CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Những nhân tố chi phối khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo
4.1.4. Mức độ sở hữu sổ đỏ thấp
Hầu hết các ngân hàng (ngoại trừ NHCSXH) đều yêu cầu tài sản thế chấp như một hình thức khắc phục tình trạng bất cân xứng thơng tin và tài sản thế chấp được ưa chuộng nhất là bất động sản. Trong khi đó tỷ lệ hộ gia đình có sổ đỏ rất thấp, 83% mẫu khảo sát khơng có sổ đỏ đất thổ cư và 92% khơng có sổ đỏ đất nơng nghiệp. Ngun nhân chủ yếu theo phản hồi của hộ gia đình là do tiền sử dụng đất phải nộp quá cao và thiếu hụt thông tin.
Có thể khái quát số tiền sử dụng đất phải đóng theo cơng thức dưới đây.
Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên Nghị định 45/2014/NĐ-CP
Lưu ý phần diện tích vượt q được tính giá đất nơng nghiệp, trường hợp muốn chuyển mục đích sử dụng từ đất nơng nghiệp sang đất ở thì tính giá đất ở. Ủy ban Nhân dân tỉnh quy
Chồng mất sau vụ ẩu đả để lại cho Rchăm H Hoa* khoản nợ 30 triệu đồng tiền chữa trị nhưng không thành (lãi suất 4%/tháng) cùng với 04 đứa con, đứa lớn nhất 08 tuổi, đứa nhỏ nhất 02 tuổi và ngôi nhà đang dựng dở dang. Đứa thứ ba 04 tuổi bị bệnh u máu mặc dù đã được một tổ chức từ thiện mổ miễn phí đầu năm 2016 nhưng chi phí thuốc thang cho bé khoảng 100 ngàn/ngày gia đình vẫn phải lo liệu. Thời tiết khơ hạn, 03 sào mì gần như mất trắng vì khơng có củ. Tiền mua thuốc cho con Hoa lấy từ việc bán gạo viếng khi chồng mất (theo tục lệ người Jrai, khi một người mất đi mỗi gia đình trong làng sẽ góp một ít gạo cho gia đình người đã khuất). Hoa cũng không biết khi hết gạo sẽ mua thuốc cho con bằng cách nào. Đứa thứ 02 không được đi học vì phải ở nhà trơng em cho mẹ đi làm. Cơng việc làm th rất bấp bênh, thêm vào đó phải chăm con đau ốm nên cả năm Hoa chỉ đi sấy thuốc lá được khoảng 01 tháng. Gia cảnh cùng quẫn, Hoa tới gặp trưởng thôn xin chứng nhận hộ nghèo để được hỗ trợ y tế và vay vốn của “nhà nước” (NHCSXH) về trả nợ lãi cao và mua bị ni. Để được bình xét trong năm 2016, trưởng thơn “ra giá” 500 ngàn đồng. Tới thời điểm tác giả khảo sát, Hoa đã đưa tiền và đang chờ được phát sổ hộ nghèo. Với tình cảnh hiện tại việc trả được số nợ 30 triệu đồng với lãi suất 4%/tháng là điều không tưởng và cái kết tương tự gia đình Sara là điều khó tránh khỏi.
Nguồn: Tác giả khảo sát trong tháng 3/2016 *Tên nhân vật đã được thay đổi
Tiền sử dụng đất = diện tích thực tế trong hạn mức đất ở * giá đất/m2 * tỷ lệ phần trăm + diện tích vượt quá hạn mức đất ở * giá đất/m2.
định cụ thể giá đất/m2 cho từng loại đất, vị trí đất 47 và hạn mức đất ở đối với mỗi hộ gia đình theo từng huyện, đối với Phú Thiện là 400 m2 /hộ gia đình. Chính phủ quy định tỷ lệ phần trăm thay đổi tùy theo thời gian hộ bắt đầu sử dụng đất ổn định theo bảng dưới đây 48.
Bảng 4.3: Tỷ lệ phần trăm phân theo giai đoạn bắt đầu sử dụng đất ổn định
Giai đoạn Trước 15/10/1993 1 Từ 15/10/1993 đến trước 01/07/2004 2 Từ 01/07/2004 đến trước 01/07/2014 3 Tỷ lệ % 0% 50% 100%
Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên Nghị định 45/2014/NĐ-CP
Theo quy định của Chính phủ, hộ nghèo/hộ DTTS thuộc vùng đặc biệt khó khăn được miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức đất ở; hộ nghèo/hộ DTTS không thuộc khu vực trên được giảm 50% tiền sử dụng đất phải nộp trong hạn mức đất ở. Diện tích đất vượt quá hạn mức quy định vẫn đóng 100% tiền sử dụng đất.
Hộ DTTS tại chỗ không nằm trong danh sách hộ nghèo hầu hết vẫn thuộc diện không phải đóng tiền sử dụng đất ở trong hạn mức (do đất thuộc giai đoạn 01). Tuy nhiên tỷ lệ hộ có sổ đỏ trong nhóm DTTS nói chung vẫn thấp (12,5% mẫu DTTS tại chỗ) do tình trạng thiếu hụt thông tin. Đối với người Bahnar đất thuộc sở hữu của làng và “đất của làng thì
khơng cần làm sổ đỏ”, có thể thấy chính sách đất đai vẫn khá xa lạ với người Bahnar. Đối
với người Jrai, khi được hỏi vì sao khơng làm sổ đỏ, câu trả lời phổ biến là “không biết làm
như thế nào”, “thôn không thông báo làm sổ đỏ”.
Đối với hộ nghèo DTTS di cư và DT Kinh khơng thuộc khu vực đặc biệt khó khăn, đa phần đất thuộc giai đoạn 02 và 03, mặc dù tiền sử dụng đất trong hạn mức đã được giảm 50% nhưng số tiền phải đóng theo khảo sát cũng khoảng vài chục triệu. Chưa kể trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng cho diện tích vượt hạn mức thì số tiền phải đóng tăng lên rất nhiều. So với thu nhập bình quân hộ nghèo từ 12 triệu đồng/người/năm trở xuống, số tiền phải nộp là quá sức người dân. Trong nhóm này vẫn xảy ra tình trạng thiếu hụt thơng tin, nhiều hộ không biết quy định miễn giảm tiền sử dụng đất trong hạn mức, do vậy mặc dù được miễn nhưng đã mặc định phải nộp vài chục triệu, cộng thêm thủ tục cấp sổ phức tạp và
47 Phụ lục 12: Bảng giá đất ở tại địa bàn tỉnh Gia Lai.
kéo dài khiến nhiều hộ khơng muốn làm sổ đỏ. Tỷ lệ hộ có sổ đỏ trong hai nhóm này cũng thấp (6,25% mẫu DTTS di cư và 36,4% mẫu DT Kinh).
Hộp 4.5: Phát biểu về bất cập trong việc cấp sổ đỏ