Một số chương trình cho vay phổ biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận tín dụng của hộ nghèo dân tộc thiểu số trường hợp huyện phú thiện tỉnh gia lai (Trang 25)

NHPTNT thiên về các khoản vay thương mại vì mục tiêu lợi nhuận. Tại thời điểm 31/6/2014 số khách hàng vay vốn hiện hữu tại NHPTNT khoảng 3.900 khách, dư nợ phổ biến 50 triệu đồng/hồ sơ, dư nợ trung bình 73 triệu đồng/hồ sơ23. Lãi suất cho vay tại thời điểm 31/3/2016 là 11,4 - 13%/năm. Để khắc phục tình trạng bất cân xứng thơng tin, tài sản thế chấp là yêu cầu bắt buộc. Mới đây NHPTNT cũng áp dụng mơ hình cho vay liên kết tổ chức hội của NHCSXH tuy nhiên vai trị sàng lọc khơng rõ nét như tổ trưởng NHCSXH mà chỉ là giới thiệu và hoàn chỉnh hồ sơ cho khách hàng. Tuy khơng có số liệu chính thức về số lượng hộ nghèo được vay tại NHPTNT nhưng trong bối cảnh NHPTNT độc quyền có nhiều sự lựa chọn và đa phần hộ nghèo khơng có tài sản thế chấp, tác giả suy đốn rằng tỷ lệ hộ nghèo vay vốn tại NHPTNT là không đáng kể.

Tín dụng bán chính thức

Cung tín dụng bán chính thức rất eo hẹp. Một số tổ chức Chính trị - Xã hội cho vay ủy thác thông qua NHCSXH nhưng nguồn vốn chỉ khoảng 200 triệu mỗi quỹ 24. Ở một số thôn các Chi hội Phụ nữ tạo nguồn vốn riêng bằng vốn góp của các thành viên với mức góp 300.000 đồng/người. Hoặc như thơn King Piêng xã Chư A Thai hội viên khơng góp tiền mà Chi hội nhận đi làm cơng (làm cỏ, gọt mì...) lấy tiền gây quỹ, đây là hình thức khá hay trong trường hợp hội viên khơng có khả năng đóng góp bằng tiền. Tuy nhiên số vốn các quỹ Chi hội rất nhỏ chỉ từ vài triệu đến vài chục triệu một quỹ với lãi suất phổ biến là 2%/tháng.

Tín dụng phi chính thức

Tín dụng phi chính thức rất phổ biến tại nơng thơn nhưng chỉ hình thành giữa các cá nhân có mối liên hệ với nhau và số lượng người cho vay hữu hạn do đó thường tồn tại sự “trung thành” giữa người đi vay với người cho vay. Trong các loại hình tín dụng phi chính thức, tín dụng thương mại đóng vai trị quan trọng đối với hoạt động sản xuất nơng nghiệp – sinh kế chính của các hộ gia đình. Khơng chỉ hộ nghèo mà đa phần hộ nơng dân đều sử dụng loại hình tín dụng này vì với đặc trưng mùa vụ, người nơng dân chỉ có thu nhập để trang trải chi phí đầu tư sau khi thu hoạch và bán sản phẩm. Tín dụng phi chính thức cịn là nguồn cung chính cho nhu cầu chi tiêu cấp bách như y tế, gạo ăn. Tuy nhiên với mức lãi suất

23 Tác giả tính tốn từ số liệu tại thời điểm 30/6/2014 của NHPTNT Phú Thiện.

rất cao, từ 2%- 15%/tháng (phổ biến là 3-7%/tháng)25, tín dụng phi chính thức thường để lại hệ lụy khơng hề nhỏ, đặc biệt với hộ DTTS mà tác giả sẽ phân tích ở những phần tiếp theo.

