CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Những nhân tố chi phối khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo
4.1.2. Ngân hàng Chính sách Xã hội hoạt động theo mơ hình bao cấp
Như đã nêu nguồn vốn cho vay của NHCSXH chủ yếu từ ngân sách nhà nước nên khá hạn hẹp và mang tính phân bổ cho từng thơn theo từng lần rót vốn chứ khơng theo nhu cầu thực tế của các tổ viên. Vì vậy mỗi đợt giải ngân sẽ chỉ có một số hộ được vay, những hộ còn lại phải chờ lần phân bổ kế tiếp.
Một số chương trình cho vay phổ biến tại NHCSXH từ 2015 trở về trước có hạn mức 30 triệu đồng, hiện nay tăng lên 50 triệu đồng. Theo khảo sát, nhu cầu thực tế của các hộ nằm trong khoảng từ 20-50 triệu đồng/hộ, mức trung bình 40 triệu đồng/hộ, như vậy hạn mức tối đa hiện nay không phải là vấn đề đối với hộ được vay. Vấn đề ở chỗ mức cho vay thực tế của tất cả các chương trình thường rất thấp, khơng dựa trên nhu cầu sử dụng vốn. Đơn cử mức giải ngân trung bình của chương trình cho vay hộ nghèo chỉ là 13 triệu đồng/hồ sơ, mức cho vay phổ biến là 10 triệu đồng/hồ sơ37. Mỗi hộ có thể vay nhiều hồ sơ ứng với những chương trình khác nhau và được giải ngân ở những thời điểm khác nhau nhưng tổng mức cho vay vẫn ở mức thấp. Tổng mức cho vay bình qn đối với 03 nhóm hộ Kinh, DTTS di cư và DTTS tại chỗ lần lượt chỉ là 20.7 triệu đồng, 19.3 triệu đồng và 16.5 triệu đồng38.
Trong khi đó chi phí sản xuất đối với 01 hecta mì (diện tích trồng mì phổ biến của hộ gia đình) giao động trong khoảng 25-35 triệu đồng chưa tính tiền giống, chi phí mua đất
37 Tác giả tính tốn từ số liệu tại thời điểm 31/12/2014 của NHCSXH Phú Thiện.
38 Tác giả tính tốn từ số liệu tại thời điểm 30/6/2014 của NHCSXH huyện Phú Thiện.
“Tổng chi phí huy động sau khi tính tốn các khoản trích lập theo yêu cầu đã là 8,4%/năm trong khi lãi suất cho vay nhóm lĩnh vực ưu tiên chỉ 8%/năm, cho vay lúa gạo 7%/năm sao ngân hàng cho vay được? Chính sách định hướng là để ngân hàng phát triển nhưng động lực kinh tế khơng có nên ngân hàng phải có sự cân nhắc chứ khơng thể nào kinh doanh mà khơng tính bài tốn hiệu quả. Ngân hàng đâu có làm từ thiện”- Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc SCB –
phát biểu tại buổi làm việc giữa đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM với NHNN TP.HCM và các tổ chức tín dụng trên địa bàn ngày 12/5/2014.
Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20140512/ngan-hang-khong-man-ma-cho-vay-5- nhom-linh-vuc-uu-tien/607053.html
trong khoảng 30-40 triệu đồng/sào, chi phí mua bị sinh sản khoảng 20-30 triệu đồng/con39. Như vậy tổng mức vốn cho vay chỉ đáp ứng được xấp xỉ 50% so với nhu cầu thực tế. Thêm vào đó tiền vay được giải ngân theo nhiều chương trình khác nhau ở những thời điểm khác nhau khiến số tiền vay bị “chia nhỏ”. Phương án sản xuất của các hộ nghèo bị hạn chế khiến phải chuyển đổi mục đích sử dụng vốn vay hoặc thu hẹp sản xuất so với dự định.
Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do nguồn vốn cho vay bị giới hạn, nhiều hộ cùng có nhu cầu vay trong khi lượng vốn phân bổ về ít dẫn đến số vốn phải chia nhỏ. Mặt khác nhân viên tín dụng/tổ trưởng TTKVV lo sợ hộ vay, đặc biệt hộ DTTS tại chỗ không biết sử dụng vốn hiệu quả, do đó hạn chế lượng tiền vay đối với mỗi hộ gia đình.
Hộp 4.2: Phát biểu về số tiền vay trung bình tại NHCSXH
Tuy nhiên nhu cầu vốn được tính dựa trên chi phí sản xuất tại địa phương nên chỉ mang tính đặc thù riêng cho địa bàn nghiên cứu. Tại các địa phương khác chi phí sản xuất sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại hình sinh kế, do vậy hạn mức tối đa 50 triệu đồng có thể khơng phải là cản trở tại địa bàn nghiên cứu nhưng cũng có thể là vấn đề tại những địa phương khác.
Trong bối cảnh các tổ chức tín dụng bị bó buộc khơng phát triển, vốn ngân sách (thơng qua NHCSXH) là nguồn cung chính thức duy nhất đối với hộ nghèo tại địa bàn. Điều này vừa gia tăng gánh nặng lên ngân sách nhà nước vừa gây nên tình trạng thiếu hụt nguồn cung trầm trọng, thể hiện rõ nét ở việc rất nhiều hộ gia đình phải quay sang thị trường phi chính thức và phần lớn các khoản vay từ khu vực này không phục vụ cho những nhu cầu chi tiêu cấp bách mà phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gồm mua ruộng rẫy, tiền phân bón, tiền cày.
39 Phụ lục 10: Chi phí sản xuất một số cây trồng chủ lực.
“...nông dân trong diện đối tượng chỉ được vay vốn bình qn là 20 triệu đồng chứ khơng
phải là 50 triệu đồng. Bà con rất khó khăn, họ muốn có vốn để làm kinh tế nhưng lại khơng được
vay tiền nên nguồn lực khơng có, mỗi lần xuống các xã cho vay vốn cứ như ngày hội” – Lại Xuân
Môn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – phát biểu tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ với NHCSXH ngày 16/6/2016.
Nguồn: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/pho-thu-tuong-vuong-dinh-hue-lam-chinh-sach- the-khac-gi-danh-do-dan-20160617063404336.htm
Hộp 4.3: Nông nô thời hiện đại
4.1.3. Quy trình rà sốt nghèo tồn tại nhiều bất cập
Điều kiện vay vốn hộ nghèo tại NHCSXH là phải nằm trong danh sách hộ nghèo của Ủy ban nhân dân xã, do đó chứng nhận hộ nghèo trở thành “tấm vé” để được vay vốn. Tuy nhiên qua khảo sát tác giả phát hiện nhiều hộ gia đình thực sự nghèo nhưng bị loại ra khỏi danh sách hộ nghèo, đồng nghĩa với việc khơng thể tiếp cận tín dụng chính thức.
