CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu
2.3.2. Điều kiện làm việc
Điều kiện làm việc là một khái niệm rộng bao gồm tất cả những gì có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động, sự phát triển và nâng cao năng lực làm việc của người lao động. Điều kiện làm việc là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến mức độ tiêu hao sức lực của người lao động trong quá trình tiến hành sản xuất.
Môi trường làm việc tốt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cán bộ, công chức, viên chức… cũng như quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Thực tế cho thấy khơng ít cơ quan, tổ chức, đơn vị có mơi trường làm việc không tốt dẫn đến những hậu quả có thể nhìn thấy được như: chất lượng, hiệu quả làm việc kém, mất đồn kết, thậm chí cán bộ, cơng chức, viên chức có trình độ, năng lực xin thơi việc hoặc chuyển công tác…
Theo Barzoki (2012) thì điều kiện làm việc là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến động lực nơi làm việc. Beebe et al. (2009) đã chỉ ra rằng điều
kiện làm việc có ý nghĩa đặc biệt trong việc ảnh hưởng đến nỗ lực làm việc của nhân viên. Theo Teck-hong & Waeed (2011) thì điều kiện làm việc là yếu tố quan trọng nhất trong việc ảnh hưởng đến động lực tại nơi làm việc.
Môi trường làm việc luôn được người lao động quan tâm bởi nó là nhân tố giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Người lao động khơng thích những mơi trường làm việc nguy hiểm, bất lợi và không thuận tiện. Khi làm việc trong môi trường không an toàn, người lao động sẽ không chú tâm làm công việc, dẫn đến không hồn thành nhiệm vụ. Vì vậy cần thiết phải có một mơi trường làm việc an toàn, vệ sinh, hợp lý, nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn và các yếu tố môi trường khác phải phù hợp, phục vụ đầy đủ bảo đảm cho người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hơn nữa, nhiều người lao động thích làm việc gần nhà, với các phương tiện làm việc sạch sẽ, hiện đại, và các trang thiết bị phù hợp.
Theo Bimal Rath (2014), điều kiện làm việc bao hàm tất cả những điều kiện bên trong và bên ngoài của nơi làm việc, nó có vai trị trang trí và tơ đậm thêm nét sinh động trong cơng việc của chính người lao động. Vì thế, nó tạo một động lực thúc đẩy tinh thần nâng cao năng suất, hiệu quả cơng việc của chính mỗi bản thân người lao động.
Với một tổ chức có điều kiện làm việc tốt, thì lúc này điều kiện làm việc trở thành một lợi thế của tổ chức bởi nó giúp tạo nên vơ số lợi ích, sáng tạo, đó có thể là sự sáng tạo trong ý tưởng, sáng tạo trong cách thức công việc, sáng tạo trong kế hoạch thực thi công việc,... và cứ thế, điều kiện làm việc tốt tạo thêm nhiều động lực để người lao động say mê với nghề của mình nhiều hơn bao giờ hết.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu và phân tích động lực làm việc của nhân viên cần phải xem xét đến yếu tố điều kiện làm việc.
Giả thiết H2: Điều kiện làm việc có tác động cùng chiều đến động lực làm việc của nhân viên.
2.3.3. Đào tạo và phát triển
Đào tạo là quá trình học hỏi những kỹ năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể. Phát triển là việc chuyển lên vị trí làm việc có trách nhiệm cao hơn
trong tổ chức. Tổ chức muốn thành cơng phải tìm cách tạo ra một bầu khơng khí làm việc hài hịa và kích thích nhân viên làm việc chăm chỉ bằng cách cung cấp cho họ cơ hội để học hỏi và phát triển (Heijden, 2003). Các nghiên cứu về động lực làm việc đã chỉ ra rằng những nhân viên được đào tạo, có cơ hội thăng tiến sẽ có động lực làm việc cao hơn những người khác (Thomson, Dunleavy và Bruce, 2002). Theo Drafke và Kossen (2002), động lực làm việc sẽ tăng khi tổ chức tạo nên sự công bằng trong cơ hội thăng tiến đối với đội ngũ nhân viên. Theo nghiên cứu của Boeve (2007), đào tạo và thăng tiến có tương quan mạnh tới động lực làm việc.
Đầu tư cho hoạt động đào tạo có thể cải thiện tình hình hoạt động của tổ chức. Hiệu suất làm việc kém thường là kết quả từ việc nhân viên khơng biết chính xác những gì họ đang phải làm, khơng biết phải làm như thế nào để thực hiện công việc của họ. Vì vậy, chương trình đào tạo có thể giúp họ giải quyết các vấn đề nâng cao hiệu suất cơng việc bằng cách giải thích các chi tiết của cơng việc cần thực hiện.
Đào tạo sẽ giúp cho người lao động thực hiện công việc hiệu quả hơn. Đào tạo là một yếu tố động lực trong đó tăng cường sự hiểu biết của người lao động đối với công việc để nhân viên trở nên thành thạo hơn trong cơng việc của họ và họ có thể cho kết quả thực hiện cơng việc tốt hơn. Ngồi ra, theo Zahid (2013), đào tạo được xem như là một phương tiện hữu ích để đối phó với những thay đổi được thúc đẩy bởi sự đổi mới, cạnh tranh thị trường, cơ cấu tổ chức và quan trọng nhất là nó đóng một vai trị quan trọng để nâng cao hiệu suất lao động.
Đào tạo là một yếu tố quan trọng để cải thiện hiệu suất làm việc, có thể làm tăng mức độ tự tin cá nhân và năng lực tổ chức. Đào tạo nắm giữ chìa khóa để mở khóa sự tăng trưởng và phát triển, tạo ra những cơ hội tiềm năng để đạt được lợi thế trong cạnh tranh. Chương trình đào tạo giúp người lao động nhanh chóng làm quen với những công nghệ hiện đại, tiên tiến hơn, đạt được năng lực và kỹ năng cần thiết để thực hiện các chức năng cơ bản và sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật mới. Theo Acton và Golden (2002), đào tạo sẽ tạo thêm nhiều thuận lợi cho việc cập nhật các kỹ năng làm việc và tăng động lực làm việc.
Bên cạnh nhu cầu đào tạo, các nhân viên khi đi làm cịn có nhu cầu được phát triển và thăng tiến, luôn mong muốn có một địa vị cao hơn trong tập thể. Khi tổ chức tạo cho họ cơ hội phát triển, thăng tiến, họ sẽ nỗ lực hết mình trong thực hiện nhiệm vụ để đạt được vị trí đó. Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động bằng sự thăng tiến hợp lý chính là việc dùng sự thăng tiến để kích thích, thúc đẩy, nâng cao tính tích cực làm việc của người lao động.
Chính vì vậy, yếu tố đào tạo và phát triển là một trong những nhân tố quan trọng trong việc phân tích và đánh giá động lực làm việc của nhân viên. Đào tạo và phát triển hiệu quả thực sự là một sự đầu tư khôn ngoan trong phát triển nguồn nhân lực của một tổ chức, với lợi nhuận trước mắt và dài hạn.
Giả thiết H3: Đào tạo và phát triển có tác động cùng chiều đến động lực làm
việc của nhân viên.