Khơng ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh gia lai đấu tranh chống sự phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch trong giai đoạn hiện nay (Trang 87 - 94)

tác tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước

Cùng với việc chăm lo phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân, các cấp uỷ Đảng ở Gia Lai cần quan tâm hơn nữa đến đời sống văn hố tinh thần, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho nhân dân, làm cho mọi tầng lớp nhân dân nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta trong hồn cảnh mới; qua đĩ, gĩp phần làm cho nhân dân thêm tin tưởng, gắn bĩ với cơng cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Đồng thời, giúp các tầng lớp nhân dân thấy rõ hơn âm mưu, thủ đoạn thâm hiểm của các thế lực thù địch, tạo sự “miễn dịch” trước các luận điệu chống phá của chúng.

Các cơ quan chuyên trách, lực lượng nịng cốt làm cơng tác tư tưởng của các cấp uỷ Đảng cần phải chủ động, sáng tạo hơn, cĩ kế hoạch cụ thể, phù hợp; nắm vững những vấn đề lý luận, quan điểm, đường lối của Đảng, bám sát thực tiễn và tiến hành cơng tác tư tưởng theo đúng quan điểm, đường lối, bảo đảm cĩ tính thuyết phục cao, tạo niềm tin vững chắc cho mọi tầng lớp nhân dân vào thắng lợi của cơng cuộc đổi mới đất nước. Bên cạnh đĩ, Đảng bộ tỉnh cần chú trọng hơn nữa đến việc làm tốt cơng tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, gĩp phần phát triển lý luận, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, gĩp phần làm sâu sắc hơn những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những vấn đề mà Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời ký quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đề ra.

Tiếp tục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với những phương thức phong phú, sinh động theo hướng tồn diện, hiệu quả, thiết thực, lan toả và cĩ tác dụng lâu dài. Trong thời gian qua, chúng ta đã thấy những hiệu ứng tích cực từ cuộc vận động, nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đã được xã hội tơn vinh. Chính vì vậy, hiện nay việc học tập và làm theo tấm gương của Bác phải trở thành nhiệm vụ thường xuyên, hướng vào những việc làm cụ thể, gắn với từng địa phương, đơn vị, cơ sở, tránh biểu hiện phơ trương, hình thức, khơng hiệu quả.

Đối với cán bộ, đảng viên cần phải hiểu thật sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh. Phải làm sao tâm thức ấy ngày càng sinh sơi, ngày càng được bồi đắp theo hành trình phát triển của dân tộc. Gắn việc học tập, làm theo tấm gương của Bác với cơng tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và đẩy mạnh cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng với các phong trào thi đua yêu nước khác, gĩp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận

thức của cán bộ, đảng viên, cơng chức và nhân dân về giá trị to lớn của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và hành động cách mạng theo tấm gương đạo đức của Bác, gĩp phần đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và các tệ nạn xã hội, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trị tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, huy động sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân tham gia học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Qua đĩ, phát hiện và nhân rộng những gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Đi đơi với giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hĩa truyền thống, cần kiên quyết đấu tranh chống lại các sản phẩm văn hĩa đồi trụy từ bên ngồi đang xâm nhập vào đời sống của thanh thiếu niên hiện nay, nhằm xây dựng mơi trường văn hĩa trong sạch, lành mạnh. Vừa xây, vừa chống, lấy xây làm chính, vì chỉ cĩ xây dựng được mơi trường văn hĩa trong sạch, lành mạnh, làm tốt cơng tác giáo dục tư tưởng, nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên thì mới giúp cho họ quan niệm đầy đủ về lối sống tốt đẹp, sống lành mạnh, sống cĩ ích cho gia đình và xã hội.

- Chống sự phá hoại về tư tưởng của các thế lực thù địch cần sức mạnh tổng hợp, nhưng mặt trận hàng đầu vẫn là việc nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của các cơ quan báo chí, xuất bản, văn hố nghệ thuật và cơng tác tuyên truyền cổ động trực quan. Đây chính là một q trình đưa văn hố thấm sâu vào trong đời sống của người dân. Khi cái tốt, cái đúng, cái đẹp đã cĩ chỗ đứng nhất định trong lịng dân thì những “ung nhọt” của sự lai căng vọng ngoại khơng cĩ đất để tồn tại.

- Để nâng cao hiệu quả cơng tác tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Đảng bộ Tỉnh cần tập trung vào những vấn đề sau:

Một là, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm cơng tác tuyên truyền.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm cơng tác tuyên truyền trong vùng DBDTTS. Cán bộ tuyên truyền là chủ thể của mọi hoạt động tuyên truyền. Nếu khơng xây dựng được một đội ngũ cán bộ am hiểu sâu sắc về chuyên mơn, tinh thơng về nghiệp vụ; vững vàng về bản lĩnh chính trị, giàu nhiệt tình cách mạng thì khĩ mang lại hiệu quả mong muốn cho cơng tác này trong điều kiện mới. Đặc biệt đối với cơng tác tuyên truyền của Tỉnh hiện nay, nhất là trong vùng ĐBDTTS. Vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ làm cơng tác tuyên truyền trong vùng ĐBDTTS đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng là yêu cầu cần thiết để giữ vững trận địa cơng tác tư tưởng của Đảng ở cơ sở, gĩp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phịng ở từng thơn, làng vùng đồng bào DTTS.

