CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu ngày bao gồm hai bước chính là nghiên cứu định tính sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức. Đối tượng nghiên cứu là những phụ nữ bị UTV đã hoàn tất phát đồ điều trị cần thiết, đang được định kì tái khám và theo dõi.
Nghiên cứu định tính với mục tiêu là nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia, thông qua việc thảo luận trực tiệp với 5 chuyên gia là các bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị cho các bệnh nhân ung thư vú và hiện đang làm việc tại bệnh viện chuyên khoa tuyến đầu ngành y tế đó là bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh. Các chuyên gia được mời phỏng vấn gồm: trưởng khoa và một bác sĩ chuyên khoa nội 4, trưởng khoa xạ 4, một phó khoa và một bác sĩ chuyên khoa ngoại 4. Mục đích của cuộc phỏng vấn nhằm tìm, so sánh và chọn lọn lọc những biến quan sát có ảnh hưởng đến triệu chứng trầm cảm của phụ nữ ung thư vú. Trong cuộc phỏng vấn, các chuyên gia sẽ được xem qua nội dung bảng câu hỏi sơ bộ với các thang đo đo lường các biến số được tổng hợp từ các nghiên cứu liên quan, sau đó các chuyên gia sẽ cho ý kiến và giúp chọn lọc các thang đo nào là quan trọng, cần thiết và phù hợp với điều kiện hiện tại của Việt Nam. Bên cạnh đó, các chuyên gia có thể bổ sung thêm các yếu tố tác động còn thiếu và cơ sở lý thuyết chưa đề cập đến.
Việc thực hiện nghiên cứu định tính này sẽ giúp cho việc nghiên cứu định lượng đơn giản hơn, giúp bỏ qua các yếu tố không phù hợp với phụ nữ bị ung thư vú, làm tinh gọn lại bản câu hỏi và quan trọng hơn cả là giúp việc điều tra khảo sát được chính xác và dễ dàng thực hiện hơn. Kết quả thu được từ nghiên cứu định tính là những thang đo đã được chọn lọc và phù hợp với hoàn cảnh hiện tại ở Việt Nam.
Khảo sát thực nghiệm: Bảng câu hỏi sau khi được điều chỉnh từ phỏng vấn sâu sẽ được tiếp tục thử nghiệm trên thực tế với cỡ mẫu bằng 10 nhằm xem xét những vấn đề mà các đối tượng khảo sát có thể gặp phải để điều chỉnh cho phù hợp nhất. Chẳng hạn như sự thiếu kiên nhẫn do bản câu hỏi quá dài, bỏ qua câu hỏi khó hiểu hay nhầm lẫn ý nghĩa muốn hỏi. Sau đó, bảng câu hỏi chính thức được hoàn thiện và tiến hành khảo sát chính thức.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng với 250 bảng câu hỏi được phát ra (thu về 182 phiếu hợp lệ). Nghiên cứu này dùng để kiểm định lại mơ hình và các giả thuyết đặt ra.
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu Vấn đề và mục tiêu nghiên cứu Vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết các nghiên cứu
Khung phân tích
Bảng câu hỏi chính thức
Thiết kế bảng câu hỏi sơ bộ
Kết quả nghiên cứu và kiến nghị
Điều chỉnh bảng câu hỏi
Nghiên cứu định lượng
(khảo sát, mã hóa, làm sạch dữ liệu,..)
Kiểm định Cronbach’s Alpha. Phân tích tương quan
Kết quả hồi quy
3.1.2 Xây dựng bảng câu hỏi điều tra
Cấu trúc bảng câu hỏi gồm 3 phần cơ bản. Phần một gồm 9 câu hỏi đề cập đến những thông tin chung về đặc điểm nhân khẩu học của mẫu khảo sát và đặc điểm điều trị của các đối tượng tham gia, kèm một câu hỏi về mức độ lo lắng tái phát bệnh. Phần hai gồm 20 câu hỏi sàng lọc triệu chứng trầm cảm. Phần thứ ba gồm các câu hỏi đo lường các khái niệm như cảm nhận gía trị bản thân (5 câu), hình ảnh cơ thể (10 câu), sự đồng cảm của người chồng (10 câu).