Gia đình Sara* là người Jrai, theo truyền thống chỉ quen trồng lúa nương năng suất thấp. Với mong muốn cải thiện thu nhập, ma (bố) mí (mẹ) Sara chuyển sang trồng mì cao sản và bỏ phân như người Kinh vẫn làm. Trong 02 năm từ 2001 đến 2002 ma mí Sara mua nợ phân để bón cho 01 hecta mì với giá trị quy ra tiền khoảng 10 triệu đồng với lãi suất 7%/tháng. Tới mùa thu hoạch, ma Sara chở hết số mì thu được đi trả nợ nhưng cũng chỉ đủ trả một phần tiền lãi. Những mùa mì tiếp theo tình hình vẫn khơng thay đổi. Lãi mẹ đẻ lãi con, tới năm 2014 từ số tiền gốc 10 triệu đồng ban đầu, tổng số nợ ma Sara phải trả đã lên tới 185 triệu đồng. Chủ nợ siết 01 hecta rẫy tính giá 60 triệu đồng, ma Sara vẫn còn nợ 125 triệu đồng. Khơng cịn tài sản, cả gia đình gồm 07 người phải rời làng chuyển vào rẫy của chủ nợ (cũng là đất siết nợ của một hộ gia đình khác) để làm cơng trả nợ trong vịng 4 năm. Ma mí Sara được giao đàn bị gồm 30 con và 1,5 hecta lúa. Mỗi tháng nhà Sara chỉ được chủ nợ cấp cho 01 bao gạo để ăn. Thu nhập duy nhất của gia đình đến từ việc lượm phân bò đi bán, được khoảng 500 ngàn đồng mỗi tháng. Sara năm nay đang học lớp 06, đã từng bỏ học 02 tháng đi cạo mì lấy tiền mua quần áo. Được giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng tới tận nhà vận động em mới quay trở lại trường, tuy nhiên với tình cảnh hiện tại nguy cơ Sara tiếp tục bỏ học là điều khó tránh khỏi. Em trai Sara đang học lớp 04, mặc dù rất thích đi học nhưng phải nghỉ ở nhà phụ giúp mí trơng coi đàn bị. Mặc dù trong tình trạng cùng quẫn, gia đình Sara vẫn khơng nằm trong danh sách hộ nghèo vì một số lý do sẽ được tác giả phân tích tại phần 4.2.1.
Gia đình Sara là một ví dụ điển hình và là cái kết nhìn thấy trước cho rất nhiều hộ DTTS khi rơi vào vịng xốy tín dụng đen. Hầu hết hoa lợi từ nông nghiệp được sử dụng để trả nợ và người DTTS lại phải tiếp tục vay mượn, nợ chồng lên nợ. Thông qua các khoản cho vay nặng lãi những chủ nợ dần dần thâu tóm hết đất đai, nương rẫy và biến những người nông dân trước kia trở thành người làm công trên chính mảnh đất của mình.
Nguồn: khảo sát của tác giả trong tháng 3/2016 *Tên nhân vật đã được thay đổi
Bảng 4.2: So sánh thu nhập ước tính 40 hai nhóm hộ theo kết quả bình xét nghèo
Đơn vị: triệu đồng/người/năm
Chỉ số thống kê Hộ được cấp sổ nghèo Hộ không được cấp sổ
Trung bình 5.884 6.725,5 Trung vị 4.968,3 6.053,3 Giá trị nhỏ nhất 866,7 891,4 Giá trị lớn nhất 16.650 14.966,6 Kích thước mẫu (hộ) 32 19
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Có thể thấy chênh lệch giữa thu nhập trung bình của nhóm khơng được cấp sổ hộ nghèo và nhóm được cấp sổ chỉ khoảng 01 triệu đồng/năm và vẫn thấp hơn nhiều so với chuẩn 12 triệu đồng/người/năm. Vậy lí do khiến những hộ thực sự nghèo nhưng vẫn khơng được bình xét là gì? Dựa trên phỏng vấn sâu hộ gia đình, Chi hội trưởng hội phụ nữ và trưởng thơn tác giả phát hiện có ba vấn đề chính sẽ được trình bày dưới đây.
Số lượng hộ nghèo được điều chỉnh nhằm đạt thành tích giảm nghèo
Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới (áp dụng cho đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh) quy định tỷ lệ hộ nghèo đạt chuẩn là từ 7% trở xuống đối với khu vực Tây Nguyên41. 09/10 xã chưa đáp ứng và do đó giảm nghèo là yêu cầu bắt buộc để đạt tiêu chí. Cách thức giảm nghèo rất đơn giản, đó là điều chỉnh về mặt số liệu. Tuy nhiên tốc độ “giảm nghèo” của mỗi xã tùy thuộc vào ý chí của bộ máy hành chính cấp xã. Cụ thể xã A42 đề ra tiêu chí mỗi năm phải giảm nghèo 3% và để đạt mục tiêu, số lượng hộ nghèo sẽ được giới hạn và phân bổ cho các thôn. Trong khi sinh kế và thu nhập của các hộ gia đình khơng đổi thì số hộ giảm nghèo của mỗi thôn về thực chất chỉ là loại bỏ ra khỏi danh sách xét duyệt để vừa vặn với số lượng được phân bổ. Theo nhận định của Chi hội trưởng hội phụ nữ thôn X thuộc xã A, phải tới 40/80 hộ DTTS tại thôn thuộc diện nghèo nhưng thực tế chỉ 16 hộ được cấp sổ hộ nghèo do chạy theo thành tích giảm nghèo.
