Một số nội dung về trường DT nội trú, bán trú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận tín dụng của hộ nghèo dân tộc thiểu số trường hợp huyện phú thiện tỉnh gia lai (Trang 48)

đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh THCS. Hiện chỉ có khoảng 30 em học sinh tiểu học và 90 em học sinh THCS được ở bán trú 54.

Tảo hôn phổ biến

Người DTTS tại chỗ thường kết hôn trong độ tuổi từ 15-17 tuổi, muộn nhất là 20 tuổi phải lập gia đình. Do thường đi học q tuổi (có những hộ gia đình khơng nhớ được tuổi của con), độ tuổi trên ứng với giai đoạn học cấp 2. Chính vì vậy việc nghỉ học cấp 2 giữa chừng hoặc sau khi hồn thành cấp 2 để kết hơn là khá phổ biến.

4.2.3. Vốn xã hội hạn chế

Tại khu vực nơng thơn, nguồn thơng tin có thể chia thành chính thức – thơng qua tổ chức Chính trị - Xã hội và phi chính thức – thơng qua truyền miệng.

NHCSXH cho vay thơng qua các tổ chức Chính trị - Xã hội do đó đây là nơi cung cấp nguồn thơng tin hữu hiệu nhất về các chương trình vay vốn. Mặc dù quy định của NHCSXH không bắt buộc khách hàng vay phải là thành viên tổ chức Chính trị - Xã hội nhưng để dễ quản lý các tổ trưởng TTKVV thường ưu tiên những hộ là thành viên tổ chức hội do tổ trưởng TTKVV làm Chi hội trưởng, ở một số thôn tham gia tổ chức hội trở thành điều kiện bắt buộc. Tương tự như các tiêu chí khác, tỷ lệ hộ trong từng nhóm DT tham gia vào các tổ chức hội cao nhất là DT Kinh, kế đến là DTTS di cư và cuối cùng là DTTS tại chỗ.

Bảng 4.6: Tỷ lệ hộ tham gia tổ chức chính trị - xã hội phân theo nhóm dân tộc

Thành phần dân tộc

Hội Phụ nữ Hội Nông dân Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Kinh 9 82% 3 27%

DTTS di cư 8 50% 8 50% DTTS tại chỗ 9 38% 1 4%

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Nhiều hộ gia đình thuộc nhóm DT Kinh và DTTS di cư tham gia cả hai tổ chức Hội trong khi đó nhiều hộ DTTS tại chỗ không biết tới các tổ chức hội và không biết tham gia tổ

54 Thông tin tác giả thu thập từ hiệu trưởng và giáo viên trường tiểu học DT bán trú và THCS DT bán trú trên địa bàn.

chức hội để làm gì. Ở những thơn tổ chức Chính trị - Xã hội do người Kinh phụ trách ít có người DTTS tại chỗ tham gia, một phần vì Chi Hội trưởng thường bỏ qua nhóm này khi vận động tham gia hội, phần vì bản thân những hộ DTTS tại chỗ e ngại do đa phần thành viên đều là người Kinh – vốn dĩ ít khi tiếp xúc. Thơn King Pêng xã Chư A Thai có tới 5/6 hộ Bahnar khảo sát tham gia Hội phụ nữ, tỷ lệ cao có thể bắt nguồn từ việc Chi hội trưởng Hội phụ nữ cũng là người Bahnar.

Bộ máy nhà nước cấp huyện, xã là nơi trực tiếp triển khai các chính sách của nhà nước trong đó có chính sách tín dụng. 70% cán bộ cơng chức viên chức là người Kinh, thông qua phương thức truyền miệng có thể lan truyền thơng tin nhanh chóng trong cộng đồng người Kinh. Trong khi ít có sự giao tiếp giữa các nhóm DT, có thể cho rằng nhóm DT Kinh có lợi thế hơn về việc tiếp cận thơng tin phi chính thức.

Tóm lại người DTTS đặc biệt là DTTS tại chỗ gặp hạn chế hơn trong việc tiếp cận thông tin ở cả hình thức chính thức lẫn phi chính thức. Hạn chế thơng tin cịn phát sinh thêm hậu quả là tâm lý e ngại. Mặc dù đa số đều có nhu cầu vay vốn (18/24 hộ DTTS tại chỗ, 16/16 hộ DTTS di cư) nhưng nhiều gia đình khơng chủ động tìm kiếm nguồn vay từ cung tín dụng chính thức. Có hộ khơng biết phải liên hệ ai để vay vốn, có hộ khơng muốn vay ngân hàng vì nghe nói nếu khơng trả đúng hạn sẽ bị siết tài sản và quay sang vay vốn tín dụng đen; có hộ cho rằng “ngân hàng không cho đàn bà vay vốn” nên khơng dám hỏi vay, có hộ hỏi tác giả “tự mình tới ngân hàng có sao khơng?” “khơng có người dẫn đi có được

khơng?”. Có thể nhận thấy sự e dè rất lớn đối với ngân hàng xuất phát từ việc thiếu thông

tin. Theo tác giả, nguyên nhân của tình trạng này một phần bắt nguồn từ định kiến tộc người một phần bắt nguồn từ trình độ học vấn thấp, khơng biết chữ và khả năng sử dụng tiếng phổ thông hạn chế khiến hộ nghèo bị hạn chế kênh thông tin.