(Chi tiết bảng câu hỏi được trình bày ở phần Phụ lục)
3.1.3 Phương pháp thu thập dữ liệu
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang với phương pháp lấy mẫu thuận tiện, gồm những phụ nữ bị UTV đã hoàn tất phẫu thuật và các điều trị cần thiết khác như hóa trị, xạ trị ít nhất 6 tháng. Đối tượng được khảo sát tại khoa tái khám ngoại trụ (khu B) ở bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh.
Quy trình cụ thể: bệnh nhân chấm dứt phát đồ điều trị ung thư vú (cơ bản đã loại bỏ tế bào ung thư) sẽ định kì tái khám để phòng ngừa nguy cơ bị tái phát, thời gian tái khám phụ thuộc chỉ định của bác sĩ. Những đối tượng nghiên cứu này sẽ tập trung tại khu B, ngoại trú, trước phòng nhũ bộ; thời gian bệnh nhân lấy số thứ tự bắt đầu từ lúc 4h30 sáng và thời gian bắt đầu khám bệnh lúc 7h30. Trong khoảng thời gian chờ này, học viên phối hợp với điều điều dưỡng tiến hành phát phiếu khảo sát. Bệnh nhân sau khi hoàn tất phiếu sẽ nộp lại cho điều dưỡng khi được gọi vào phòng khám bệnh hoặc học viên trực tiếp thu. Điều dưỡng sẽ tập hợp lại phiếu vào cuối buổi để gửi lại. Số lượng bệnh nhân tái khám UTV trung bình một ngày khoảng 200 người. Thời gian lấy mẫu bắt đầu ngày 5 tháng 9 năm 2016 và kết thúc vào ngày 21 tháng 9 năm 2016.
3.1.4 Tiêu chuẩn lựa chọn
Các đối tượng được khảo sát tại khoa tái khám ngoại trú của bệnh viện Ung bướu và thỏa mãn các tiêu chí:
o Là phụ nữ Việt Nam đã lập gia đình, biết đọc và viết tiếng Việt
o Tự trả lời tất cả các câu hỏi một cách tự nguyện
o Không mắc các bệnh thần kinh ảnh hưởng tri giác
o Khơng có bệnh lý nội ngoại khoa nặng kèm theo
o Không tái phát, di căn, tiến triển đang điều trị
o Không ung thư nguyên phát thứ 2 đang điều trị
o Chấm dứt điều trị ít nhất 6 tháng sau điều trị cuối cùng (hóa /xạ trị)
o Hoàn tất đầy đủ các bảng câu hỏi đúng qui cách trả lời.
3.1.5 Cỡ mẫu
Kích thước mẫu tùy thuộc vào mục đích và các phương pháp ước lượng trong nghiên cứu. Có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Chẳng hạn như Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho mỗi tham số cần ước lượng, Hair (1998) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải đạt được từ 100 đến 150, trong khi Hoetler (1983) lại tính kích thước mẫu tới hạn phải là 200.
Về kích thước mẫu cho mục tiêu nghiên cứu này, theo Tabachnick và Fidell (1996), cho rằng kích thước mẫu phù hợp cho phân tích thống kê đa biến đảm bảo theo công thức:
n >= 8m+50. Trong đó: n: cỡ mẫu
Ở nghiên cứu này, bảng câu hỏi gồm 3 phần, ước lượng cho 10 biến độc lập, nên số lượng mẫu yêu cầu phải đạt 130 mẫu. Để đảm bảo chất lượng và tránh sai sót trong nghiên cứu, học viên tiến hành khảo sát 182 mẫu
3.1.6 Cơng cụ phân tích định lượng
Dữ liệu sau khi thu thập được mã hóa và xử lý trên phần mềm SPSS phiên bản 21. Sau đó sẽ tiến hành thống kê mơ tả đặc điểm dân số mẫu, thực hiện kiểm tra phân phối chuẩn cùng với các test đi cùng (skewness, kurtosis, Q-Q plot), phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho các phép đo, phân tích tương quan giữa các nhóm biến số, thực hiện Hồi quy thứ bậc (Hierarchical Multiple Regression) nhằm kiểm soát các biến nhiễu, đo lường tác động và lựa chọn được mơ hình phù hợp để từ đó xây dựng được hàm dự đốn nguy cơ bị trầm cảm ở phụ nữ ung thư vú.