.9 Phân tích đa cộng tuyến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thay đổi hình ảnh cơ thể ở phụ nữ ung thư vú đến trầm cảm và vai trò từ sự đồng cảm của người chồng (Trang 65)

Mơ hình Đa cộng tuyến Tolerance VIF 1 (Constant) CDR .935 1.070 SE .954 1.048 BIS .929 1.076 ODPT .990 1.010

a. Biến phụ thuộc: CESD

(Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS 21) Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor,) của các biến độc lập trong mơ hình đều rất nhỏ và nhỏ hơn 10 nên nhìn chung không xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình. Đồng nghĩa với mơ hình hồi quy khơng vi phạm 1 trong 6 giả thuyết của Gaus-Markov.

4.4.3.2 Phương sai sai số thay đổi (Heteoskedasticity)

(Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS 21)

Hình 4.2 Đồ thị phân tán phần dư

Kiểm định giả thuyết phương sai không đổi (Heteroskedasticity) bằng

phương pháp đồ thị. Dựa trên kết quả thu được từ đồ thị trên, phần dư được phân tán một cách ngẫu nhiên quanh trục 0 và không theo quy luật tăng hoặc giảm của biến quan sát. Vì vậy, được xem là thỏa điều kiện phương sai không đổi.

4.4.3.3 Phân phối chuẩn của phần dư

(Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS 21)

Đồ thị của phần dư có dạng hình chng úp cân đối với tần số cao nhất nằm ngay giữa và các tần số thấp dần nằm ở 2 bên, đồ thị ít bị lệch với trung bình và trung vị gần bằng nhau, độ xiên (skewness) xấp xỉ khoảng -0.346

(Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS 21)

Hình 4.4 Biểu đồ xác suất chuẩn phần dư (Normal Q-Q plot)

Trong biểu đồ xác suất chuẩn (Normal Q-Q plot), các giá trị xác suất tập trung gần đường thẳng chứng tỏ các trị số quan sát và trị số mong đợi đều nằm gần

4.4. 4 Kiểm định các giả thuyết

Do mơ hình khơngvi phạm những kiểm định trên nên các hệ số hồi quy không chệch và giá trị kiểm định mức ý nghĩa thống kê của từng biến số trong mơ hình là chính xác. Kết quả hồi quy của mơ hình được trình bày chỉ tiết ở bảng phân tích 4.10.

Bảng 4.10 Thơng số thống kê của từng biến trong mơ hình

Mơ hình

Hệ số tương quan

chưa chuẩn hóa quan chuẩn hóa Hệ số tương

t Sig. B Lỗi tiêu chuẩn Beta 1 (Constant) 23.232 2.124 10.940 .000 CDR .670 .096 .306 6.957 .000 SE -.460 .071 -.289 -6.448 .000 BIS .397 .105 .488 3.768 .000 ODPT -.228 .092 -.305 -2.472 .014 Inc1 -.807 .985 -.090 -.819 .414 Inc2 -1.590 .973 -.183 -1.634 .104 Inc3 -2.716 1.042 -.230 -2.605 .010 BISOPDT -.012 .006 -.345 -2.082 .039

(Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS 21) Dựa vào bảng thống kê từng biến với các giá trị hồi quy riêng phần, sử dụng kiểm định T với mức ý nghĩa 0.05, ta nhận thấy nhóm biến giải thích có ý nghĩa thống kê là CDR, SE, BIS, ODPT, Inc3, BIS*ODPT.

Theo hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa, dấu của các biến số cho biết chiều tác động của biến số. Cụ thể:

CDR (+): tác động cùng chiều. Mức độ lo lắng tái phát bệnh càng tăng càng làm tăng triệu chứng trầm cảm.

SE (-): tác động ngược chiều. Cảm nhận giá trị bản thân càng thấp càng làm tăng triệu chứng trầm cảm.

BIS (+): tác động cùng chiều. Càng khơng hài lịng về Hình ảnh cơ thể càng làm gia tăng triệu chứng trầm cảm.

ODPT (-): tác động ngược chiều. Sự đồng cảm của người chồng càng cao càng làm giảm triệu chứng trầm cảm.

Inc3 (-): tác động ngược chiều. Thu nhập hộ gia đình hàng tháng ở nhóm từ 15 triệu đồng trở lên có tác động làm giảm triệu chứng trầm cảm so với nhóm có thu nhập hộ gia đình hàng tháng nhỏ hơn 5 triệu đồng. Trầm cảm ở các nhóm thu nhập cịn lại khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê.

BIS*ODPT (-): tác động ngược chiều. Sự đồng cảm của người chồng tăng có vai trị điều tiết tác động của hình ảnh cơ thể đến trầm cảm và làm giảm triệu chứng trầm cảm.