CHƯƠNG 5. KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ KHUYẾN NGHỊ

Chương 5 bổ sung kinh nghiệm thế giới về phát triển nguồn cung, tóm tắt lại những phát hiện chính từ nghiên cứu và trả lời câu hỏi nghiên cứu số 3 về những biện pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo nói chung và hộ nghèo DTTS nói riêng.

5.1. Kinh nghiệm phát triển tài chính vi mơ trên thế giới

Các mơ hình tài chính vi mô dưới đây được tác giả tổng hợp từ bốn nghiên cứu của Nguyễn Kim Anh và đ.t.g (2013), Nguyễn Kim Anh và Nguyễn Đức Hải (2012) và Hoàng Văn Thành và Nguyễn Văn Chiến (2012), Lê Văn Luyện và Nguyễn Đức Hải (2013).

Ngân hàng Grameen – Bangladesh (GB)

Khởi đầu là một dự án cung ứng tài chính vi mơ hướng tới những đối tượng nghèo nhất tại nông thôn do Giáo sư Muhammad Yunus thành lập vào năm 1974. GB cho vay dựa trên mơ hình “nhóm tự quản”. Mỗi nhóm bao gồm 05 thành viên tương đồng về điều kiện kinh tế và trong 05 thành viên bầu ra một tổ trưởng làm đại diện giao dịch với ngân hàng. Hàng tuần các nhóm đều tiến hành họp để theo dõi khả năng tài chính, tình hình trả nợ của mỗi tổ viên. Nếu bất kỳ thành viên nào khơng trả được nợ thì tất cả các thành viên cịn lại đều bị từ chối các khoản vay kế tiếp.

GB được huy động tiền gửi từ công chúng để cho vay. Khách hàng vay được chia thành những đối tượng khác nhau ứng với những mức lãi suất khác nhau từ 0 – 20%/năm. GB được nhận một số ưu đãi từ Chính phủ như được hoạt động theo cơ chế riêng (không bị chi phối bởi luật liên quan đến tài chính – ngân hàng) và được miễn thuế. Mặc dù có nhiều khoản vay mang tính hỗ trợ nhưng những khoản vay có lãi suất thực dương đã giúp GB thu được lợi nhuận và đạt bền vững về mặt tài chính.

Ngân hàng Rakyat - Indonesia (BRI)

BRI là một ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước được thành lập với mục tiêu ban đầu là cung ứng những khoản vay mang tính bao cấp tới những hộ gia đình nghèo đói. Tuy nhiên sau một thời gian dài hoạt động không hiệu quả (mất vốn, nợ xấu cao, nguồn vốn hạn hẹp do bị Chính phủ cắt giảm...), năm 1983 BRI đã tái cơ cấu theo hướng bỏ bao cấp, chuyển sang cung ứng tài chính vi mơ theo hướng thương mại. Đồng thời BRI cải tổ mơ hình tổ chức theo hướng tách riêng các khối theo những phân khúc khách hàng khác nhau. Mỗi khối

có đối tượng khách hàng riêng, mức lãi suất áp dụng riêng từ 9 – 24%/năm, đảm bảo bù đắp chi phí và rủi ro đối với mỗi khách hàng. BRI có cơ chế huy động vốn linh hoạt có thể nhận tiết kiệm dưới bất kỳ hình thức nào (ngày, tuần...) và ln đảm bảo mức lãi suất thực dương do vậy thu hút được rất nhiều hộ nghèo tại nông thôn tham gia. Sau chuyển đổi BRI nhanh chóng đạt bền vững về mặt tài chính và trở thành mơ hình điển hình về thành cơng của tài chính vi mơ trên thế giới.

Ngân hàng CARD – Philippine (CARD)

Tiền thân của CARD là một tổ chức Phi chính phủ với mục tiêu cung ứng dịch vụ tài chính vi mơ tới các phụ nữ nghèo khơng có tài sản thế chấp được thành lập vào năm 1989. Vì là một tổ chức Phi chính phủ nên CARD gặp hạn chế trong huy động vốn. Do đó sau 8 năm hoạt động, CARD được phép chuyển đổi thành tổ chức tín dụng chính thức. CARD đã thực hiện một loạt cải cách theo hướng thương mại hóa bao gồm dứt bỏ các nguồn tài trợ, chuyển qua nhận các khoản tiết kiệm dưới nhiều hình thức linh hoạt thu hút được rất nhiều người nghèo tham gia và cung ứng các khoản vay thương mại nhỏ tới các hộ nghèo dưới hình thức “tín dụng tận ngõ” mà khơng cần tài sản thế chấp. CARD cũng đạt tới bền vững về mặt tại chính.

