Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện để đánh giá tính sẵn sàng của các quốc gia đối với việc tham gia vào thế giới kỹ thuật số. Tuy nhiên, có rất ít chỉ số đánh giá tính sẵn sàng đối với việc tham gia vào thế giới kỹ thuật số ở tầm vi mô, và hầu hết chưa có chỉ số nào được công nhận chính thức và sử dụng rộng rãi (Rizk, 2004).
Bảng 2.1. Một số chỉ số để đo lường công nghệ thông tin của quốc gia
Chỉ số Thành phần
Chỉ số sẵn sàng kết nối Networked Readiness Index (World Economic Forum, 2015)
Môi trường chính trị và pháp lý Môi trường kinh doanh và phát triển Cơ sở hạ tầng
Khả năng chi trả Trình độ con người Sự sử dụng của cá nhân Sự sử dụng của doanh nghiệp Sự sử dụng của nhà nước Tác động kinh tế
Tác động xã hội Chỉ số xã hội thông tin
Information Society Index (IDC, 2015)
Cơ sở hạ tầng tin học Cơ sở hạ tầng viễn thông Cơ sở hạ tầng Internet Cơ sở hạ tầng xã hội Chỉ số phát triển ICT
ICT Development Index (ITU, 2014)
Tính tiếp cận Sự sử dụng Trình độ Xếp hạng kinh tế kỹ thuật số
Digital Economy Ranking
Tính kết nối và cơ sở hạ tầng công nghệ Môi trường kinh doanh
Chỉ số Thành phần
(Economist Intelligence Unit, 2010) Môi trường xã hội và văn hóa Môi trường pháp lý
Tầm nhìn và chính sách của chính phủ
Sự sử dụng của người tiêu dùng và doanh nghiệp Chỉ số thành tựu công nghệ
Technology Achievement Index (UNDP, 2002)
Phát minh công nghệ Khuếch đại cải tiến mới Khuếch đại cải tiến cũ Trình độ con người
Networked Readiness Index, viết tắt là NRI, là chỉ số sẵn sàng kết nối. Nó đo lường tiềm năng của mỗi quốc gia trên thế giới trong việc khai thác các cơ hội do ICT mang đến (Bộ Thông tin và Truyền thông, 2014). Ban đầu được phát triển bởi Đội Công nghệ Thông tin của Trung tâm Phát triển Quốc tế thuộc Đại học Harvard, chỉ số NRI đã được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) điều chỉnh và áp dụng để nghiên cứu tác động của ICT đối với năng lực cạnh tranh của các quốc gia. Chỉ số sẵn sàng kết nối bao gồm 10 thành phần như đã trình bày trong Bảng 4.1.
Có rất nhiều mô hình được sử dụng để đánh giá tính sẵn sàng điện tử (e- readiness), và tất cả đều tập trung vào các thành phần như cơ sở hạ tầng ICT, nguồn nhân lực, và tình trạng pháp lý, bởi vì chúng là những thành phần ảnh hưởng chủ yếu đến tính sẵn sàng điện tử. Trong những năm gần đây, các quốc gia và các tổ chức như CID, APEC, CSPP, EIU, MQ, và USAID đã phát triển một số thang đo để đánh giá tính sẵn sàng điện tử ở cấp vĩ mô. Tuy nhiên, chúng lại không mấy phù hợp khi sử dụng ở cấp vi mô (Masouleh & cộng sự, 2014).
Dĩ nhiên đã có một số doanh nghiệp thử đánh giá tính sẵn sàng điện tử ở cấp vi mô. ICT đã phát triển bùng nổ trong những năm gần đây và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển của tổ chức. Do đó, tổ chức muốn đạt được thành công khi bước vào thế giới nối mạng thì bắt buộc phải đánh giá mức độ sẵn sàng để điều chỉnh mô hình và chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Tuy nhiên, do đặc điểm của mẫu nghiên cứu là khác nhau, nên mỗi khung nghiên cứu tính sẵn sàng điện tử lại có những thành phần khác nhau.
Bảng 2.2. Một số thang đo tính sẵn sàng đối với công nghệ thông tin
Khung lí thuyết Thành phần
Masouleh Z.D. & cộng sự (2014)
Cơ sở hạ tầng; Con người; Đào tạo; Quản lý; Chính phủ; Văn hóa xã hội; Pháp lý.