3.3. Một số đặc điểm hộ dân tộc thiểu số 26

Về cơ bản có thể chia 15 DT trên địa bàn thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất là DT Kinh chiếm 40.08% dân số. Nhóm thứ hai là DTTS tại chỗ bao gồm người Jrai chiếm 48.74%, người Bahnar chiếm 1.35% dân số. Nhóm thứ ba là DTTS di cư gồm Tày, Thái, Nùng, Mường... chiếm tổng cộng 9,83% dân số27. Tính trên cả nước người Kinh là nhóm đa số nhưng xét trong địa bàn nghiên cứu nhóm DTTS tại chỗ mới là nhóm đa số.

Một số đặc điểm của dân tộc thiểu số tại chỗ

DTTS tại chỗ có đặc điểm sinh học, ngơn ngữ, văn hóa và sinh hoạt đặc trưng rất dễ nhận dạng. Nước da ngăm đen là đặc điểm dễ thấy nhất của người DTTS tại chỗ. Đa phần hộ gia đình giữ truyền thống ở nhà sàn, tích trữ củi hoặc ni gia súc dưới gầm sàn. Người Jrai và Bahnar đều theo chế độ mẫu hệ và có tập tục cúng Giàng (trời) cùng các thần linh, người trong cùng gia đình khi mất đều được chôn chung trong một huyệt. Một số họ phổ biến của người Jrai bao gồm Kpă, Ksor, Rmah... Người Bahnar một số lấy họ Đinh, đa phần khơng có họ mà gọi theo giới tính, con trai là A, con gái là Y. Tên được đặt theo ngôn ngữ của mỗi DT như Rthy, Bair, Dji...28 Nhưng nhìn chung cách viết và phát âm mang nét riêng của người Tây Nguyên. Từ những đặc trưng kể trên, đặc biệt về đặc điểm sinh học, tên gọi và cách phát âm, nhà ở rất dễ để nhận ra một cá nhân thuộc nhóm DTTS tại chỗ.

Có sự khác biệt trong tục lệ về đất đai giữa người Jrai và Bahnar. Đối với người Jrai, mỗi gia đình phát hoang được bao nhiêu thì được sở hữu bấy nhiêu đất, khi con gái đi lấy chồng bố mẹ sẽ cắt đất chia. Riêng người Bahnar quan niệm đất đai thuộc sở hữu chung của làng. Sau khi kết hôn, đôi vợ chồng ra ở riêng thì làng có trách nhiệm chia đất. Làng của người Jrai và Bahnar là một đơn vị xã hội hoàn chỉnh và độc lập, mang tính cộng đồng rất cao. Mỗi cá nhân từ lúc sinh ra đến khi lớn lên đều gắn liền với làng, các thế hệ nối tiếp sinh sống quây quần trong cùng một ngôi làng nên người dân rất hiếm khi rời bỏ làng.

25 Khảo sát của tác giả.

26 Phụ lục 7: Đặc điểm nhận dạng nhóm hộ theo DT và Phụ lục 8: Đặc điểm nhà ở nhóm hộ theo DT. 27 Tác giả tính tốn từ nguồn số liệu của phịng DT huyện Phú Thiện.

Một số đặc điểm của dân tộc thiểu số di cư

DTTS di cư trên địa bàn chủ yếu là các DT miền núi phía Bắc. DTTS di cư và DT Kinh có khá nhiều nét tương đồng. Tương tự người Kinh, những hộ DTTS di cư đầu tiên đến Tây Nguyên theo chính sách di dân lập vùng kinh tế mới của Chính phủ. Nhóm DTTS di cư khi chuyển đến Tây Nguyên sinh sống đều học theo cách xây dựng nhà cửa, ăn mặc của người DT Kinh. Nhóm DTTS di cư cũng có đặc điểm nhân dạng khá tương đồng DT Kinh và khả năng nói tiếng phổ thơng tốt hơn nhiều so với người DT bản xứ. Cách đặt tên của nhóm DTTS di cư cũng giống người Kinh như Phúc, Thủy, Chiếu29... Riêng họ mang đặc trưng của mỗi DT, ví dụ họ Lương, Vi... của người Thái; họ Hồng, Nơng... của người Tày. Nhưng nhìn chung cách viết và phát âm tên họ tương tự người Kinh. Chính vì vậy nhóm DTTS di cư được đánh giá là “giống với người Kinh”, thông qua tiếp xúc thông thường không dễ phân biệt được một cá nhân thuộc nhóm DT Kinh hay DTTS di cư.

