Định kiến tộc người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận tín dụng của hộ nghèo dân tộc thiểu số trường hợp huyện phú thiện tỉnh gia lai (Trang 41 - 45)

4.2 .Nguyên nhân chênh lệch tiếp cận tín dụng giữa các nhóm hộ theo dân tộc

4.2.1. Định kiến tộc người

Thơng qua quan sát, phỏng vấn và phân tích số liệu có thể nhận ra sự hiện diện của định kiến với hai biểu hiện dễ thấy đó là phân biệt ranh giới và xác định vị trí lãnh đạo. Mức độ chịu định kiến của nhóm DTTS di cư và DTTS tại chỗ là khác nhau và có tính đa chiều. DTTS tại chỗ với nhiều đặc điểm khác biệt là nhóm chịu định kiến cao nhất, do vậy mặc dù là nhóm dân cư đơng đúc nhất (50% dân số) nhưng lại trở thành đối tượng yếu thế nhất, gánh chịu nhiều thiệt thịi trên chính mảnh đất quê hương. Đặc biệt người Bahnar được coi là thành phần thấp nhất trong xã hội, chịu thêm định kiến từ người Jrai với những nhận xét như “khơng biết làm như mình”, “khơng biết la con” (mang ý nghĩa không biết dạy dỗ). DTTS di cư được đánh giá “giống người Kinh” do đó ít chịu sự định kiến từ phía người Kinh, nhóm này đồng thời cũng có cái nhìn bao dung hơn đối với DTTS tại chỗ do quan niệm “đều

là người DT với nhau”. Nếu xét về số lượng tại địa bàn, nhóm DT di cư thật sự là nhóm

thiểu số (9,83%) nhưng vẫn có vị thế tốt hơn so với DTTS tại chỗ.

Phân biệt ranh giới thể hiện ở địa bàn cư trú và trong giao tiếp giữa các nhóm hộ. Phân bố địa lý của các nhóm dân cư thường dựa trên đặc điểm DT, ví dụ người Thái tập trung ở thôn Thanh Sơn xã Ayun Hạ, người Bahnar tập trung ở thôn King Pêng và thôn Plei Bông, người Mường tập trung ở thôn Dà Lâm xã Chư A Thai... Vẫn có sự pha trộn về địa bàn sinh sống giữa các DT khác nhau nhưng xu hướng chung vẫn là quy tụ theo DT, điều này thể

“...vấn đề gặp phải trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chủ yếu là hạn

mức (đất ở) và phí. Đất của người dân đang ở do nhiều đời truyền lại bỗng dưng bị hạn chế hạn

mức, biến từ đất thổ cư thành thổ canh, phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất, vì thế họ phải đóng góp mức phí cao, dẫn đến nhiều trường hợp có thể làm “sổ đỏ” nhưng lại khơng muốn làm, hoặc muốn làm mà khơng có khả năng nộp phí...”- TS. Tạ Thị Minh Lý, Chủ tịch Hội Bảo trợ tư

pháp cho người nghèo Việt Nam (VIJUSAP) - trả lời phỏng vấn tại Hội thảo “Thực trạng và những bất cập trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” ngày 19/11/2015.

Nguồn: http://baotainguyenmoitruong.vn/tai-nguyen-va-cuoc-song/201511/viec-cap-so- do-cho-ho-ngheo-con-gap-nhieu-kho-khan-2643355/

hiện rõ nét ở những thơn có nhiều DT cùng sinh sống. Đây có thể là kết quả của từng đợt di dân với thành phần khác nhau, tuy nhiên người Kinh cư trú đến đâu thì người DTTS tại chỗ sẽ co cụm lại tới đó. Thơn Glung B xã Ia Ake là ví dụ điển hình cho xu hướng này. Trong thơn có ba nhóm DT cùng sinh sống gồm Kinh, Jrai và Nùng phân bố theo 3 lớp địa lý tính từ đường quốc lộ. Nhóm DT Kinh cư trú dọc theo đường quốc lộ, tiếp theo là các hộ Jrai cư trú sau lưng các hộ gia đình Kinh (là những hộ trước kia cư ngụ dọc đường quốc lộ đã dời sâu vào bên trong khi người Kinh chuyển đến) và cuối cùng xa nhất là các hộ DT Nùng.

