-0.345 -0.230 -0.305 Hình ảnh cơ thể Sự đồng cảm của người chồng Trầm cảm Đặc điểm dân số mẫu (Inc3) Cảm nhận giá trị bản thân Lo lắng tái phát bệnh 0.488 0.306 -0.289
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
Chương 5 trình bày các hàm ý từ kết quả đo lường của mơ hình nghiên cứu đã thực hiện và những đóng góp của nghiên cứu. Từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách y tế trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng sống về mặt sức khỏe tinh thần cho bênh nhân UTV sống sót sau phẫu thuật. Tiếp theo là nêu ra các hạn chế của nghiên cứu và gợi mở những hướng nghiên cứu trong tương lai.
5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu ở lĩnh vực y tế, tập trung vào sức khỏe tinh thần của người bệnh mà cụ thể là đối tượng mắc UTV. Dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết tổng hợp được và đánh giá các nguyên cứu trước đây, đề tài này đã lựa chọn được mơ hình phân tích phù hợp và bổ sung thêm các yếu tố còn thiếu mà những nghiên cứu trước chưa đề cập đến (như yếu tố cảm nhận giá trị bản thân, yếu tố mức độ lo lắng tái phát bệnh). Với 4 mục tiêu chính lúc đầu là: Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm ở bệnh nhân UTV, đo lường mức độ ảnh hưởng giữa các biến đến trầm cảm, đo lường tác động của biến điều tiết (sự đồng cảm của người chồng), đưa ra những khuyến nghị cho các đối tượng liên quan. Tương ứng với những mục tiêu này là 6 giả thuyết đặt ra, kết quả kiểm định đã chỉ ra những vấn đề như sau:
Hình ảnh cơ thể có tác động cùng chiều với trầm cảm (giả thuyết chính H1). Số điểm tổng từ thang đo Hình ảnh cơ thể càng cao, cho thấy phụ nữ cảm thấy khơng hài lịng về hình ảnh cơ thể và càng làm gia tăng nguy cơ trầm cảm. Kết quả phân tích hệ số tương quan riêng phần cũng cho thấy, biến này có tác động cao nhất đến biến phụ thuộc (hệ số beta chuẩn hóa là 0.488, sig <0.05). Kết luận này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó vì đối tượng phụ nữ thường có mối quan tâm lớn đến diện mạo, hình dáng bền ngồi, sự xuất hiện của họ trong mắt những người
khác, việc thay đổi quá lớn và đột ngột về hình ảnh cơ thể khiến trong đầu họ xuất hiện nhiều mối lo lắng tâm lý, mặc cảm, tự ti ảnh hưởng đến trầm cảm.
Sự đồng cảm của người chồng, đây là một biến đặc biệt trong nghiên cứu, vừa đóng vai trị tác động ngược chiều với trầm cảm (hệ số beta chuẩn hóa là -0.305, sig <0.05), vừa đóng vai trị là biến điều tiết nghịch mối tương quan giữa hình ảnh cơ thể và trầm cảm (hệ số beta chuẩn hóa là -0.345, sig <0.05). Người vợ cảm nhận sự đồng cảm nhiều đến từ người chồng có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm, đồng thời sự đồng cảm này sẽ giúp giảm thiểu mối lo lắng về hình ảnh cơ thể của người phụ nữ, hay làm giảm thiểu mức tác động này đến trầm cảm. Một số nghiên cứu riêng rẻ trước đây đã chỉ ra rằng, sự đồng cảm và thấu hiểu người chồng sẽ làm giảm đi mặc cảm về hình thể và các mối lo lắng khác của bệnh nhân trong quá trình điều trị. Vai trò của người chồng cũng đã được đề cập trong phần cơ sở lý thuyết, đây là đối tượng quan trọng và ảnh hướng rất lớn đối với người phụ nữ. Họ chịu trách nhiệm lớn về vấn đề kinh tế và là người đồng hành xuyên suốt với người vợ, đặc biệt trong giai đoạn điều trị và phục hồi bệnh. Bệnh nhân bị áp lực về chi phí khám chữa bệnh và cần sự hỗ trợ về chăm sức sức khỏe từ người thân vì thể trạng lúc này rất yếu. Tâm lý của phụ nữ lúc này phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, cách ứng xử của người chồng. Từ kết quả, giúp nhìn nhận lại vai trị của người chồng, để từ đó có các khuyến nghị phù hợp hơn ở phần sau.