Theo hệ số hồi quy chuẩn hóa, vì các hệ số đều quy về cùng đơn vị giúp ta đánh giá biến độc lập nào tác động mạnh hơn vào biến phụ thuộc. Cụ thể, các biến số có mức độ tác động giảm dần theo thứ tự là BIS (0.488) > CDR (0.306) > ODPT (-0.305) > SE(-0.289).

Bảng 4.11 Tổng kết kết quả kiểm định

Giả thuyết Biến độc lập Beta Sig Kết quả

H1 Hình ảnh cơ thể .397 .000 Chấp nhận H2 Sự đồng cảm từ người chồng -.228 .014 Chấp nhận H3 Tác động điều tiết từ Sự đồng cảm -.012 .039 Chấp nhận H4 Cảm nhận giá trị bản thân -.460 .000 Chấp nhận H5 Mức độ lo lắng tái phát bệnh .670 .000 Chấp nhận H6 Tuổi -.013 .807 Bác bỏ

Thời gian từ lúc phẫu thuật 0.13 .746 Bác bỏ

Tôn giáo .438 .286 Bác bỏ

Trình độ học vấn Bác bỏ

Tình trạng việc làm Bác bỏ

Thu nhập hộ gia đình Chấp nhận

(Nguồn: kết quả phân tích, tổng hợp từ phần mềm SPSS 21)

4.5 Tóm tắt chương bốn

Trong chương 4 học viên tiến hành các phân tích thống kê mơ tả các biến số định tính và định lượng để từ đó đưa ra một số mơ tả về đặc điểm của mẫu nghiên cứu như mô tả về đặc điểm của các đối tượng khảo sát, đặc điểm điều trị của những người tham gia và mô tả các thang đo được sử dụng để đo lường các khái niệm. Đồng thời xem xét phân bố của các biến số và đặc biệt phân tích phân phối của biến phụ thuộc Trầm cảm nhằm đảm bảo tn thủ giả định của mơ hình hồi quy bội. Tiếp theo, nghiên cứu tiến hành phân tích độ tin cậy của thang đo bằng phân tích Cronbach alpha để xem xét nội dung chuyển thể của các thang đo có phù hợp với đối tượng tham gia khảo sát hay không, đồng thời đánh giá đến yếu tố chú tâm trả lời bảng câu hỏi của người tham gia.

Tiếp theo, học viên tiến hành phân tích định lượng. Trước khi phân tích hồi quy, tiến hành phân tích tương quan để xem xét mối quan hệ tuơng quan giữa các biến, để đánh giá mức độ liên quan mạnh hay yếu giữa các yếu tố khảo sát với biến phụ thuộc làm cơ sở trong phân tích hồi quy kế tiếp. Đồng thời, xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập với nhau, để đánh giá vấn đề đa cộng tuyến nhằm điều chỉnh mơ hình cho phù hợp. Kết quả cho thấy, khơng có tương quan mạnh nào giữa các biến độc lập với nhau. Đối với tương quan với biến phụ thuộc, nhận thấy các biến Hình ảnh cơ thể, Sự đồng cảm của người chồng, Mức độ lo lắng tái phát bệnh và Cảm nhận giá trị bản thân đều có giá trị Pearson cao. Điều này phù hợp với cơ sở lý thuyết và mơ hình phân tích đã đặt ra. Ngồi ra, chiều tương quan trong ma trận phân tích cũng phù hợp với kỳ vọng dấu đã phân tích lúc đầu. Với mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể, tiến hành phân tích hồi quy thứ bậc để đánh giá tầm quan trọng tương đối của từng biến độc lập cần quan tâm trong khi loại bỏ tác động của các biến còn lại, xem xét mức độ tăng của R square khi một biến giải thích được đưa vào phương trình trong khi phương trình đã chứa sẵn các biến độc lập khác. Nhận thấy, những biến độc lập khi đưa lần lược vào mơ hình hồi quy đều làm thay đổi giá trị R square là Mức độ lo lắng tái phát bệnh, Cảm nhận giá trị bản thân, Hình ảnh cơ thể, Sự đồng cảm của người chồng và BIS*ODPT. Về nhóm biến kiểm sốt (đặc điểm mẫu khảo sát) chỉ có biến định tính Mức thu nhập hộ gia đình có ý nghĩa thống kê. Sau khi hồi quy thứ bậc, học viên điều chỉnh lại mơ hình hồi quy phân tích, nhằm làm giảm việc đưa vào các biến số khơng giải thích làm giảm bậc tự do của mơ hình. Trước khi vào nội dung chính là kiểm định các giả thuyết đặt ra trong nghiên cứu. Để đảm bảo việc kiểm định được chính xác, học viên tiến hành đánh giá các khuyết tật mơ hình có xảy ra khơng, bao gồm: hiện tượng đa công tuyến ((Multiple

dư. Qua xem xét, nhận thấy mơ hình khơng vi phạm các giả định của Gaus-Markov nên đảm bảo việc thực hiện kiểm định các giả thuyết. Kết quả như sau:

Hình ảnh cơ thể tác động cùng chiều đến trầm cảm

Sự đồng cảm của người chồng tác động ngược chiều đến trầm cảm Mức độ lo lắng tái phát bệnh tác động cùng chiều đến trầm cảm Tự cảm nhận giá trị bản thân tác động ngược chiều đến trầm cảm.

