(DHAMMACETIYA SUTTA)
(M.ii, 118)
Vua Pāsenadi nước Kosala đi đến yết kiến Thế Tôn, lấy
đầu đảnh lễ Thế Tôn và hôn chân Ngài. Thế Tôn hỏi
những nguyên nhân nào khiến Nhà vua hạ mình tột bực
như vậy. Vua đáp vì những nguyên nhân sau đây:
1/ Trong khi những tu sĩ ngoại đạo chỉ sống Phạm hạnh một thời gian có hạn định, Tăng chúng của Phật sống Phạm hạnh đến trọn đời.
2/ Tăng chúng của Phật sống hòa thuận, trong khi các tập đoàn khác cãi lộn.
3/ Các vị Tỷ-kheo đệ tử Phật sống hỷ lạc, không dao
động, sắc diện tươi tỉnh, trong khi các tu sĩ ngoại đạo thì
ốm gầy xanh xao.
4/ Mặc dù Vua có quyền sinh sát, có người vẫn khơng tn lệnh, ngắt lời khi Vua đang nói. Cịn Thế Tơn thuyết pháp thì khơng ai gây tiếng động nhỏ.
5/ Có những người bác học, biện tài, thường dùng trí tuệ đã phá ác tà kiến, muốn đến tranh luận với Thế Tôn, chất vấn Ngài, nhưng khi đến nơi, được Ngài dùng pháp thoại khai thị, làm cho hoan hỷ, thì họ đều bỏ ngay ý định chất vấn mà trở thành đệ tử của Ngài, xuất gia theo Ngài và chứng quả, và tự cho mình gần hoại vong nếu khơng được gặp Thế Tôn.
6/ Hai quan giữ ngựa của Vua, một hôm trong lúc hành quân, cùng trú với Vua trong một căn nhà hẹp. Sau khi cùng nhau bàn luận chánh pháp tới nửa đêm, họ nằm xuống ngủ, quay đầu hướng về phía mà họ nghe là Thế Tơn đang ở, quay chân hướng về Vua. Vua nghĩ, thật vi diệu Thế Tôn! Hai quan giữ ngựa này ăn lộc Vua, sống nhờ Vua mà không hạ mình đối với Vua như đối với Thế Tơn. Do những nguyên nhân ấy, tùy pháp này khởi lên nơi Nhà vua: “Thế Tôn là bậc Chánh đẳng giác, pháp được Thế Tôn khéo giảng, đệ tử của Thế Tơn khéo tu tập hành trì”.
7/ Cuối cùng, vì thấy Thế Tơn cùng giịng Sát-đế-lỵ
như Vua, đồng hương với Vua (người Kosala), đồng tuổi
với Vua nên Vua sẵn sàng hạ mình tột bực đối với Thế Tơn.
Kinh số 90