Ngồi kết quả nghiên cứu chính đã trình bày ở trên, đề tài cịn đề cập đến kết quả của các yếu tố kiểm sốt cần phải đưa vào mơ hình. Kết quả như sau:
Mức độ lo lắng tái phát bệnh tác động cùng chiều đến trầm cao (hệ số beta chuẩn hóa là 0.306, sig <0.05). Theo các chuyên gia y tế tại bệnh viện, biến giải thích này có tác động rất lớn ở thời điểm điều trị của bệnh nhân và giảm dần sau thời gian hoàn tất phát đồ điều trị cơ bản.
Cảm nhận giá trị bản thân tác động ngược chiều đến trầm cảm (hệ số beta chuẩn hóa là -0.289, sig <0.05). Người có cảm nhận giá trị bản thân tích cực sẽ làm giảm nguy cơ trầm cảm. Đây là một yếu tố thường được xem xét khi phân tích nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm nói chung theo mơ hình “sinh - tâm - xã hội” đã đề cập ở phần cơ sở lý thuyết.
Mức thu nhập hộ gia đình hàng tháng có tác động ngược chiều đến trầm cảm. Đây là biến nằm trong nhóm đặc điểm nhân khẩu học của mẫu, biến định tính này khi đưa vào mơ hình thành 3 biến giả tương ứng với 4 mức thu nhập. Trong 3 biến này chỉ có biến Inc3 (thu nhập từ 15 triệu đồng) là có ý nghĩa thống kê (hệ số beta chuẩn hóa là -0.23, sig <0.05). Cho thấy, những phụ nữ UTV có thu nhập hộ gia đình từ 15 triệu đồng trở lên sẽ giảm nguy cơ trầm cảm hơn so với những phụ nữ có thu nhập dưới 5 triệu đồng. Những bệnh nhân mắc bệnh dù đã có bảo hiểm y tế thanh toán nhưng vẫn phải tiêu tốn rất nhiều chi phí trong q trình điều trị và giai đoạn hồi phục, bản thân gia đình cũng mất đi một nguồn thu nhập hoặc bị giảm năng suất lao động trung bình liên quan đến gánh nặng bệnh tật gặp phải. Chính vì vậy, những đối tượng có thu nhập cao sẽ giảm áp lực về tài chính và tâm lý cho vấn đề này.
Về tổng thể mơ hình nghiên cứu, các yếu tố đưa vào mơ hình đã giúp giải thích được khoảng 67,5% giá trị biến thiên của triệu chứng trầm cảm. Đảm bảo ý nghĩa của mơ hình.
5.2 Hàm ý chính sách
Từ kết quả của nghiên cứu cho thấy, phụ nữ bị UTV sống sót sau điều trị ngoài chịu đựng hậu quả từ việc điều trị mang lại họ còn dễ bị trầm cảm do việc thay đổi hình ảnh cơ thể của phẫu thuật cắt bỏ vú. Điều này đặt ra các vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân và giảm gánh nặng bệnh tật cho xã hội. Các phương diện cần quan tâm gồm:
Thứ nhất, chính sách từ hệ thống chăm sóc sức khỏe, cụ thể là từ Bảo hiểm y tế. Như đã đề cập, UTV là bệnh chiếm tỷ lệ cao trong số các bệnh ung thư mắc phải (đứng đầu về ung thư mắc phải ở nữ giới). Tuy nhiên, đây cũng là bệnh có tỷ lệ sống sót rất cao so với các ung thư mắc phải khác, kèm theo đó là nguy cơ trầm cảm cho những đối tượng sống sót sau bệnh này, dẫn đến gánh nặng bệnh tật mang lại cho xã hội. Việc lựa chọn tái tạo vú sau phẫu thuật giúp cải thiện hình ảnh cơ thể của bệnh nhân, nhưng lựa chọn này được thực hiện rất ít (chỉ khoảng 10% ở bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh) vì 2 ngun nhân chính sau:
Chi phí cao cho một ca phẫu thuật tái tạo vú. Ở các nước phát triển, chi phí này được bảo hiểm y tế chi trả. Tuy nhiên, hiện tại bảo hiểm y tế Việt Nam chưa chi trả cho loại hình này và bệnh nhân chịu tồn bộ chi phí.
Tâm lý bị ung thư vú là quá đủ với bệnh nhân, họ không muốn tiến hành thêm bất cứ can thiệp nào. Suy nghĩ này xuất phát từ việc thiếu thông tin và không được tư vấn đầy đủ về vấn đề này từ các bác sĩ.
