(ĀNĀPĀNASATI SUTTA)
(M.iii, 78)
Vào đêm trăng tròn sau ngày tự tứ tại Sāvatthī, Thế Tôn ngồi giữa trời cùng với chúng Tỷ-kheo đoanh vây. Ngài
ngỏ lời khen ngợi hội chúng Tỷ-kheo thanh tịnh, xứng
đáng, trong đó có nhiều vị đã chứng A-la-hán, có những
vị là bậc Bất lai, Nhất lai, có những vị chứng Dự lưu quả. Có những vị chuyên tu bốn niệm xứ, có những vị chuyên tu Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảy giác chi, Thánh đạo tám ngành. Có những vị chuyên tu tập về từ tâm, về bi tâm, về hỷ tâm, về xả tâm. Có những
vị chuyên tu quán bất tịnh, chuyên tu vô thường tưởng.
Có những vị chuyên tu tập nhập tức xuất tức niệm. Và Thế Tôn dạy, nhập tức xuất tức niệm được tu tập, được làm cho sung mãn, sẽ đem lại quả lớn, công đức lớn, khiến cho Bốn niệm xứ được viên mãn, do tu tập Bốn niệm xứ viên mãn, Bảy giác chi được viên mãn, do Bảy giác chi viên mãn, minh giải thoát được viên mãn.
I. Thế nào là tu tập nhập tức xuất tức niệm, làm cho
sung mãn, khiến Bốn niệm xứ được viên mãn? 1/ Quán thân trên thân:
- Khi thở vô dài, vị ấy biết “tôi thở vô dài”. - Khi thở ra dài, vị ấy biết “tôi thở ra dài”. - Thở vô ngắn, vị ấy biết “tôi thở vô ngắn”.
- Cảm giác tồn thân, tơi thở vơ, vị ấy tập. - Cảm giác tồn thân, tơi thở ra, vị ấy tập. - An tịnh thân hành, tôi thở vô, vị ấy tập. - An tịnh thân hành, tôi thở ra, vị ấy tập. 2/ Quán thọ trên các cảm thọ:
- Cảm giác hỷ, tôi sẽ thở vô, vị ấy tập. - Cảm giác hỷ, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. - Cảm giác lạc, tôi sẽ thở vô, vị ấy tập. - Cảm giác lạc, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập.
- Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô, vị ấy tập. - Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. - An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô, vị ấy tập. - An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. 3/ Quán tâm trên tâm:
- Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô, vị ấy tập. - Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. - Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô, vị ấy tập. - Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. - Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô, vị ấy tập. - Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. - Với tâm giải thốt, tơi sẽ thở vô, vị ấy tập. - Với tâm giải thốt, tơi sẽ thở ra, vị ấy tập. 4/ Quán pháp trên các pháp:
- Quán ly dục, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. - Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô, vị ấy tập. - Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. - Quán xả ly, tôi sẽ thở vô, vị ấy tập. - Quán xả ly, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập.
Trong khi tùy quán thân trên thân, thọ trên các thọ, tâm trên tâm, pháp trên các pháp, vị Tỷ-kheo an trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Do
đoạn trừ tham ưu, thấy với trí tuệ, vị ấy nhìn sự vật với
niệm xả ly. Nhập tức xuất tức niệm được tu tập như vậy làm cho Bốn niệm xứ được viên mãn.
II. Thế nào là bốn Niệm xứ được tu tập làm cho Bảy giác chi viên mãn?
Ấy là, trong khi vị Tỷ-kheo trú nhiệt tâm tỉnh giác, vị ấy không hôn mê, niệm giác chi khởi lên, được vị ấy tu tập đi đến viên mãn. Trong khi an trú chánh niệm, vị Tỷ-kheo với trí tuệ tư duy thẩm sát pháp, trạch pháp giác chi khởi lên, được tu tập đi đến viên mãn. Khi vị ấy với trí tuệ tư duy thẩm sát pháp, sự tinh tấn không thụ động khởi lên và được tu tập đến viên mãn: đó là tinh tấn giác chi. Nhờ tinh tấn, hỷ giác chi không liên hệ đến vật chất khởi lên. Tâm vị ấy hoan hỷ khiến thân được khinh an, đó là khinh an giác chi. Nhờ khinh an, tâm vị ấy được định tĩnh. Định giác chi khởi lên, được tu tập đi đến viên mãn. Với tâm định tĩnh, vị ấy khéo nhìn sự vật với ý niệm xả ly. Xả giác chi khởi lên nơi vị ấy.
III. Bảy giác chi được tu tập khiến Minh giải thốt viên mãn, vì khi vị Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi, trạch pháp giác chi… liên hệ đến viễn ly, ly tham, đoạn diệt, hướng
đến xả ly, những pháp ấy được làm cho sung mãn đưa đến Minh giải thốt.
Thế Tơn thuyết giảng như vậy, các vị Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Kinh số 119