Về đất đai, những hộ DTTS di cư và DT Kinh định cư trước năm 1993 một số được nhà nước cấp đất, một số tự khai hoang; những định cư sau năm 1993 đều mua lại đất từ những hộ gia đình DTTS tại chỗ.

Khác biệt trong đặc điểm sinh học, lối sống, văn hóa giữa các cộng đồng người là cơ sở cho định kiến tộc người; tục lệ/nguồn gốc hình thành đất đai ảnh hưởng đến mức độ sở hữu sổ đỏ của hộ DTTS mà tác giả sẽ phân tích kỹ hơn trong những phần tiếp theo.

29 Tên được lấy trong mẫu khảo sát của tác giả.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 bao gồm những phát hiện từ nghiên cứu của tác giả để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu i) về những nhân tố chi phối khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo nói chung và câu hỏi ii) về những nhân tố dẫn đến chênh lệch trong tiếp cận tín dụng giữa hai nhóm hộ nghèo DTTS và DT Kinh.

Từ kết quả khảo sát có thể khái quát đặc điểm 3 nhóm hộ trong mẫu như dưới đây.

Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu khảo sát phân theo nhóm dân tộc

Chỉ tiêu Kinh DTTS di cư DTTS tại chỗ

Thu nhập trung bình năm 2015 (trđ/người) 10.448,4 5.930,4 4426,8

Số thành viên trung bình 3,6 4,5 5,5

Số người phụ thuộc trung bình 2,3 2,2 3,6

Trình độ giáo dục phổ biến Chưa hết cấp 3 Chưa hết cấp 2 Không biết chữ

Tỷ lệ hộ có sổ đỏ 36,4% 6,25% 12,5%

Tỷ lệ hộ có sổ hộ nghèo 72,7% 75% 50%

Tỷ lệ hộ tham gia Hội Phụ nữ 81,8% 50% 38%

Tỷ lệ hộ tham gia Hội Nông dân 27,3% 50% 4%

Tỷ lệ hộ được vay tại NHPTNT 9,1% 18,75% 0%

Tỷ lệ hộ được vay tại NHCSXH 63,6% 62,5% 41,67%

Số tiền vay trung bình (triệu đồng) 30,85 26,6 14,9

Kích thước mẫu 11 16 24

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Dễ dàng nhận thấy nhóm DT Kinh là nhóm có ưu thế vượt trội so với hai nhóm cịn lại, tiếp theo là nhóm DTTS di cư và thiệt thịi nhất là DTTS tại chỗ. DTTS tại chỗ thua thiệt so với hai nhóm DT cịn lại trên mọi phương diện, cụ thể thu nhập trung bình thấp nhất nhưng tỷ lệ được cấp sổ hộ nghèo cũng thấp nhất, trình độ học vấn thấp nhất, số người phụ thuộc đông nhất, vốn xã hội (tham gia tổ chức hội) ít nhất, tỷ lệ hộ được vay lẫn số tiền được vay đều thấp nhất.

Kết hợp kết quả khảo sát bên cầu, bên cung, các cá nhân liên quan cùng với nghiên cứu văn bản pháp luật và phân tích số liệu thứ cấp, tác giả sẽ lần lượt trả lời câu hỏi nghiên cứu số một và hai dưới đây.

