KINH NĂM BA

Một phần của tài liệu Kinh Trung Bộ: Phần 2 (Trang 75 - 78)

(PCATTAYA SUTTA)

(M.ii, 228)

Đức Thế Tơn đề cập một số tà kiến ngoại đạo về quá khứ và tương lai. Về tương lai có năm loại tà kiến của các Sa-môn, Bà-la-môn:

1/ Sau khi chết, tự ngã không bệnh, có tưởng; 2/ Sau khi chết, tự ngã khơng bệnh, không tưởng; 3/ Sau khi chết, tự ngã không bệnh, không tưởng, không không tưởng;

4/ Sự đoạn diệt của hữu tình hiện tại;

5/ Một số Sa-mơn chủ trương hiện tại Niết-bàn.

Tóm tắt (ba quan điểm trước có thể gồm 1) thì có ba quan điểm chính:

1/ Sau khi chết, tự ngã tồn tại khơng bệnh; 2/ Đoạn diệt của hữu tình hiện sanh tồn; 3/ Hiện tại Niết-bàn.

Do đó gọi là năm ba.

Các vị chủ trương tự ngã sau khi chết có tưởng, khơng bệnh có thể cho rằng tự ngã hoặc có sắc, hoặc khơng sắc, hoặc có sắc và khơng có sắc, hoặc không sắc và không khơng sắc. Cịn các vị chủ trương có tưởng thì hoặc nhất

Như Lai gọi đó là pháp hữu vi và đã vượt khỏi chúng. Về quá khứ, có một số Sa-mơn, Bà-la-mơn có chủ trương sai khác nhau như:

1/ Tự ngã và thế giới là thường; 2/ Tự ngã, thế giới là vô thường;

3/ Tự ngã, thế giới là thường và vô thường;

4/ Tự ngã, thế giới không thường, không vô thường; 5/ Tự ngã, thế giới là hữu biên;

6/ Tự ngã, thế giới là vô biên;

7/ Tự ngã, thế giới là hữu biên và vô biên;

8/ Tự ngã, thế giới không hữu biên, không vô biên; 9/ Tự ngã, thế giới là dị tưởng;

10/ Tự ngã, thế giới là thiểu tưởng; 11/ Tự ngã, thế giới là nhất tưởng; 12/ Tự ngã, thế giới là vô lượng tưởng; 13/ Tự ngã, thế giới là nhất hướng lạc; 14/ Tự ngã, thế giới là nhất hướng khổ; 15/ Tự ngã, thế giới là lạc và khổ;

16/ Tự ngã, thế giới không lạc không khổ.

Những quan điểm tà kiến ấy đều thuộc hữu vi pháp, Như Lai đã vượt khỏi chúng.

Lại có một số Sa-mơn, Bà-la-mơn từ bỏ những quan điểm về quá khứ, tương lai, không chú tâm đến dục kiết sử, nhờ vậy đạt được và an trú viễn ly hỷ (hỷ ở Sơ và Nhị thiền) và cho đấy là sự thật, thù diệu. Nhưng Như Lai cũng biết rằng cái này cũng thuộc hữu vi pháp, phải bị đoạn diệt, do đó đã vượt khỏi nó.

Lại có một số Sa-mơn, Bà-la-mơn vượt qua viễn ly hỷ, chứng và trú phi vật chất lạc (Tam thiền) cho là thù diệu đệ nhất. Một số khác vượt qua phi vật chất lạc, chứng và trú vô khổ vô lạc ở đệ Tứ thiền, cho là thù diệu đệ nhất. Như Lai biết rõ đấy là hữu vi pháp và vượt khỏi.

Lại có một số Sa-mơn, Bà-la-mơn vượt qua vô khổ, vô lạc thọ nghĩ rằng: “Ta tịch tịnh khơng chấp thủ”. Tuy nhiên vị này vẫn cịn chấp thủ ở điểm ấy. Như Lai thấy được sự giải thoát khỏi hữu vi và đã vượt khỏi hữu vi pháp.

Nhưng có một vơ thượng tịch tịnh, tối thắng đạo được Như Lai chánh đẳng giác, đó là sau khi như thật biết sự tập khởi đoạn diệt vị ngọt và sự nguy hiểm của sáu xúc xứ, nên được giải thốt khơng chấp thủ.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy, các vị Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tơn.

Kinh số 103

Một phần của tài liệu Kinh Trung Bộ: Phần 2 (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)