Ở những khu vực người DT Kinh và DTTS di cư cùng sinh sống việc giao tiếp giữa hai nhóm hộ vẫn diễn ra khá thường xuyên. Nhưng ở những khu vực người DT Kinh và DTTS tại chỗ cùng sinh sống hoạt động giao tiếp khá ít ỏi, hiếm khi có chuyện qua lại thăm nom nhà nhau hay truyện trò (bảng 4.4). Theo quan sát của tác giả, phân biệt ranh giới cịn thể hiện ở việc ít có hơn nhân khác DT diễn ra, đặc biệt giữa DT Kinh và DTTS tại chỗ và thái độ buồn bã dễ thấy ở những hộ DT Kinh khi con cái kết hôn với người DTTS tại chỗ.

Bảng 4.4: Mức độ giao tiếp với DT kinh theo nhóm hộ DTTS

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Vai trò lãnh đạo của người Kinh thể hiện rõ nhất ở bộ máy nhà nước. Chiếm 40% dân số nhưng công chức viên chức người Kinh chiếm 70% cơng chức viên chức tồn huyện. Ở cấp quản lý càng cao tỷ lệ người Kinh càng lớn, lên tới cấp huyện tỷ lệ này là 88% 49.

Định kiến xuất hiện rất sớm, ngay từ bậc tiểu học. Trong lớp học các em học sinh thường chơi theo nhóm DT của mình. Khi tác giả nói chuyện với một bé gái người Jrai được biết bé gái ngồi cùng bàn với một bạn người Kinh nhưng khơng chơi với nhau vì “bạn (người

Kinh) khơng chơi với mình”. Trong một lần nói chuyện khơng chủ ý với 02 bé gái người

Kinh, tác giả được biết có 04 bạn học sinh mới chuyển vào lớp của 02 em nhưng 02 em chỉ

49 Tác giả tính tốn từ nguồn số liệu tại thời điểm 30/6/2014 của phòng DT huyện Phú Thiện.

Mức độ giao tiếp

Không giao tiếp Thỉnh thoảng Thường xuyên Số lượng (hộ) Tỷ lệ Số lượng (hộ) Tỷ lệ Số lượng (hộ) Tỷ lệ DTTS di cư 2 12,5% 7 43,8% 7 43,8% DTTS tại chỗ 23 95,8% 0 0,0% 1 4,2%

chơi với 01 người bạn mới, lí do khơng chơi với 03 bạn cịn lại “vì 03 bạn ấy là người đồng

bào”. Tất nhiên bất cứ biểu hiện định kiến nào cũng chỉ mang tính tương đối, khơng nhất

thiết phải ln biểu hiện ra bên ngồi và khơng phải bất cứ cá nhân nào cũng mang trong người sự định kiến. Hai ví dụ vừa nêu chỉ muốn chứng minh định kiến có tồn tại giữa các DT và xuất hiện rất sớm, ngay từ giai đoạn đầu của cuộc đời chứ khơng khẳng định đó là điển hình cho mọi mối quan hệ giữa người Kinh và người DTTS.

Phỏng vấn cả ba nhóm tổ trưởng TTKVV/nhân viên tín dụng người DT Kinh, DTTS di cư và DTTS tại chỗ tác giả nhận thấy một xu hướng rõ nét, mặc dù đa số cho rằng khơng gặp khó khăn nào khi cho các hộ DTTS vay vốn nhưng tổ trưởng thuộc nhóm DT nào sẽ ưa thích cho vay với hộ gia đình thuộc nhóm đó nhất.