4.1. Những nhân tố chi phối khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo

4.1.1. Quy định ràng buộc cung tài chính vi mơ

Quy định hạn chế hoạt động đối với TC TCVM và QTDND

Theo Hoàng Văn Thành (2012, tr.16-33) rào cản gia nhập ngành, giới hạn phạm vi hoạt động và hạn chế về nghiệp vụ khiến hệ thống TC TCVM không thể phát triển. Luật Tổ chức tín dụng 2010 đã có hiệu lực được 06 năm nhưng tới nay vẫn chưa có hệ thống văn bản dưới luật quy định điều kiện thành lập và hoạt động của TC TCVM mà vẫn áp dụng Nghị định 28/2005/NĐ-CP về thành lập và hoạt động của tổ chức Tài chính quy mơ nhỏ - tiền thân của TC TCVM. Các chủ thể được thành lập tổ chức Tài chính quy mơ nhỏ chỉ gồm các tổ chức Hội 30 và tổ chức Phi chính phủ, các cá nhân/tổ chức khác chỉ có thể tham gia góp vốn. Do vậy việc thành lập tổ chức mới rất khó khăn và tín dụng thường chỉ mang tính chính sách xã hội. Tổ chức Tài chính quy mơ nhỏ chỉ được hoạt động trong phạm vi thành phố/tỉnh mình đóng chân, chỉ được cơng nhận là tổ chức tín dụng và thực hiện đầy đủ nghiệp vụ của TC TCVM khi đã làm thủ tục chuyển đổi sang TC TCVM. Trường hợp không chuyển đổi, tổ chức tài chính quy mơ nhỏ khơng được huy động tiết kiệm để cho vay và phải chịu một số ràng buộc về lãi suất, phí dịch vụ. Tuy nhiên chi phí cơ hội của việc chuyển đổi quá lớn (mất nguồn vốn tài trợ, đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, thay đổi cơ cấu tổ chức...) khiến các tổ chức này khơng có động cơ chuyển đổi, đồng nghĩa với khơng thể mở rộng hoạt động.

QTDND hoạt động theo mơ hình hợp tác xã, do các thành viên góp vốn thành lập. Địa bàn hoạt động của QTDND rất hạn hẹp, chỉ trong phạm vi xã/phường mình đóng chân. Nếu muốn hoạt động liên xã cần phải đáp ứng tới 10 tiêu chuẩn31 khiến việc mở rộng địa bàn rất khó khăn. Ở cả hai chức năng chính gồm huy động và cho vay, QTDND đều bị hạn chế. Đối với khách hàng không phải thành viên quỹ, QTDND chỉ được cho vay không vượt quá số tiền gửi tại quỹ của chính khách hàng đó hoặc cho vay đối với hộ có tên trong danh sách hộ nghèo của xã/phường. Ở chức năng huy động, vốn từ thành viên phải chiếm tối thiểu 50%

30 Tổ chức chính trị xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội nghề nghiệp, Quỹ từ thiện, Quỹ xã hội.

tổng mức huy động. Trong khi đa phần hội viên tham gia quỹ với mục tiêu được vay vốn tại quỹ, nghĩa là khơng có nhiều tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm, quy định này đã hạn chế khả năng huy động vốn ngoài thành viên. Những ràng buộc về địa bàn hoạt động, huy động vốn và cho vay khiến hệ thống QTDND khó có thể cung ứng tín dụng trên diện rộng.

Áp trần lãi suất cho vay khiến thị trường biến dạng

Cuộc đua lãi suất huy động giữa các ngân hàng trong giai đoạn 2008-2011 đã đội lãi suất cho vay lên cao. Cuối năm 2011, lãi suất cho vay VND lên tới 22%/năm (Bùi Thị Phương Thảo và Trần Thị Quế Giang, 2013, tr.7) khiến nhiều chủ thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Đây chính là tiền đề cho quy định áp trần lãi suất cho vay đối với 04 nhóm ưu tiên (sau này là 05 nhóm) trong đó có cho vay nơng nghiệp32 ra đời vào năm 2012. Mặc dù cuộc đua lãi suất đã chấm dứt từ lâu nhưng trần lãi suất vẫn chưa được gỡ bỏ.

