KINH SÁU SÁU

Một phần của tài liệu Kinh Trung Bộ: Phần 2 (Trang 179 - 181)

(CHACHAKKA SUTTA)

(M.iii, 280)

I. Có sáu nhóm sáu cần phải biết: 1/ Sáu nội xứ: Nhãn xứ, nhĩ xứ,… ý xứ. 2/ Sáu ngoại xứ: Sắc, thanh, hương,… pháp.

3/ Sáu thức xứ: Do duyên mắt và sắc, khởi lên nhãn thức. Do duyên tai và tiếng khởi lên nhĩ thức,… cho đến ý thức.

4/ Sáu xúc thân: Do mắt, sắc và nhãn thức gặp gỡ là xúc, tai, tiếng, nhĩ thức gặp gỡ là xúc cho đến ý, và ý thức.

5/ Sáu thọ thân: Do duyên sáu xúc có sáu thọ. 6/ Sáu ái thân: Do duyên sáu thọ có sáu ái.

II. Mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc đều vơ ngã vì có sanh, diệt. Tai, tiếng, nhĩ xúc, nhĩ thức,… cho đến ý, pháp, ý thức và ý xúc đều vơ ngã, vì có sanh, diệt.

III. Ai quán những pháp trên (mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc… cho đến ý xúc) là tự ngã, thì đưa đến tập khởi của thân kiến. Ai quán đó là khơng phải tự ngã thì đoạn diệt thân kiến.

IV. Khi một vị cảm xúc lạc thọ mà hoan hỷ, trú trước, thì tham tùy miên của vị ấy tăng. Do cảm xúc khổ thọ mà sầu muộn, than khóc, thì sân tùy miên tăng. Do cảm xúc

diệt, vị ngọt, nguy hiểm và xuất ly cảm thọ ấy, thì vơ minh tùy miên tăng. Người như vậy không chấm dứt đau khổ.

Nhưng nếu khi cảm xúc lạc thọ, không hoan hỷ; khi cảm xúc khổ thọ không sầu muộn than khóc; cảm xúc bất khổ bất lạc thọ, như thật biết sự tập khởi, đoạn diệt vị ngọt, nguy hiểm và xuất ly cảm thọ ấy, thì tham tùy miên, sân tùy miên, vô minh tùy miên không tăng. Nhờ đoạn tận tham tùy miên đối với lạc thọ, sân tùy miên đối với khổ thọ, vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ mà vị ấy đoạn tận vơ minh, làm cho minh sanh khởi, có thể ngay hiện tại là người chấm dứt đau khổ.

Do thấy vậy, vị đa văn Thánh đệ tử yểm ly mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc, yểm ly ái. Vị ấy yểm ly tai, tiếng, nhĩ thức, nhĩ xúc… cho đến yểm ly ý xúc. Do yểm ly, vị ấy ly dục. Do ly dục, vị ấy đã giải thoát, biết rằng: “Ta đã giải thoát, sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc làm đã làm xong, sau đời hiện tại khơng cịn đời nào khác nữa”.

Kinh số 149

Một phần của tài liệu Kinh Trung Bộ: Phần 2 (Trang 179 - 181)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)