Sự đồng cảm cuẩ người chồng có vai trị điều tiết trong tác động của Hình ảnh cơ thể đến trầm cảm.

Dưới đây là kết quả mơ hình nghiên cứu sau khi phân tích hồi quy.

Hình 4.5 Kết quả mơ hình nghiên cứu -0.345 -0.345 -0.230 -0.305 Hình ảnh cơ thể Sự đồng cảm của người chồng Trầm cảm Đặc điểm dân số mẫu (Inc3) Cảm nhận giá trị bản thân Lo lắng tái phát bệnh 0.488 0.306 -0.289

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

Chương 5 trình bày các hàm ý từ kết quả đo lường của mơ hình nghiên cứu đã thực hiện và những đóng góp của nghiên cứu. Từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách y tế trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng sống về mặt sức khỏe tinh thần cho bênh nhân UTV sống sót sau phẫu thuật. Tiếp theo là nêu ra các hạn chế của nghiên cứu và gợi mở những hướng nghiên cứu trong tương lai.

5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Đây là một nghiên cứu ở lĩnh vực y tế, tập trung vào sức khỏe tinh thần của người bệnh mà cụ thể là đối tượng mắc UTV. Dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết tổng hợp được và đánh giá các nguyên cứu trước đây, đề tài này đã lựa chọn được mơ hình phân tích phù hợp và bổ sung thêm các yếu tố còn thiếu mà những nghiên cứu trước chưa đề cập đến (như yếu tố cảm nhận giá trị bản thân, yếu tố mức độ lo lắng tái phát bệnh). Với 4 mục tiêu chính lúc đầu là: Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm ở bệnh nhân UTV, đo lường mức độ ảnh hưởng giữa các biến đến trầm cảm, đo lường tác động của biến điều tiết (sự đồng cảm của người chồng), đưa ra những khuyến nghị cho các đối tượng liên quan. Tương ứng với những mục tiêu này là 6 giả thuyết đặt ra, kết quả kiểm định đã chỉ ra những vấn đề như sau:

Hình ảnh cơ thể có tác động cùng chiều với trầm cảm (giả thuyết chính H1). Số điểm tổng từ thang đo Hình ảnh cơ thể càng cao, cho thấy phụ nữ cảm thấy khơng hài lịng về hình ảnh cơ thể và càng làm gia tăng nguy cơ trầm cảm. Kết quả phân tích hệ số tương quan riêng phần cũng cho thấy, biến này có tác động cao nhất đến biến phụ thuộc (hệ số beta chuẩn hóa là 0.488, sig <0.05). Kết luận này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó vì đối tượng phụ nữ thường có mối quan tâm lớn đến diện mạo, hình dáng bền ngồi, sự xuất hiện của họ trong mắt những người

khác, việc thay đổi quá lớn và đột ngột về hình ảnh cơ thể khiến trong đầu họ xuất hiện nhiều mối lo lắng tâm lý, mặc cảm, tự ti ảnh hưởng đến trầm cảm.

Sự đồng cảm của người chồng, đây là một biến đặc biệt trong nghiên cứu, vừa đóng vai trị tác động ngược chiều với trầm cảm (hệ số beta chuẩn hóa là -0.305, sig <0.05), vừa đóng vai trò là biến điều tiết nghịch mối tương quan giữa hình ảnh cơ thể và trầm cảm (hệ số beta chuẩn hóa là -0.345, sig <0.05). Người vợ cảm nhận sự đồng cảm nhiều đến từ người chồng có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm, đồng thời sự đồng cảm này sẽ giúp giảm thiểu mối lo lắng về hình ảnh cơ thể của người phụ nữ, hay làm giảm thiểu mức tác động này đến trầm cảm. Một số nghiên cứu riêng rẻ trước đây đã chỉ ra rằng, sự đồng cảm và thấu hiểu người chồng sẽ làm giảm đi mặc cảm về hình thể và các mối lo lắng khác của bệnh nhân trong q trình điều trị. Vai trị của người chồng cũng đã được đề cập trong phần cơ sở lý thuyết, đây là đối tượng quan trọng và ảnh hướng rất lớn đối với người phụ nữ. Họ chịu trách nhiệm lớn về vấn đề kinh tế và là người đồng hành xuyên suốt với người vợ, đặc biệt trong giai đoạn điều trị và phục hồi bệnh. Bệnh nhân bị áp lực về chi phí khám chữa bệnh và cần sự hỗ trợ về chăm sức sức khỏe từ người thân vì thể trạng lúc này rất yếu. Tâm lý của phụ nữ lúc này phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, cách ứng xử của người chồng. Từ kết quả, giúp nhìn nhận lại vai trị của người chồng, để từ đó có các khuyến nghị phù hợp hơn ở phần sau.