Tóm lại những mơ hình thành cơng trên thế giới đều có hai đặc điểm chung là chìa khóa cho sự thành cơng đó là theo đuổi chính sách lãi suất thực dương và được phép huy động vốn để cho vay dưới nhiều hình thức linh hoạt. Tự thân các TC TCVM nói trên đã đạt được mức độ bền vững về tài chính mà khơng phải phụ thuộc vào các nguồn vốn tài trợ.

5.2. Kết luận và khuyến nghị

Kết luận

Hộ nghèo DTTS là nhóm bị hạn chế nhất về khả năng tiếp cận tín dụng, thể hiện trên cả hai khía cạnh hạn chế do thuộc nhóm nghèo và hạn chế do thuộc nhóm thiểu số. Tuy nhiên mức độ hạn chế của mỗi nhóm DTTS trên địa bàn nghiên cứu là khác nhau, theo đó nhóm DTTS tại chỗ là nhóm gặp nhiều bất lợi nhất, đặc biệt là người Bahnar.

Về khía cạnh nghèo, bốn nguyên nhân dẫn đến hạn chế tín dụng được liệt kê dưới đây. (1) Những quy định ràng buộc khiến tài chính vi mơ - nguồn cung hữu hiệu đối với hộ nghèo không phát triển. QTDND và TC TCVM bị giới hạn về điều kiện gia nhập ngành

và hoạt động, do vậy việc thành lập mới cũng như mở rộng hoạt động của các tổ chức hiện tại đều khó khăn. Thêm vào đó áp trần lãi suất cho vay với 05 nhóm ưu tiên gây ra tác động “nắn dòng” nguồn vốn vay theo hướng bất lợi cho hộ nghèo.

(2) NHCSXH hoạt động theo mơ hình bao cấp, phụ thuộc vào ngân sách nhà nước và lãi suất cho vay theo quy định không đảm bảo bền vững về mặt tài chính dẫn đến nguồn vốn cho vay hạn hẹp và bị động, không đáp ứng được nhu cầu của hộ nghèo.

(3) Sổ hộ nghèo là “tấm vé” quyết định khả năng tiếp cận tín dụng chính thức. Tuy nhiên q trình rà sốt nghèo tồn tại ba vấn đề khiến nhiều gia đình bị loại ra khỏi danh sách hộ nghèo, gồm số lượng hộ nghèo bị điều chỉnh nhằm đạt thành tích giảm nghèo, bộ tiêu chí rà sốt nghèo thiếu hợp lý và cơ chế kiểm soát lỏng lẻo dẫn đến hành vi lạm quyền.

(4) Hộ nghèo thiếu tài sản thế chấp do thiếu hụt thông tin liên quan đến việc cấp sổ đỏ và khơng có khả năng thanh tốn tiền sử dụng đất.

Về khía cạnh thiểu số, ba nguyên nhân dẫn đến chênh lệch tiếp cận tín dụng giữa hộ DT Kinh và DTTS được liệt kê dưới đây.

(1) Đa phần hộ nghèo DTTS tại chỗ có trình độ học vấn thấp gây ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng tiếp cận tín dụng. Ba vấn đề chính dẫn đến tình trạng này bao gồm rào cản ngôn ngữ, nghỉ học theo mùa và tảo hôn phổ biến.

(2) Định kiến tộc người ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp đến khả năng tiếp cận tín dụng. Mức độ định kiến đối với những DT khác nhau là khác nhau. Nhóm DTTS tại chỗ, đặc biệt người Bahnar bị định kiến nặng nề nhất do vậy là nhóm được vay mức vốn thấp nhất (ảnh hưởng trực tiếp). Định kiến cịn ảnh hưởng đến việc ít gia nhập tổ chức hội, do đó hộ DTTS tại chỗ bị hạn chế thơng tin về chương trình vay vốn (ảnh hưởng gián tiếp).

(3) Nguồn thơng tin chính thức (tổ chức Chính trị - Xã hội) và phi chính thức (truyền miệng) đều hạn hẹp. Thơng tin hạn hẹp cịn dẫn đến hệ quả tạo tâm lý e dè đối với ngân hàng do đó các hộ gia đình DTTS tại chỗ thường tìm đến với tín dụng đen.