Tới tháng 4/2016, trần lãi suất cho vay 05 nhóm ưu tiên đối với ngân hàng là 7%/năm, với hệ thống QTDND và TC TCVM là 8%/năm33. Trong khi đó lãi suất cho vay các lĩnh vực thông thường của hai hệ thống này lần lượt là 7,8%-9%/năm34 và 12%-14%/năm35, cao hơn hẳn trần lãi suất cho khu vực ưu tiên. Trần lãi suất áp dụng cho một phần của nền kinh tế (05 nhóm ưu tiên) có thể hình dung giống như việc “nắn dịng” khiến nguồn vốn chảy từ khu vực bị áp chế sang thị trường tự do nơi giá cả của vốn phản ánh đúng cung cầu thị trường. Hệ quả tất yếu là lượng cung trên thị trường bị áp chế giảm dẫn đến một số hộ vay bị đẩy ra khỏi thị trường, đi ngược lại với mục đích tăng khả năng tiếp cận vốn 36.

32 Thông tư 14/2012/TT-NHNN, Điều 1.

33 Quyết định 2714/QĐ-NHNN (áp dụng từ ngày 29/10/2014), Điều 1.

34 NHNN, Thông tin về hoạt động ngân hàng trong tuần (Từ 11-15/4/2016).

35 Tác giả tổng hợp từ các QTDND trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Hộp 4.1: Phát biểu về chính sách áp trần lãi suất

4.1.2. Ngân hàng Chính sách Xã hội hoạt động theo mơ hình bao cấp

Như đã nêu nguồn vốn cho vay của NHCSXH chủ yếu từ ngân sách nhà nước nên khá hạn hẹp và mang tính phân bổ cho từng thơn theo từng lần rót vốn chứ khơng theo nhu cầu thực tế của các tổ viên. Vì vậy mỗi đợt giải ngân sẽ chỉ có một số hộ được vay, những hộ còn lại phải chờ lần phân bổ kế tiếp.

Một số chương trình cho vay phổ biến tại NHCSXH từ 2015 trở về trước có hạn mức 30 triệu đồng, hiện nay tăng lên 50 triệu đồng. Theo khảo sát, nhu cầu thực tế của các hộ nằm trong khoảng từ 20-50 triệu đồng/hộ, mức trung bình 40 triệu đồng/hộ, như vậy hạn mức tối đa hiện nay không phải là vấn đề đối với hộ được vay. Vấn đề ở chỗ mức cho vay thực tế của tất cả các chương trình thường rất thấp, không dựa trên nhu cầu sử dụng vốn. Đơn cử mức giải ngân trung bình của chương trình cho vay hộ nghèo chỉ là 13 triệu đồng/hồ sơ, mức cho vay phổ biến là 10 triệu đồng/hồ sơ37. Mỗi hộ có thể vay nhiều hồ sơ ứng với những chương trình khác nhau và được giải ngân ở những thời điểm khác nhau nhưng tổng mức cho vay vẫn ở mức thấp. Tổng mức cho vay bình quân đối với 03 nhóm hộ Kinh, DTTS di cư và DTTS tại chỗ lần lượt chỉ là 20.7 triệu đồng, 19.3 triệu đồng và 16.5 triệu đồng38.

Trong khi đó chi phí sản xuất đối với 01 hecta mì (diện tích trồng mì phổ biến của hộ gia đình) giao động trong khoảng 25-35 triệu đồng chưa tính tiền giống, chi phí mua đất

37 Tác giả tính tốn từ số liệu tại thời điểm 31/12/2014 của NHCSXH Phú Thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận tín dụng của hộ nghèo dân tộc thiểu số trường hợp huyện phú thiện tỉnh gia lai (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)