Đối với nhóm Kinh, 3/9 tổ trưởng ưa thích cho vay DT Kinh, 3/9 ưa thích cho vay DT Kinh và DTTS di cư, chỉ có 3/9 khơng phân biệt. Một số lý do giải thích cho việc khơng ưa thích DTTS tại chỗ gồm “ý thức trả lãi kém”, “ỷ lại”, “không biết sử dụng vốn”, “chưa biết

làm ăn, chưa biết tích lũy tài chính”... Tuy nhiên cũng có những nhận định tích cực như “thật thà”, “khơng phải khơng có ý thức trả nợ mà là khơng có tiền, khi có tiền đồng bào sẵn sàng đóng tiền lãi của nhiều tháng một lúc”... Nhóm hộ DTTS di cư cũng nhận được

những phản hồi khá trái chiều, một số tổ trưởng cho rằng DTTS di cư có tính cách “sịng

phẳng”,“chấp hành tốt chính sách của ngân hàng” tuy nhiên cũng có tổ trưởng cho rằng “dân trí khơng bằng người Kinh”, “sống khơng ổn định, hay bỏ khỏi địa phương” (dẫn đến

không thu hồi được vốn) do vậy khơng thích cho vay DTTS di cư. Nhưng nhìn chung nhóm DTTS di cư vẫn được đánh giá tốt hơn DTTS tại chỗ.

Đối với nhóm tổ trưởng DTTS di cư, 1/4 tổ trưởng ưa thích cho vay DTTS di cư, 1/4 ưa thích DTTS di cư và DT Kinh, 2/4 khơng phân biệt. Đáng lưu ý có tổ trưởng khơng thích cho vay hộ người Kinh vì có thái độ “coi khinh” tổ trưởng người DTTS.

Cuối cùng nhóm tổ trưởng DTTS tại chỗ, 3/4 tổ trưởng ưa thích cho vay hộ DTTS tại chỗ vì “cùng tiếng nói”, “dễ phổ biến”, “ở từ xưa tới giờ” (như đã phân tích người DTTS tại chỗ có tính cộng đồng rất cao, hiếm khi rời bỏ làng do đó ít có khả năng chạy nợ). Đồng thời nhóm tổ trưởng này khơng thích cho vay người Kinh vì “người Kinh khó thu lãi”, “hay

thấy tính đa chiều của định kiến thể hiện rõ nét ở việc tổ trưởng của nhóm DT Kinh khơng thích cho vay DTTS tại chỗ và ngược lại với cùng lý do là “khó thu lãi”.

Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu của NHCSXH cho thấy nhóm hộ nghèo DT Kinh, DTTS di cư và DTTS tại chỗ có tỷ lệ khế ước quá hạn lần lượt là 1.11%, 0.46%, 0.52%; tỷ lệ gia hạn nợ lần lượt là 44.28%, 48.39%, 45.46%. Mặc dù tỷ lệ gia hạn nợ của hộ DTTS tại chỗ tương đương nhưng tỷ lệ khế ước quá hạn chỉ bằng một nửa so với DT Kinh, trái ngược với nhận định “ý thức trả nợ kém” về người DTTS tại chỗ. Tuy nhiên tổng dư nợ cho vay

bình qn đối với ba nhóm hộ này lại chênh lệch theo hướng bất lợi cho DTTS tại chỗ, với số tiền lần lượt là 20,7 triệu đồng, 19,3 triệu đồng và 16,5 triệu đồng, đặc biệt hộ Bahnar chỉ ở mức 12,5 triệu đồng 50. Nếu tính trên tất cả khách hàng thuộc các đối tượng chính sách khác nhau tại NHCSXH mức chênh lệch nói trên càng lớn. Tổng dư nợ cho vay trung bình đối với ba nhóm hộ DT Kinh, DTTS di cư và DTTS tại chỗ lần lượt là 26,5 triệu đồng, 23,2

triệu đồng và 18,3 triệu đồng, riêng hộ Bahnar là 12,2 triệu đồng. Có thể thấy mức tổng dư

nợ bình qn của mỗi nhóm hộ khá trùng khớp với mức độ định kiến, và nhóm chịu hậu quả nặng nề nhất từ định kiến là người Bahnar. Thị trường phi chính thức cũng có sự phân biệt

theo nhóm hộ. Lãi suất áp dụng cho nhóm DT Kinh và DTTS di cư thường trong khoảng từ 2-3%/tháng nhưng đối với nhóm DTTS tại chỗ thường từ 3-7%/tháng51.

50 Tác giả tính tốn từ nguồn số liệu tại thời điểm 31/12/2014 của NHCSXH Phú Thiện.

Hộp 4.6: Định kiến và vốn vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận tín dụng của hộ nghèo dân tộc thiểu số trường hợp huyện phú thiện tỉnh gia lai (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)