Ngồi kết quả nghiên cứu chính đã trình bày ở trên, đề tài còn đề cập đến kết quả của các yếu tố kiểm sốt cần phải đưa vào mơ hình. Kết quả như sau:

Mức độ lo lắng tái phát bệnh tác động cùng chiều đến trầm cao (hệ số beta chuẩn hóa là 0.306, sig <0.05). Theo các chuyên gia y tế tại bệnh viện, biến giải thích này có tác động rất lớn ở thời điểm điều trị của bệnh nhân và giảm dần sau thời gian hoàn tất phát đồ điều trị cơ bản.

Cảm nhận giá trị bản thân tác động ngược chiều đến trầm cảm (hệ số beta chuẩn hóa là -0.289, sig <0.05). Người có cảm nhận giá trị bản thân tích cực sẽ làm giảm nguy cơ trầm cảm. Đây là một yếu tố thường được xem xét khi phân tích nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm nói chung theo mơ hình “sinh - tâm - xã hội” đã đề cập ở phần cơ sở lý thuyết.

Mức thu nhập hộ gia đình hàng tháng có tác động ngược chiều đến trầm cảm. Đây là biến nằm trong nhóm đặc điểm nhân khẩu học của mẫu, biến định tính này khi đưa vào mơ hình thành 3 biến giả tương ứng với 4 mức thu nhập. Trong 3 biến này chỉ có biến Inc3 (thu nhập từ 15 triệu đồng) là có ý nghĩa thống kê (hệ số beta chuẩn hóa là -0.23, sig <0.05). Cho thấy, những phụ nữ UTV có thu nhập hộ gia đình từ 15 triệu đồng trở lên sẽ giảm nguy cơ trầm cảm hơn so với những phụ nữ có thu nhập dưới 5 triệu đồng. Những bệnh nhân mắc bệnh dù đã có bảo hiểm y tế thanh toán nhưng vẫn phải tiêu tốn rất nhiều chi phí trong quá trình điều trị và giai đoạn hồi phục, bản thân gia đình cũng mất đi một nguồn thu nhập hoặc bị giảm năng suất lao động trung bình liên quan đến gánh nặng bệnh tật gặp phải. Chính vì vậy, những đối tượng có thu nhập cao sẽ giảm áp lực về tài chính và tâm lý cho vấn đề này.

Về tổng thể mơ hình nghiên cứu, các yếu tố đưa vào mơ hình đã giúp giải thích được khoảng 67,5% giá trị biến thiên của triệu chứng trầm cảm. Đảm bảo ý nghĩa của mơ hình.

5.2 Hàm ý chính sách

Từ kết quả của nghiên cứu cho thấy, phụ nữ bị UTV sống sót sau điều trị ngoài chịu đựng hậu quả từ việc điều trị mang lại họ còn dễ bị trầm cảm do việc thay đổi hình ảnh cơ thể của phẫu thuật cắt bỏ vú. Điều này đặt ra các vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân và giảm gánh nặng bệnh tật cho xã hội. Các phương diện cần quan tâm gồm:

Thứ nhất, chính sách từ hệ thống chăm sóc sức khỏe, cụ thể là từ Bảo hiểm y tế. Như đã đề cập, UTV là bệnh chiếm tỷ lệ cao trong số các bệnh ung thư mắc phải (đứng đầu về ung thư mắc phải ở nữ giới). Tuy nhiên, đây cũng là bệnh có tỷ lệ sống sót rất cao so với các ung thư mắc phải khác, kèm theo đó là nguy cơ trầm cảm cho những đối tượng sống sót sau bệnh này, dẫn đến gánh nặng bệnh tật mang lại cho xã hội. Việc lựa chọn tái tạo vú sau phẫu thuật giúp cải thiện hình ảnh cơ thể của bệnh nhân, nhưng lựa chọn này được thực hiện rất ít (chỉ khoảng 10% ở bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh) vì 2 ngun nhân chính sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thay đổi hình ảnh cơ thể ở phụ nữ ung thư vú đến trầm cảm và vai trò từ sự đồng cảm của người chồng (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)