Các cấp uỷ phải thường xuyên làm tốt cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên cĩ bản lĩnh chính trị vững vàng, cĩ trí tuệ, cĩ phẩm chất đạo đức cách mạng phải thực sự là “tấm gương sống”, và “đảng viên đi trước”. Chú trọng giáo dục đảng viên người DTTS phải khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm, ỷ lại cũng như tính tự do trong cơng tác và sinh hoạt; chịu khĩ nghiên cứu, học tập với trách nhiệm của người đảng viên; gương mẫu trong cuộc sống; gần gũi gắn bĩ với nhân dân. Thực hiện tốt “bốn cùng” và “ba trực tiếp” với dân, đĩ là “cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nĩi chuyện với dân” và “trực tiếp đến nhà dân, trực tiếp nghe dân nĩi và nĩi cho dân nghe; trực tiếp làm cho dân tin và hướng cho nhân dân cùng làm”.

Các cấp uỷ phải tăng cường cơng tác quản lý đảng viên và phân cơng nhiệm vụ cho đảng viên; thường xuyên kiểm tra đảng viên thực hiện nhiệm vụ được giao. Phân cơng cấp uỷ, đảng viên cĩ năng lực giúp đỡ các thơn, làng đang gặp khĩ khăn, những nơi chưa cĩ đảng viên và trực tiếp tuyên truyền phát triển đảng viên mới. Cấp uỷ cấp trên và các đảng uỷ, chi uỷ phải cĩ trách

nhiệm và thường xuyên tổ chức cho đảng viên trong đảng bộ và chi bộ học tập đầy đủ các Nghị quyết của Đảng, nắm bắt được tình hình thời sự trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Thay phiên cử đảng viên đi học bổ túc văn hố, lý luận chính trị, bồi dưỡng chuyên mơn nghiệp vụ nhằm tạo điều kiện cho đảng viên cập nhật được kiến thức, phục vụ tốt nhiệm vụ được giao. Cấp uỷ và đảng viên phải chú trọng cơng tác phát triển đảng viên mới, chú ý phát triển những người ưu tú là phụ nữ, là người DTTS …

Hai là, đổi mới nội dung CTTT. Đối với cơng tác giáo dục lý luận

chính trị: nội dung và hình thức tổ chức học tập, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các cấp uỷ đảng cần đẩy mạnh hoạt động tổng kết thực tiễn và tham gia nghiên cứu lý luận, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp các ngành, từ tỉnh đến cơ sở. Tiếp tục đổi mới chương trình giáo dục lý luận chính trị theo hướng nâng cao chất lượng, giảm thời lượng, chú trọng tính hiệu quả, trong giảng dạy lý luận chính trị cần đổi mới nội dung và phương pháp, gắn lý luận với thực tiễn ở địa phương, đa dạng hố các loại hình bồi dưỡng lý luận chính trị.

Việc học tập, quán triệt các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải đặt trọng tâm vào quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách chung để xem xét, đánh giá cụ thể tình hình riêng của Tỉnh, xác định trách nhiệm của các cấp, các ngành, vai trị của từng tập thể, cá nhân trong tổ chức thực hiện. Xây dựng chương trình hành động cụ thể, sát thực tế, tập trung vào các vấn đề trọng tâm, bức xúc và xây dựng các giải pháp mang tính đột phá để thực hiện tốt. Khắc phục tình trạng học tập nghị quyết mang tính hình thức, chương trình hành động chung chung khơng cĩ hiệu quả.

Nội dung cơng tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cần được đổi mới, đa dạng hố, cập nhật thơng tin thường xuyên. Tạo ra đời sống tinh thần của nhân dân luơn lành mạnh, đẩy lùi và lấn át các loại thơng tin nhiễu loạn, tiêu cực, phản động. Các binh chủng của CTTT cần

đẩy mạnh tuyên truyền những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước,của Tây Nguyên, của Tỉnh, xây dựng niềm tin và lịng tự hào của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới. Vạch trần các luận điệu phản tuyên truyền của các thế lực thù địch và các phần tử tiêu cực. Làm cho trận địa tư tưởng của Tỉnh luơn trong sạch, vững mạnh. Xây dựng các điển hình thực sự tiêu biểu trong cơng tác đấu tranh và tuyên truyền điển hình thật tích cực, mạnh mẽ các điển hình tiêu biểu.

