Tổng quan các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng TMCP niêm yết trên TTCK việt nam (Trang 37 - 42)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.1 Tổng quan các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam

3.1.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Được thành lập vào năm 1990, ngành ngân hàng của Việt Nam đã phát triển rất nhiều từ một hệ thống ngân hàng đến một mạng lưới khổng lồ của các ngân hàng và tổ chức tài chính. Hơn 25 năm qua, chính phủ Việt Nam đã khởi xướng nhiều cải cách trong nhiều thập kỷ để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng trong nước, đặc biệt là thông qua việc cổ phẩn hóa của ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn là các bên liên quan kiểm soát của các ngân hàng nhà nước, tổ chức sở hữu ít nhất 65% trong đó.

Trước năm 1990, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có chức năng như là cả một ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại.

Sau pháp lệnh ngân hàng năm 1990, NHNN tách chức năng các ngân hàng trung ương và phân cấp hoạt động ngân hàng của mình cho bốn ngân hàng thương mại nhà nước. Bộ phận cho vay công nghiệp và thương mại của ngân hàng trung ương đã được chuyển đổi thành Ngân hàng Việt Nam Công nghiệp và Thương mại (trước đây là Ngân hàng Công thương, hiện nay Vietinbank), bộ phận cho vay Nông nghiệp cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), bộ phận thương mại quốc tế của mình cho ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), và bộ phận cơ sở hạ tầng cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Hiện nay, vai trò của Ngân hàng Nhà nước được thu hẹp như của một ngân hàng trung ương trong đó bao gồm việc xây dựng các chính sách tiền tệ, quản lý dự trữ ngoại hối, và cấp phép và giám sát của các tổ chức tín dụng; trong khi chức năng trung gian tài chính trong đó bao gồm huy động và cho vay đã được chuyển sang ngân hàng thương mại.

Trong số các cải cách ngân hàng ở Việt Nam đã được thúc đẩy bởi mục tiêu của đất nước vào các hiệp định thương mại và đầu tư quốc tế, chẳng hạn như Hiệp định Mỹ- Việt Nam song phương thương mại vào năm 2001 và gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Việt Nam đã dần bãi bỏ quy định cho phép sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài vào trong nước. Điều này đã dẫn đến một sự hiện diện gia tăng của các ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam, trong đó đã giúp tăng khả năng cạnh tranh và sức mạnh của các ngân hàng. NHNN đã cho lần đầu tiên, được cấp giấy phép để hoàn toàn sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng năm 2008. Vào tháng Giêng năm 2014, giới hạn quyền sở hữu đối với một nhà đầu tư nước ngoài duy nhất đã được nâng lên 15-20%, với quyền sở hữu tối đa cho tất cả các nhà đầu tư nước ngoài là 30%. Ngoài ra, đã có một tư nhân hóa một phần ngày càng tăng của các NHTMNN và nỗ lực hơn nữa để đạt được sự tuân thủ với các tiêu chuẩn vốn quốc tế theo thoả ước vốn Base II.

Hiện tại, Việt Nam đang thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 (Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012) và Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng (Quyết định 843/QĐ-TTg ngày 31/05/2013). Quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu được hệ thống Ngân hàng triển khai quyết liệt các TCTD yếu kém được kiểm soát, những tồn tại, yếu kém của hệ thống ngân hàng từng bước được xử lý; nợ xấu được kiềm chế và xử lý từng bước; hệ thống Ngân hàng tiếp tục tăng trưởng và đóng góp quan trọng vào ổn định kinh tế vĩ mơ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tính đến thời điểm 30/06/2015, Việt Nam có tổng cộng 97 ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

Trong đó, số lượng Ngân hàng TMCP chiếm 35,1% so với tổng số lượng Ngân hàng của tồn hệ thống.

Sự đóng góp của hệ thống Ngân hàng vào quá trình đổi mới và thúc đầy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa là rất lớn. Các ngân hàng không chỉ tiếp tục khẳng định là một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế mà cịn góp phần ổn định sức mua đồng tiền, đáp ứng vốn cho sản xuất kinh doanh.

Bảng 3.1: Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng tại thời điểm 30/06/2015

STT Chỉ tiêu

Số dư (Tỷ đồng)

Tốc độ tăng (giảm) so với cuối năm

trước (%)

1 Nông nghiệp, lâm nghiệp

và thuỷ sản 422,091 7.61

2 Công nghiệp và xây dựng 1,486,681 6.23

- Công nghiệp 1,071,640 5.24

- Xây dựng 415,041 8.89

3 Hoạt động Thương mại,

Vận tải và Viễn thông 927,722 5.88

- Thương mại 781,925 5.28

- Vận tải và Viễn thông 145,797 9.26

4 Các hoạt động dịch vụ khác 1,446,110 11.01

TỔNG CỘNG 4,282,604 7.86

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam http://www.sbv.gov.vn/

Hiện tại, sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng thế hiện ở sự tăng lên của vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, mức độ đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp …

Bảng 3.2: Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản của hệ thống ngân hàng và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu so với cuối năm trước vào thời điểm 30/06/2015

Loại hình TCTD Tổng tài sản có Vốn tự có Vốn điều lệ Số tuyệt đối (Tr đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) Số tuyệt đối (Tr đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) Số tuyệt đối (Tr đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) NHTM Nhà nước 3,042,843 2.49 183,572 8.18 149,453 3.63 NHTM Cổ phần 2,675,509 -0.47 224,111 10.32 185,506 2.43 NH Liên doanh, nước ngoài 724,017 3.14 113,395 7.58 89,455 3.27 Cơng ty tài chính, cho thuê 76,227 11 16,353 7.53 18,749 -0.66 Tổ chức tín dụng hợp tác 95,311 9.44 3,061 21.94 5,483 13.49 Toàn hệ thống 6,613,907 1.52 540,491 8.97 448,645 2.98

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam http://www.sbv.gov.vn/

3.1.2 Tổng quan về các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam

Ngày 12/07/2006, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín là ngân hàng đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán với khoảng 190 triệu cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khốn Thành Phố Hồ Chí Minh, mã chứng khốn STB. STB đã thực hiện 8 đợt niêm yết bổ sung, trong đó có 4 đợt có thu tiền với tổng giá trị thu được khoảng 6,814.6 tỷ đồng. Khối lượng niêm yết tính đến ngày 31/12/2014 của cổ phiếu STB là 1,242,511,590 đơn vị, tăng 554.13% so với thời điểm niêm yết lần đầu.

Tiếp đó, cũng trong năm 2006, Ngân hàng TMCP Á Châu cũng đã niêm yết trên sàn chứng khoán, mã chứng khoán ACB với khoảng 110 triệu cổ phiếu.

Trong năm 2009, thị trường chứng khoán tiếp nhận thêm 4 mã chứng khoán thuộc ngành Ngân hàng là: CTG - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, VCB - Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, EIB - Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, SHB – Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội nâng tổng số lượng cồ phiếu ngân hàng niêm yết lên 6 mã cổ phiếu.

Đến thời điểm năm 2011, tổng số lượng ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán là 9 ngân hàng. Trong đó, có sự tham gia thêm của NVB – Ngân hàng TMCP Nam Việt (nay đã đổi tên thành Ngân hàng TMCP Quốc Dân ngày 22/01/2014), HBB – Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, MBB – Ngân hàng TMCP Quân Đội. Các cổ phiếu ngành NH chiếm tỷ trọng vốn hóa rất lớn trên thị trường do đặc thù về yêu cầu vốn để đảm bảo hoạt động kinh doanh. Trung bình, 9 cổ phiếu ngành ngân hàng chiếm tới 22,8% vốn hóa tồn thị trường. Các mã ACB, HBB, NVB và SHB chiếm tới 25,55% vốn hóa thị trường trên HNX. Các mã CTG, EIB, MBB, STB và VCB chiếm tới 21,83% vốn hóa thị trường trên HSX.

Ngày 28/08/2012, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) chính thức sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) theo quyết định số 1559/QĐ-NHNN ngày 07/08/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, tính đến cuối năm 2012 thị trường có 8 NHTMCP niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán với các mã chứng khoán là CTG, EIB, MBB, STB, VCB, ACB, NVB, SHB.

Ngày 24/01/2014, 01 ngân hàng quốc doanh khác cũng đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, BID – Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam với 2.81 tỷ cổ phiếu.

Đến thời điểm 30/06/2015, trên thị trường chứng khốn Việt Nam hiện có 9 mã chứng khoán gồm: CTG, EIB, MBB, STB, VCB, ACB, NVB, SHB và BID đại diện cho các NHTMCP sau đây:

Bảng 3.3: Thông tin các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời điểm 30/06/2015

TT Tên ngân hàng chứng khoán Ngày niêm yết

Khối lượng niêm yết lần đầu

Sàn giao dịch

1

Công thương Việt

Nam (Vietinbank) CTG 16/07/2009 121,211,780 Hose

2

Đầu tư và Phát triển

Việt Nam (BIDV) BID 24/01/2014 2,811,202,644 Hose

3

Ngoại Thương Việt

Nam (VCB) VCB 30/06/2009 112,285,426 Hose 4 Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) STB 12/07/2006 189,947,299 Hose 5 Xuất Nhập Khẩu

(Eximbank) EIB 27/10/2009 876,226,900 Hose

6 Quân Đội (MB) MBB 01/11/2011 730,000,000 Hose

7 Á Châu (ACB) ACB 21/11/2006 110,004,656 HNX

8 Sài Gòn – Hà Nội (SHB) (HabuBank sáp nhập vào SHB ngày 28/8/2012) SHB 20/04/2009 50,000,000 HNX 9 Quốc dân (NCB) (Đổi tên từ Ngân

hàng Nam Việt) NVB 13/09/2010 100,000,000 HNX

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng TMCP niêm yết trên TTCK việt nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)