40 Do đặc tính khơng ổn định và mức độ chênh lệch rất lớn trong chất lượng đất, nguồn nước, phương thức canh tác nên rất khó để tính tốn chính xác thu nhập hộ gia đình, đặc biệt là thu nhập của các hộ DTTS tại chỗ. Chính vì vậy thu nhập chỉ là ước tính dựa trên diện tích gieo trồng, loại cây trồng của các hộ gia đình.
41 Quyết định 491/QĐ-TTg.
Đây khơng phải là trường hợp cá biệt mà hiện diện ở nhiều địa phương trên cả nước, một số nơi đã được phản ánh trên báo chí như xã An Ninh, Bình Lục, Hà Nam (Nơng Nghiệp Việt Nam, 2013) hoặc xã Đức Bồng, Vũ Quang, Hà Tĩnh (VTC14, 2014) với tên gọi chung cho các hộ gia đình trong hồn cảnh này là “Bi kịch khơng được nghèo”.
Bộ tiêu chuẩn bình xét nghèo thiếu hợp lý
Bộ tiêu chuẩn nghèo đa chiều do Bộ LĐTBXH ban hành gồm phần B1 ước tính thu nhập và B2 xác định các nhu cầu xã hội cơ bản 43. Trong đó Phần B1 có 13 chỉ tiêu 44, mỗi chỉ tiêu được chia ra thành nhiều nấc với mức điểm khác nhau. Phần B2 gồm 5 chỉ tiêu 45, mỗi chỉ tiêu chỉ gồm 2 mức điểm 0 hoặc 10. Tổng điểm B1 nhỏ hơn 110 điểm hoặc tổng điểm B1 từ 110-135 và tổng điểm B2 từ 30 trở lên sẽ được xếp vào diện nghèo. Tuy nhiên khoảng cách phân chia để chấm điểm trong cùng tiêu chuẩn và giữa các tiêu chuẩn chưa hợp lý ảnh hưởng đến việc nhận diện hộ nghèo. Ví dụ trong tiêu chuẩn “Tài sản chủ yếu” một chiếc xe máy dù trị giá 01 triệu đồng hay 100 triệu đồng đều được tính 25 điểm. Nếu đem so sánh với tiêu chí về “Đất đai” sẽ càng bất hợp lý khi hộ gia đình quản lý/sử dụng diện tích đất cây lâu năm từ 1000 - 5000 m2 (giá trị đất từ 30-150 triệu đồng chưa tính hoa lợi đem lại từ cây trồng) lại chỉ được 05 điểm. Khi phỏng vấn cán bộ giảm nghèo xã và trưởng thôn, những người trực tiếp tham gia vào quá trình bình xét hộ nghèo, tác giả cũng nhận được phản hồi về những điểm bất hợp lý nói trên trong bộ tiêu chuẩn bình xét nghèo. Một điểm bất hợp lý khác đó là khơng xem xét đến nguồn gốc hình thành tài sản. Hộ gia đình đang có thu nhập ở mức nghèo và khơng có đất sản xuất/khơng có phương tiện đi lại nếu vay mượn để mua đất canh tác hoặc mua xe máy cũ, mặc dù thu nhập chưa đổi nhưng tài sản đã tăng lên, do đó được cộng thêm điểm và có khả năng khơng thuộc diện nghèo.