Khuyến nghị chính sách

Nhóm chính sách về phát triển nguồn cung

NHNN cần tạo khung pháp lý và môi trường thuận lợi cho QTDND và TC TCVM phát triển. Cụ thể đối với TC TCVM cần ban hành hệ thống văn bản dưới luật thay thế Nghị

định 28/2005/NĐ-CP cho phép những cá nhân, tổ chức đáp ứng được yêu cầu về năng lực, chuyên môn được thành lập TC TCVM và hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, được phép định đoạt lãi suất cho vay đảm bảo tài chính bền vững. Những TC TCVM hiện tại do các tổ chức Chính trị - Xã hội/Tổ chức Phi chính phủ thành lập và hoạt động vì mục tiêu xã hội cần có cơ chế đặc thù riêng như cho phép huy động tiền gửi, miễn thuế... Đối với QTDND cần bãi bỏ ràng buộc về tỷ lệ huy động vốn từ thành viên trên tổng vốn huy động, giảm bớt các yêu cầu khi mở rộng phạm vi hoạt động liên xã và mở rộng đối tượng được phép cho vay. Những biện pháp này nhằm “cởi trói” cho hai hệ thống nói trên phát triển, tăng khả năng cung ứng vốn tới hộ gia đình.

Từ kinh nghiệm phát triển tài chính vi mơ của GB, BRI và CARD, Chính phủ cần tái cơ cấu NHCSXH theo hướng chuyển từ bao cấp sang thương mại hóa, được phép huy động vốn dưới nhiều hình thức linh hoạt nhằm thu hút người nghèo, chấm dứt tình trạng phụ thuộc vào nguồn vốn trợ cấp của ngân sách nhà nước và cho vay với lãi suất thương mại hướng tới bền vững về mặt tài chính.

NHNN cũng cần bãi bỏ quy định áp trần lãi suất đối với 05 nhóm ưu tiên trong đó có nơng nghiệp (sinh kế chủ yếu của hộ nghèo) để tránh tình trạng “nắn dịng” nguồn vốn chảy từ khu vực ưu tiên sang khu vực thơng thường, khiến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo càng bị hạn chế.

Nhóm chính sách về rà sốt hộ nghèo

Nên thận trọng trong việc đề ra chỉ tiêu giảm nghèo mỗi năm. Cần căn cứ trên tình hình thực tế của mỗi địa phương trước khi đặt ra bất kỳ chỉ tiêu nào và nên hướng tới những hành động cụ thể hỗ trợ sinh kế, đào tạo nghề, cung cấp cơ hội tìm việc làm... thay thế cho những chỉ tiêu giảm nghèo chung chung. Để nhận diện tốt hộ nghèo Bộ LĐTBXH cần điều chỉnh bộ tiêu chí rà sốt nghèo theo hướng tính đến nguồn gốc hình thành tài sản và phân phối lại điểm giữa các tiêu chí cũng như trong một tiêu chí hợp lý hơn. Để tránh tình trạng lạm quyền gây ảnh hưởng đến kết quả bình xét Bộ LĐTBXH cần thiết lập cơ chế giám sát q trình rà sốt nghèo hiệu quả, phân định trách nhiệm về cấp xã thay vì chỉ tập trung ở cấp huyện và có cơ chế tăng cường sự tham gia của người dân vào q trình rà sốt nghèo.

Nhóm chính sách về đất đai

Mở rộng chính sách miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức đất ở tới tất cả các hộ nghèo không thuộc khu vực kinh tế đặc biệt khó khăn, tạo cơ hội cho mọi hộ nghèo đều có khả năng sở hữu sổ đỏ từ đó gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nhóm hộ này.

Cơng khai đối tượng được miễn giảm tiền sử dụng đất, bảng giá đất từng xã, cách thức xác định tiền sử dụng đất phải nộp cũng như quy trình thủ tục làm sổ đỏ tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã để người dân có thể tự tính tốn được mức tiền phải nộp. Phịng Tài ngun Mơi trường huyện nên tổ chức tập huấn cho tất cả trưởng thôn về những nội dung liên quan đến cấp sổ đỏ và lợi ích của sổ đỏ, sau đó u cầu trưởng thơn phổ biến tới các hộ gia đình thơng qua họp thơn. Đặc biệt những thôn làng tập trung chủ yếu người DTTS tại chỗ cần tăng cường cán bộ trực tiếp hướng dẫn và trả lời thắc mắc về thủ tục, tiền sử dụng đất, phí và lệ phí để giải quyết tình trạng thiếu hụt thơng tin.

Nhóm chính sách về giáo dục

Trong ngắn hạn, nên đẩy mạnh các lớp xóa mù chữ và dạy tính tốn cơ bản cho người DTTS trưởng thành không biết chữ. Trong dài hạn, để giải quyết tình trạng học sinh tiểu học bỏ học theo bố mẹ lên nương rẫy vì khơng có người chăm sóc, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận tín dụng của hộ nghèo dân tộc thiểu số trường hợp huyện phú thiện tỉnh gia lai (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)