Đánh giá kết quả công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các hoạt động quản trị nguồn nhân lực đến động lực làm việc của viên chức tại các trường chính trị duyên hải miền trung (Trang 36 - 37)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu

2.3.4. Đánh giá kết quả công việc

Để tồn tại và phát triển, mỗi tổ chức phải thường xuyên cải tiến hiệu quả hoạt động thể hiện qua kết quả hoàn thành công việc của từng cá nhân và của toàn tổ chức. Việc đo lường kết quả hoàn thành cơng việc của từng cá nhân và của tồn tổ chức sẽ cho phép nhà quản lý kiểm tra được mức độ phù hợp của các mục tiêu hoạt động của tổ chức. Trong ngắn hạn, kết quả đánh giá công việc sẽ cho phép nhà quản lý chắc chắn về tính hợp lý của việc tồn tại các vị trí công việc hiện hữu, những phẩm chất cần thiết của người lao động, các chương trình đào tạo và phần thưởng, động viên nhằm thực hiện được mục tiêu của tổ chức. Thông qua đánh giá kết quả cơng việc, nhà quản lý có thể đánh giá một cách khách quan mức độ đóng góp của mỗi nhân viên vào kết quả hoạt động của tổ chức.

Đánh giá thực hiện công việc thường được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện cơng việc của người (nhóm người) lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thỏa thuận về sự đánh giá đó với người lao động. Đây thực chất là việc so sánh tình hình thực hiện cơng việc của chính người (nhóm người) lao động so với yêu cầu đề ra của tổ chức. Hệ thống điểm đánh giá kết quả công việc đầu tiên được phát triển vào những năm 1920, và

các hiệp hội sử dụng lao động đã góp phần rất lớn vào việc hồn thiện nó để thúc đẩy tinh thần làm việc đối với người lao động.

Fey et al. (2009) đã chứng minh rằng các hoạt động quản lý nhân sự bao gồm đánh giá hiệu quả cơng việc là địn bẩy thơng qua đó kích thích nhân viên làm việc. Theo Lindner (1998), đánh giá đầy đủ thực hiện công việc là yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên.

Kết quả đánh giá cơng việc càng chính xác càng kích thích người lao động làm việc, tăng lịng tin của người lao động, vì thế tạo động lực cho người lao động nâng cao năng suất làm việc, hiệu quả lao động. Ảnh hưởng của việc đánh giá kết quả công việc đến động lực làm việc đã được chứng minh bởi các nghiên cứu cụ thể. Nhiều tổ chức đã sử dụng việc đánh giá kết quả công việc vào việc thúc đẩy động lực việc làm tại đơn vị của mình.

Đánh giá thực hiện cơng việc thực sự là một hoạt động quản lý nguồn nhân lực quan trọng và luôn luôn được thực hiện trong tất cả các tổ chức, không chỉ phục vụ nhiều mục tiêu quản lý nhân sự mà còn trực tiếp cải thiện sự thực hiện cơng việc của người lao động. Nó là chiếc cầu nối giữa nhà quản lý và người lao động, vừa gắn bó mật thiết với lợi ích cá nhân v, vừa là cơ sở để nhà quản lý đưa ra các chính sách lương, thưởng, đào tạo phát triển, sự thăng tiến cho nhân viên của mình. Nếu được thực hiện một cách công bằng, minh bạch sẽ giúp tổ chức vừa đạt kết quả cao trong hoạt động, vừa có được đội ngũ nhân viên trung thành và muốn gắn bó lâu dài với tổ chức, nhiệt tình, tận tâm hết lịng với cơng việc.

Chính vì vậy, trong việc nghiên cứu và phân tích động lực làm việc của nhân viên cần phải xem xét đến yếu tố đánh giá kết quả công việc.

Giả thiết H4: Đánh giá kết quả cơng việc có tác động cùng chiều đến động lực làm việc của nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các hoạt động quản trị nguồn nhân lực đến động lực làm việc của viên chức tại các trường chính trị duyên hải miền trung (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)