Goulding J.S. & Lou E.C. (2013)
Con người; Quy trình; Công nghệ. Alavion S.J. & Allahyari M.S.
(2010)
Văn hóa xã hội; Pháp lý; Dịch vụ hỗ trợ. Ayalew E. & cộng sự
(2010)
Dân trí; Lực lượng lao động lành nghề; Kinh tế vĩ mô; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số; Tính cạnh tranh trong ngành; Văn hóa; Năng lực; Mong muốn đầu tư; Chi phí sống.
Mouzakitis S. & Askounis D. (2010)
Lãnh đạo và chiến lược; Nguồn nhân lực; Cơ sở hạ tầng
Arunbabu A. & cộng sự (2009)
Tiếp cận điện tử; Giáo dục điện tử; Xã hội điện tử; Kinh tế điện tử; Chính phủ điện tử; Mong muốn sử dụng điện tử
Nazemi S.H. & cộng sự (2009)
Thực trạng doanh nghiệp; Điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp khi thiết lập dự án điện tử; Khả năng hạn chế điểm yếu và tận dụng điểm mạnh khi thiết lập dự án điện tử; Phần cứng và phần mềm phục vụ thiết lập dự án điện tử.
Shirvani H.R. & cộng sự (2009)
Sẵn sàng về hạ tầng kỹ thuật; Sẵn sàng về dịch vụ và hệ thống; Sẵn sàng về cơ cấu tổ chức
Berthon P. & cộng sự (2008)
Hạ tầng công nghệ và kết nối; Môi trường kinh doanh; Đón nhận của người tiêu dùng và doanh nghiệp; Môi trường pháp lý và chính sách; Môi trường văn hóa và xã hội; Dịch vụ điện tử phụ trợ.
Hanafizadeh P. & cộng sự (2008)
Chiến lược, chính sách và cách thức quản lý ICT; Cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận ICT; Lực lượng lao động; Khả năng tiếp cận ICT của xã hội.
Fathian M. & cộng sự (2008)
Đặc điểm của doanh nghiệp; Cơ sở hạ tầng ICT; Tính phổ biến của IT; Môi trường bảo mật và pháp lý. Molla A. & cộng sự
(2008)
Thái độ; Chính sách; Áp dụng; Công nghệ; Thể chế. Noori A. & cộng sự
(2007)
Sẵn sàng về thông tin; Sẵn sàng về cơ cấu tổ chức; Sẵn sàng về nguồn nhân lực; Sẵn sàng về cơ sở hạ tầng; Sẵn sàng về môi trường kinh doanh.
Khung lí thuyết Thành phần
Matula S. & Van Brakel P. (2006)
Sẵn sàng của doanh nghiệp; Sẵn sàng của nguồn nhân lực; Sẵn sàng của thông tin; Sẵn sàng của ICT; Sẵn sàng của môi trường ngoại tại.
Maugis V. & cộng sự (2005)
Khả năng tiếp cận; Năng lực; Cơ hội. Huang J.R. & cộng sự
(2004)
Nhu cầu Internet cho thương mại điện tử; Môi trường ngoại tại.
Purcell F. & Toland J. (2004)
Cơ sở hạ tầng viễn thông; Nhu cầu sử dụng ICT; Năng lực con người; Môi trường chính sách; Nền kinh tế ICT.
Bui T.X. & cộng sự (2003)
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số; Nền kinh tế vĩ mô; Khả năng đầu tư; Dân trí; Tính cạnh tranh trong ngành; Khả năng tiếp cận lực lượng lao động lành nghề; Văn hóa; Chi phí sống.
Trong số các nghiên cứu liệt kê bên trên, có thể sự dụng nghiên cứu về tính sẵn sàng điện tử do Masouleh & cộng sự (2014) xây dựng để làm lí thuyết nền. Nghiên cứu đó được tiến hành tại Tổ chức Nông nghiệp Jihad-e-Keshavarzi, là một cơ quan quản lý ngành nông nghiệp tại tỉnh Guilan của Iran. Mặc dù đã có hệ thống điện toán và mạng Internet hơn 10 năm, nhưng tổ chức này lại không mấy thành công trong việc cung cấp các dịch vụ điện tử. Điều kiện hoạt động của Tổ chức Nông nghiệp Jihad-e-Keshavarzi rất tương đồng với của SAWACO: cùng là cơ quan nhà nước, cùng có phạm vi hoạt động trong một tỉnh thành, cùng chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ một ngành của tỉnh thành đó.