.3 Thống kê mô tả các thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thay đổi hình ảnh cơ thể ở phụ nữ ung thư vú đến trầm cảm và vai trò từ sự đồng cảm của người chồng (Trang 55 - 57)

nhất Lớn nhất Trung bình Phương sai Phạm vi thang đo CDR 182 2 10 6.03 1.973 1 - 10 SE 182 2 15 8.20 2.716 0 - 15 BIS 182 1 29 14.70 5.320 0 - 30 ODPT 182 3 36 18.35 5.796 0 - 40 CES-D 182 8 50 20.42 6.325 0 - 60

(Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS 21) Thang đo về triệu chứng trầm cảm (CED-D), gồm 20 câu hỏi với phạm vi thang đo chạy từ 0 đến 60, điểm cut off là 16 để phân biệt các đối tượng có nguy cơ trầm cảm. Đa số các đối tượng được khảo sát lựa chọn tổng điểm số trong khoảng 16 đến 26, giá trị trung bình của thang đo triệu chứng trầm cảm được khảo sát là 20.42. Giá trị lựa chọn lớn nhất là 50 và giá trị nhỏ nhất là 8.

Trong kết quả khảo sát của mẫu trên, có khoảng 83% số phụ nữ bị UTV có nguy cơ trầm cảm.

Thống kê mơ tả thang đo trầm cảm:

Vì thiết kế nghiên cứu cho mơ hình là hồi quy tuyến tính bội nên giả định rằng biến phụ thuộc có phân phối chuẩn đối với bất kỳ kết hợp nào của các biến độc lập trong mơ hình. Chính vì vậy, học viên tiến hành đánh giá phân phối của biến phụ thuộc Triệu chứng trầm cảm. Nhận thấy:

Đồ thị biến phụ thuộc có dạng hình chng úp cân đối với tần số cao nhất nằm gần ngay giữa và các tần số thấp dần nằm ở 2 bên, đồ thị ít bị lệch với trung bình và trung vị gần bằng nhau, độ xiên (skewness) xấp xỉ khoảng 0.145. Trong biểu đồ xác suất chuẩn (Normal Q-Q plot), các giá trị xác suất tập trung gần đường chéo chứng tỏ các trị số quan sát và trị số mong đợi đều nằm gần nhau.

(Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS 21)

Hình 4.1 Biểu đồ phân bố và phân phối điểm số Triệu chứng trầm cảm 4.2 Kiểm định thang đo 4.2 Kiểm định thang đo

Các thang đo được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach Alpha. Hệ số của Cronbach Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau, giúp loại đi những biến và thang đo không phù hợp. Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu, cho rằng Cronbach Alpha có giá trị từ 0.8 trở lên gần 1 thì thang đo đo lường tốt, mức 0.7 đến 0.8 là sử dụng

được. Một số cho rằng, Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được, trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới với đối tượng khảo sát trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Quan niệm cho rằng “hệ số Cronbach Alpha càng lớn thì thang đo có độ tin cậy càng cao”, điều này không thực sự đúng. Nếu hệ số Cronbach Alpha quá lớn (từ 0.95 trở lên) thì chứng tỏ việc thiết kế nội dung các câu hỏi đo lường cho khái niệm khơng có khác biệt đáng kể, dẫn đến hiện tượng trùng lắp trong thang đo.

Học viên tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo và xem xét hệ số tương quan với biến tổng (đảm bảo lớn hơn 0.3). Việc lựa chọn thang đo đảm bảo Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo được trình bày ở bảng dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thay đổi hình ảnh cơ thể ở phụ nữ ung thư vú đến trầm cảm và vai trò từ sự đồng cảm của người chồng (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)