43 Phụ lục 11: Phân loại hộ gia đình theo chuẩn nghèo.
44 Gồm: số nhân khẩu, số người phụ thuộc, bằng cấp cao nhất, việc làm phi nông nghiệp, lương hưu, vật liệu nhà ở, diện tích ở bình qn đầu người, tiêu thụ điện bình quân tháng, nước sinh hoạt, nhà vệ sinh, tài sản chủ yếu, đất đai, chăn nuôi.
Thiếu cơ chế kiểm soát dẫn đến hành vi lạm quyền
Quy trình rà sốt hộ nghèo được tóm tắt trong sơ đồ dưới đây.
Sơ đồ 4.1: Quy trình rà sốt hộ nghèo
Phiếu A: Phiếu nhận dạng nhanh hộ gia đình <3 chỉ tiêu >=3 chỉ tiêu
Nguồn: Tác giả vẽ lại và bổ sung từ công văn hướng dẫn điều tra hộ nghèo của Ủy ban nhân dân huyện Phú Thiện.
B1: LẬP DANH SÁCH HỘ KHẢO SÁT Thực hiện: Ban chỉ đạo giảm nghèo xã + Trưởng thôn
B1.1. Danh sách hộ nghèo + cận nghèo năm trước liền kề
B1.2. Hộ đăng ký rà soát năm nay
B2. TIẾN HÀNH KHẢO SÁT
Thực hiện: điều tra viên (trưởng thôn, Chi hội trưởng Hội Nơng dân, Bí thư Đồn thanh niên...)
B3. TỔNG HỢP PHÂN LOẠI HỘ Thực hiện: trưởng thơn
B4. HỌP BÌNH XÉT
Thực hiện: trưởng thơn chủ trì, thành phần tham dự gồm các ban ngành đồn thể và ít nhất 50% đại
diện hộ gia đình trong thơn
Theo quy định, mỗi bước trong quá trình rà sốt đều có nhiều cá nhân tham gia nhưng nhìn chung trưởng thơn vẫn là người chịu trách nhiệm chính. Tuy nhiên khơng có quy định về giám sát q trình thực hiện mà chỉ có thẩm định và phúc tra khi nhận thấy kết quả bình xét chưa phù hợp. Trách nhiệm này lại không thuộc cấp xã (Ban chỉ đạo giảm nghèo xã) mà thuộc cấp huyện (Phòng LĐTBXH) 46. Trong khi cán bộ huyện khơng thể nắm rõ tình hình từng xã bằng chính cán bộ xã và áp lực nộp báo cáo đúng hạn trong thời gian ngắn khiến việc thẩm định và phúc tra sau rà sốt chỉ mang tính đại diện. Chính kẽ hở trong quy định đã tạo điều kiện cho việc lạm quyền của một số cá nhân trong việc đưa ai vào và bỏ ai ra khỏi danh sách hộ nghèo.
Ở những thôn chủ yếu người DTTS tại chỗ sinh sống, các bước rà soát hộ nghèo thường tiến hành lỏng lẻo. Có thơn trưởng thơn kiêm nhiệm nhiều chức vụ, cũng có thơn tổ điều tra chỉ gồm một cá nhân là trưởng thơn. Về phía hộ gia đình, khơng biết tiêu chuẩn xét duyệt cộng với tâm lý e dè ngại bày tỏ ý kiến, sợ cán bộ nhà nước khiến nhiều hộ DTTS tại chỗ mặc dù khơng hài lịng với kết quả bình xét cũng thường im lặng. Nếu muốn khiếu nại các hộ gia đình cũng khơng biết khiếu nại với ai. Gia đình Sara trong tình huống “Nơng nơ thời hiện đại” cũng là ví dụ cho tình trạng này.
46 Thông tư 21/2012/TT-BLĐTBXH, Điều 5.
Hộp 4.4: Trả tiền để được “nghèo”
4.1.4. Mức độ sở hữu sổ đỏ thấp