Vì vậy, hệ thống y tế cần có những chính sách kêu gọi tài trợ hoặc hỗ trợ chi phí (một phần hoặc hồn tồn) cho vấn đề này. Đồng thời, đảm bảo một cách tương đối việc cung cấp thơng tin cần thiết về ung thu vú nói chung và phẫu thuật tái tạo vú đến bệnh nhân tham khảo. Yếu tố kinh tế được đề cập ở đây là sự đánh đổi giữa chi phí hỗ trợ cải thiện hình ảnh cơ thể và giảm gánh nặng bệnh tật xã hội, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.
Thứ hai, hỗ trợ từ xã hội. Cần thành lập các câu lạc bộ cho những phụ nữ bị UTV. Tại đây, bệnh nhân có cơ hội được giao lưu, chia sẻ cảm xúc với những người cùng hoàn cảnh, tổ chức các lớp tập huấn (lớp Yoga, bài tập trị liệu) nhằm giúp bệnh nhân tránh được các tác dụng phụ để lại do điều trị như tình trạng khó cử động tay - vai, hội chứng phù tay voi. Xây dựng mạng lưới Ung thư vú Việt Nam, nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho bệnh nhân, giúp giải đáp thắc mắc, nâng cao sự
hiểu biết, cung cấp các giải pháp về bệnh và phòng ngừa các biến chứng do bệnh gây ra. Ngồi ra, cịn giúp cho việc phát hiện triệu chứng và phòng ngừa bệnh ở các đối tượng chưa mắc bệnh. Thành lập các thư viện hỗ trợ về hình ảnh cơ thể cho phụ nữ như thư viện tóc giả, áo lót cho người đoạn nhũ, …
Thứ ba, vai trị của truyền thơng trong việc nhìn nhận những phụ nữ UTV. Cần có cái nhìn cởi mở và cảm thơng hơn đối với họ. Xây dựng các cổng thông tin, mạng xã hội cung cấp những thông tin cho cộng đồng về những khó khăn về thể chất và tinh thần mà bệnh nhân UTV gặp phải. Xây dựng đội ngũ tình nguyện viên. Phát động các chiến dịch về căn bệnh UTV. Từ đó, kêu gọi được sự đóng góp và giúp đỡ cho những đối tượng này.
Thứ tư, vai trị của bác sĩ. Bác sĩ điều trị cần nhìn nhận lại quan điểm điều trị, không chỉ tâp trung vào việc điều trị bệnh chính là UTV mà cần xem xét yếu tố nguy cơ trầm cảm ở bệnh nhân có thể gặp phải. Từ đó, tư vấn về mặt tâm lý, giúp bệnh nhân thoát khỏi mặc cảm, hiểu và phòng tránh được bệnh.
Thứ năm, vai trò của người chồng. Đây là đối tượng rất đặc biệt mà nghiên cứu đã nhắc đến. Người chồng có một vai trị hết sức quan trọng trong một cấu trúc gia đình và các hoạt động kết nối cấu trúc gia đình với xã hội. Về mặt vật chất, họ là trụ cột gia đình chịu trách nhiệm về kinh tế cho gia đình. Về mặt tinh thần, họ là những người đồng hành xuyên suốt trong mối quan hệ vợ chồng. Như đã biết, Việt Nam chịu ảnh hưởng của tư tưởng triết học Nho giáo, người chồng thường có quyền lực lớn hơn người vợ trong cấu trúc gia đình truyền thống. Phụ nữ thường không đấu tranh cho quyền lợi và thường che dấu cảm xúc của mình. Về bản chất, phụ nữ là đối tượng có mối quan tâm lớn đến vẻ bề ngồi, diện mạo và sự nữ tính (kể cả tính dục). Khi mắc UTV, những phụ nữ lo ngại về hình ảnh cơ thể của mình trong cảm nhận của người chồng. Như đã trình bày ở trên, giai đoạn theo dõi sau điều trị cơ bản, bệnh nhân vẫn cần sự hỗ trợ từ những người thân vì sức khỏe của họ khơng cịn
như trước, sự khó khăn trong vận động do hậu quả của việc điều trị bệnh để lại. Yêu cầu đặc ra là người chồng cần có sự hiểu biết nhất định về gánh nặng của bệnh tật mang lại cho người vợ để từ đó hỗ trợ họ trong các sinh hoạt thường này của cuộc sống, nắm bắt được tâm lý người bệnh, trang bị cho mình kĩ năng đồng cảm, học cách lắng nghe (Người bệnh UTV có rất nhiều tâm sự, tuy họ ln xa lánh nhưng lại
rất cần một người đồng hành bên mình để lắng nghe những gì họ nói, những gì mà họ cảm nhận mỗi ngày), coi họ như những người bình thường khác. Những điều này
sẽ giúp xóa tan tâm lý mặc cảm, tự ti, cảm thấy cuộc sống có giá trị và quan trọng hơn hết, giúp bệnh nhân giảm được nguy cơ trầm cảm.