Ngồi nội dung tuyên truyền chung, CTTT cần tập trung, chú trọng vào việc tuyên truyền các nội dung:

Một là, tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh.

Hai là, vai trị lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, tính đúng đắn, cơ

sở khoa học trong chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng.

Ba là, tuyên truyền, bác bỏ sự xuyên tạc của các thế lực thù địch về chủ

nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trị lãnh đạo của Đảng.

Bốn là, tuyên truyền, bác bỏ sự xuyên tạc về lịch sử vùng đất Tây

Nguyên của bọn FULRO. CTTT cần làm cho đồng bào nhận rõ bản chất phản động, âm mưu chia rẽ, phá hoại đồn kết dân tộc với mưu đồ lập nên cái gọi là “Nhà nước Đêga tự trị” đi ngược lại lợi ích, nguyện vọng của đồng bào các DTTS.

Năm là, tuyên truyền về chính sách dân tộc, tơn giáo của Đảng và Nhà

nước ta. CTTT gĩp phần giải quyết tốt các vấn đề dân tộc, tơn giáo, phản bác các luận điệu xuyên tạc và vạch trần thủ đoạn lợi dụng dân tộc, tơn giáo chia rẽ đồn kết của các thế lực thù địch. Chú trọng tuyên truyền, giáo dục làm cho đồng bào DTTS hiểu rõ âm mưu và thủ đoạn kích động tư tưởng bài kinh, ly khai, tạo dựng lực lượng phá hoại cách mạng nước ta của các thế lực thù địch…

Việc chuyển tải các nội dung trên cần ngắn gọn, thiết thực, hấp dẫn, cĩ trọng tâm, trọng điểm để nhân dân nhất là đồng bào DTTS cĩ thể nắm được cốt lõi vấn đề và định hướng cho họ, để họ khơng bị nhiễu loạn thơng tin. Cụ

thể hố các quan điểm, các tư tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành những thơng tin ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu và cĩ tính thuyết phục.

Ba là: Về phương pháp CTTT. Cấp uỷ đảng phải lãnh đạo, chỉ đạo

trực tiếp các đơn vị, cá nhân làm CTTT; chỉ đạo thực hiện các nội dung cụ thể, chủ động yêu cầu phối hợp với các tổ chức, đơn vị tiến hành CTTT mọi lúc, mọi nơi, kết hợp chỉ đạo với lãnh đạo tư tưởng, tổ chức, chỉ đạo triển khai CTTT là biện pháp tích cực làm cho CTTT cĩ hiệu quả cao.

- Huy động tối đa các kênh thơng tin, nhất là kênh thơng tin đại chúng và tuyên truyền miệng nhằm chuyển tải những nội dung tuyên truyền đến tất cả các huyện, cơ sở bằng nhiều hình thức như:

+ Tĩm tắt nội dung tuyên truyền thành các tờ rơi, cĩ tranh, ảnh minh hoạ, cấp phát đến tận hộ dân, hoặc trưng bày tại những điểm sinh hoạt cộng đồng.

+ Đăng tải thường xuyên các nội dung tuyên truyền trên các phương tiện thơng tin đại chúng.

+ Tổ chức các cuộc đối thoại với nhân dân để giải thích rõ những điều dân chưa biết, hoặc nhận thức chưa đúng do bị xuyên tạc.

+ Theo dõi các nguồn tin từ phía các thế lực thù địch trong đồng bào, các bài và bản tin phát trên đài của địch để chủ động, kịp thời giải thích, tuyên truyền cho đồng bào hiểu đúng, bác bỏ những thơng tin sai trái

+ Tiếp tục chọn lọc từ các nội dung trên, biên soạn thành các tài liệu tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu bằng tiếng Jrai, Bahnar phát đến tận thơn, làng; tổ chức đọc cho dân nghe trong các cuộc họp thơn, làng.

+ Tiếp tục sáng tác và lưu hành các tác phẩm văn hố, nghệ thuật về nội dung đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng.

+ Đa dạng hố phương pháp, hiện đại hố phương tiện tiến hành cơng tác đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng. Chú trọng CTTT của các cấp uỷ đảng, Ban Tuyên giáo cấp uỷ, các đồn thể chính trị-xã hội phục vụ cho các sinh hoạt chính trị của các tổ chức trong HTCT. Trong CTTT, mọi kênh thơng tin

đều cĩ vai trị, tác dụng quan trọng. Trong đĩ, thơng tin đại chúng ngày càng đa dạng và truyền tải nhanh và dễ chuyển tải nội dung các thơng điệp, xây dựng hệ giá trị. Cần kết hợp tốt thơng tin đại chúng với tuyên truyền miệng trong chuyển tải các thơng tin đến với đồng bào một cách nhanh và khách quan nhất.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh gia lai đấu tranh chống sự phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch trong giai đoạn hiện nay (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w