưng ở các quốc gia này mức độ ảnh hưởng khá thấp. Trong giai đoạn năm 1995 – 2010, tỷ lệ lạm phát trung bình xoay quanh mức 6.37% ở Bulgaria, Hungary đạt 5.09%, Ba Lan ở mức 2.75% và Romania là 6.66%. Tỷ lệ lạm phát trung bình ở các quốc gia này vẫn nằm trong khuôn khổ chấp nhận được
trong giai đoạn xem xét khi so với các quốc gia đang phát triển khác phải chịu ảnh hưởng nặng nề hơn.