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
Trong giới hạn về thời gian và nguồn lực nghiên cứu. Nhận thấy luận văn nghiên cứu có một số giới hạn sau:
Về thiết kế nghiên cứu, thực hiện nghiên cứu cắt ngang với phương pháp lấy mẫu thuận tiện làm cho độ mạnh nghiên cứu trong việc chứng minh mối quan hệ nhân quả không cao so với thiết kế nghiên cứu tiền cứu, hồi cứu hay ngẫu nhiên có đối chứng.
Về mẫu khảo sát, theo dịch tễ học bệnh UTV, đối tượng mắc bệnh nhiều nhất ở độ tuổi 50-60 tuổi, tuy nhiên để đảm bảo phiếu khảo sát được trả lời một cách tập trung và chính xác, học việc tập trung vào các đối tượng trẻ hơn trong độ tuổi từ 40- 45, có trình độ học vấn tương đối để các đối tượng này dễ dàng trong việc hiểu nội dung bảng khảo sát và trả lời được trung thực. Việc lựa chọn này có thể làm mất tính đại diện của mẫu quan sát so với quần thể. Tuy nhiên, những đối tượng trẻ hơn này lại có những mức quan tâm nhất định đối với yếu tố hình ảnh cơ thể, hình dáng bên ngồi, sự nữ tính, có mối tương tác quan trọng với người chồng trong gia đình (về mặt đồng cảm, quan hệ tình dục, ..).
Về số lượng mẫu khảo sát, vì đặc thù bệnh ung thu (tỷ lệ mắc bệnh thấp) và thời gian thu thập dữ liệu giới hạn nên số lượng mẫu khảo sát không nhiều để đánh giá và kiểm định các giả thuyết được chính xác hơn. Mặc dù, bệnh viện Ung Bướu Hồ Chí Minh là bệnh viện tuyến đầu, tập trung lượng bệnh nhân điều tri, tái khám UTV cao nhất khu vực miền Nam (mỗi ngày có hơn 200 bệnh nhân UTV tái khám ngoại trú tại khu B của bệnh viện).
Về thời gian khảo sát đối tượng, mặc dù có cải tiến hơn so với các nghiên cứu trước về tiêu chuẩn lựa chọn các đối tượng tham gia (phải có khoảng thời gian từ lúc phẫu thuật đến thời điểm hiện tại ít nhất 6 tháng) nhằm kiểm sốt tác động mạnh của biến “Mức độ lo lắng tái phát bệnh”, giúp bệnh nhân ổn định về mặt sức khỏe thể chất và tinh thần để đảm bảo việc thực hiện khảo sát. Tuy nhiên, thời gian của các đối tượng từ sau khi phẫu thuật không đồng nhất (giao động trong khoảng 12 tháng đến 48 tháng), mà ảnh hưởng các các yếu tố trong nghiên cứu ở từng thời điểm (tính từ lúc phẫu thuật) có thể có tác động khác nhau trên cùng một đối tượng. Chính vì vậy, có thể cải tiến nghiên cứu bằng cách theo dõi tiến tình tái khám của bệnh nhân ngay lúc đầu và định kì đánh giá vào từng mốc thời điểm nhất định. Điều này giúp cho việc đánh giá được chặt chẽ hơn, tránh các tác động gây nhiễu khác.
Yếu tố “Sự đồng cảm của nguời chồng”, đây là một biến có vai trị quan trong mơ hình nghiên cứu. Tuy nhiên, thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này giành cho người vợ tự cảm nhận và đánh giá chứ không đến từ người chồng. Trong các nghiên cứu sâu hơn, cần đánh giá tác động của thang đo từ hai đối tượng khảo sát để xem xét sự khác biệt.
Mơ hình nghiên cứu đưa vào các yếu tố giúp giải thích được khoảng 67,5 % sự biến thiên của triệu chứng trầm cảm, điều này chứng tỏ còn một số yếu tố có vai trị tác động chưa được tìm ra để đưa vào mơ hình. Mặc dù, nghiên cứ đã xem xét, tổng hợp và lựa chọn các yếu tố thực sự có ý nghĩa để đưa vào mơ hình nhưng vẫn
chưa đủ và học viên cần tìm hiểu, khám phá thêm các yếu tố để hồn thiện mơ hình trong tương lai.
Với những hạn chế đã nêu ra ở trên, học viên đề xuất hướng nghiên cứu tiếp